Tác động của dịch Covid-19 khiến rất nhiều người lao động mất việc làm, giảm thu nhập, khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới. Đây chính là lúc để chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thể hiện rõ vai trò hỗ trợ, là “phao cứu sinh” bù đắp một phần thu nhập cho người tham gia. Tuy nhiên, chính sách bảo hiểm hiện nay vẫn bộc lộ nhiều kẽ hở, dẫn đến không ít trường hợp cố tình vi phạm, trục lợi cá nhân.
Số người hưởng giatăng
Trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều lao động bị mất việc do doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, số người lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng cao thì BHTN là “phao cứu sinh” giúp bảo đảm phần nào đời sống của một bộ phận người lao động và gia đình họ. Theo thống kê tại Hà Nội, năm 2020 có 81.304 hồ sơ được duyệt hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 18,36% so cùng kỳ năm 2019. Đến hết tháng 5.2021, đã có 26.122 người nộp hồ sơ hưởng BHTN với 25.732 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đẩy mạnh phối hợp để bảo đảm công tác quản lý, chi trả trợ cấp thất nghiệp hiệu quả. Nguồn: ITN
Tương tự với TP. Hồ Chí Minh, năm 2020 có 197.093 lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 7,19% so năm 2018 và tăng 3,9% so năm 2019. Tổng số tiền do quỹ BHTN chi trả trong năm 2020 là hơn 3.968 tỷ đồng, tăng 54,9% so năm 2018 và tăng 27,22% so năm 2019. Tại Long An, chỉ riêng quý I.2021, toàn tỉnh có tới 3.824 lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tiền 160,5 tỷ đồng, chi hỗ trợ học nghề năm 2020 cho 773 lượt người và quý I.2021 cho 132 lượt người.
Số người lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng cao và chi trả BHTN tăng đột biến cũng kéo theo cả sự gia tăng tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHTN xảy ra ở nhiều địa phương, đơn vị như giả mạo chứng từ, mua bán, cấp khống giấy tờ, khai khống hồ sơ hưởng chế độ… Việc sử dụng hợp lý quỹ BHTN, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho người lao động trở thành một bài toán khó cần sớm giải quyết.
Theo BHXH Việt Nam, số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp năm 2020 đã lên tới 16.000 tỷ đồng, tăng so cùng kỳ năm 2019 khoảng 33%. Đáng chú ý, trong 5 tháng đầu năm 2021, BHXH Việt Nam chi trả trợ cấp thất nghiệp cho gần 300.000 lượt người với số tiền là 6.442 tỷ đồng, tăng 12,36% về lượt người và 28,62% về kinh phí so cùng kỳ năm 2020.
Xử nghiêm trường hợp vi phạm
Theo đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội, việc trục lợi BHTN có nguyên nhân từ phía người lao động cũng như chủ sử dụng lao động, trong đó, người lao động vi phạm phần lớn là công nhân tại các khu công nghiệp. Trong khi, đội ngũ nhân sự tại các doanh nghiệp cũng chưa nắm chắc quy định pháp luật để tư vấn cho người lao động. Một trong những biện pháp được các cơ quan chức năng thực hiện nhằm phòng, chống lạm dụng, trục lợi BHTN là tăng cường công tác thanh, kiểm tra để phát hiện và xử lý các vi phạm. Trong năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội đã kiểm tra, lập biên bản xử phạt đối với 609 cá nhân với số tiền trên 899 triệu đồng.
Từ thực tế nhiều địa phương cũng cho thấy, một trong những nguyên nhân khiến trục lợi BHTN gia tăng chính là việc đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp quá dễ dàng. Đối với người lao động nếu có đủ giấy tờ là đủ điều kiện nộp hồ sơ. Bên cạnh đó, quy định về BHTN chưa đầy đủ, nên việc quản lý, giám sát gặp nhiều khó khăn, nhất là chưa có phần mềm liên thông dữ liệu giữa cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) với các Trung tâm Dịch vụ việc làm. Cùng với đó, việc đấu tranh với các hành vi trục lợi vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do chưa có chế tài xử lý đối với trường hợp người lao động không trung thực trong khai báo việc làm. Vì vậy, đòi hỏi cần sửa đổi quy định pháp luật theo hướng xử lý nghiêm các hành vi trục lợi chính sách.
Theo Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Long An Nguyễn Đại Tánh, để hạn chế hưởng trợ cấp thất nghiệp sai quy định, BHXH Việt Nam và Cục Việc làm cần phối hợp xây dựng phần mềm kết nối dữ liệu liên thông về BHTN, hướng tới việc quản lý và giải quyết chế độ cho người lao động trên toàn quốc được chính xác, nhanh chóng; kịp thời phát hiện sớm người lao động có việc làm, hạn chế tình trạng trục lợi và giải quyết chưa đúng đối tượng hưởng chính sách BHTN trong thời gian tới.
Giám đốc BHXH Đồng Nai Phạm Minh Thành cho rằng, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN trong Luật Việc làm theo hướng hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp và người lao động gắn kết lâu dài và duy trì việc làm; hạn chế dịch chuyển lao động, nhanh chóng đưa người lao động thất nghiệp trở lại thị trường lao động. Đồng thời, khắc phục tình trạng gian lận, trục lợi, phát huy đầy đủ các chức năng của BHTN, bảo đảm BHTN thật sự là công cụ quản trị thị trường lao động.
Với vai trò là một nhà đầu tư thiên thần của khoảng 19 startup tính đến hiện tại, sau tất cả những biến động của Covid-19 trong thời gian qua, mạng lưới này vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vào các startup trong tương lai. Doanh nhân Nguyễn Phi Vân chỉ ra các thất bại startup đã gặp phải khi kêu gọi đầu tư, đó là khi đi pitching, startup luôn mang một tinh thần tích cực về sự phát triển của startup trong thị trường...
Từ khi thị trường bất động sản (BĐS) vào chu kỳ hồi phục từ cuối năm 2013 đầu 2014 đến nay, giá BĐS ở các phân khúc đã tăng khoảng gấp đôi. Nhưng thu nhập của người dân tăng không theo kịp. Nhiều biện pháp đã được Chính phủ, bộ ngành và địa phương đưa ra nhưng đến nay chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Bộ Xây dựng đang đề xuất Chính phủ ban hành hàng loạt ưu đãi.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng trước diễn biến thay đổi rất nhanh của dịch bệnh Covid-19, chủ doanh nghiệp cần xây dựng nhiều kịch bản ứng phó.
Nhiều doanh nghiệp vẫn trụ vững và có tăng trưởng trong dịch Covid 19. Cái khó hiện nay chính là những chính sách, biện pháp chống dịch còn nhiều nơi, nhiều lúc bất cập gây khó khăn, vướng mắc cho khâu sản xuất, lưu thông.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Công điện về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đối tượng tiêm chủng mũi thứ tư vaccine Covid-19 gồm: Người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng và nhóm có nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19.
Việt Nam là một trong hai nước ở châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức xếp hạng S&P nâng bậc tín nhiệm từ đầu năm đến nay, với việc liên tục cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia những năm qua, đây là một lợi thế lớn của Việt Nam khi hấp hẫn các dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Phát biểu kết luận buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung mong muốn địa phương này biến những bất lợi thành lợi thế phát triển…
Cùng với yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp đi về từ quốc gia lưu hành ca bệnh đậu mùa khỉ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống tạm thời căn bệnh đang diễn biến phức tạp trên thế giới.
Quảng Ninh tiếp tục được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá là tỉnh giữ vị trí thứ nhất về Chỉ số PCI. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Quảng Ninh giữ vị trí quán quân PCI và 9 năm liên tiếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Đây là kết quả nỗ lực không mệt mỏi qua nhiều năm, nhiều thế hệ lãnh đạo chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, kỷ cương, dấn thân, sáng tạo gắn với tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, các chủ đầu tư dự án khẩn trương lập quy hoạch chi tiết 1/500 của các khu tái định cư phục vụ dự án do đơn vị làm chủ đầu tư, gửi UBND huyện, thị xã, thành phố xem xét, thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền và quy định.
Đây là thông tin đáng chú ý tại Hội nghị về thực trạng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi do Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức sáng 25/5.