Chủ nhật 08/12/2024 02:59
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Ông Trump sẽ tái định hình nền kinh tế Mỹ như thế nào?

07/11/2024 16:16
Với chiến thắng vang dội trong cuộc đua vào Nhà Trắng của ông Donald Trump, cùng lời hứa về các chính sách mạnh mẽ, nền kinh tế Mỹ đang chuẩn bị phải đối mặt với nhiều biến động lớn.
Ông Trump sẽ tái định hình nền kinh tế Mỹ như thế nào?
Ông Trump sẽ tái định hình nền kinh tế Mỹ như thế nào? (Ảnh: AFP).

Cựu Tổng thống, và cũng là người sắp tái đắc cử Donald Trump, đã cam kết gia tăng thuế quan đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, và thực hiện cuộc trục xuất người nhập cư lớn nhất trong lịch sử. Ông cũng muốn có tiếng nói trong chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Nhiều nhà kinh tế cho rằng, các chính sách của ông này sẽ đẩy lạm phát lên cao và làm chậm tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cũng đã hứa sẽ thực hiện các đợt cắt giảm thuế toàn diện. Tuy nhiên, khả năng thực hiện lời hứa này có thể phụ thuộc vào kết quả của cuộc đua Hạ viện, dù đảng Cộng hòa đã giành quyền kiểm soát Thượng viện. Sự phân mảnh của Chính phủ sẽ buộc Tổng thống mới phải đàm phán kỹ càng hơn với Quốc hội về các chính sách tài chính.

Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng, chính sách thuế quan của Trump, mà ông đe dọa áp dụng đối với cả đối thủ và đồng minh, sẽ có tác động lớn nhất đến nền kinh tế Mỹ. Theo đó, ông Trump tự nhận là "người áp thuế", đã áp dụng thuế quan lên khoảng 380 tỷ USD hàng nhập khẩu trong nhiệm kỳ đầu tiên. Giờ đây, ông hứa hẹn sẽ mở rộng biện pháp này với mức thuế 10-20% trên tất cả hàng hóa nhập khẩu và 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

Ông Trump sẽ tái định hình nền kinh tế Mỹ như thế nào?
Tác động của kế hoạch thương mại và thuế của Trump đối với GDP và lạm phát của Mỹ (Ảnh: Bloomberg).

Trump cho rằng, thuế nhập khẩu có thể giúp tăng thu ngân sách, giảm thâm hụt thương mại Mỹ và tái phát triển sản xuất nội địa. Hơn nữa, như ông đã từng chứng minh, Tổng thống có thể áp thuế một cách gần như đơn phương.

“Ông ấy sẽ bắt tay ngay vào thực hiện,” Mark Zandi, kinh tế trưởng tại Moody’s Analytics, nhận định. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy các chính sách này được thực hiện rất nhanh và có tác động ngay lập tức”.

Phần lớn các nhà kinh tế cho rằng, lạm phát sẽ tăng do chi phí cao hơn mà các nhà nhập khẩu sẽ chuyển tới người tiêu dùng sau khi chịu thuế.

Trước cuộc bầu cử, Moody's đã dự báo rằng, nếu ông Trump đắc cử, lạm phát sẽ tăng ít nhất lên 3% vào năm sau, và thậm chí còn cao hơn nếu đảng Cộng hòa chiếm ưu thế, do thuế nhập khẩu tăng và sự sụt giảm lao động nhập cư. Theo ông Jay Bryson, kinh tế gia tại Wells Fargo, nếu các quốc gia bị nhắm đến trả đũa và một cuộc chiến thương mại xảy ra, Mỹ sẽ đối mặt với “cú sốc đình lạm vừa phải”, với tình trạng sản lượng kinh tế đình trệ và áp lực giá tăng.

Người thắng và kẻ thua

Một kịch bản như vậy sẽ đặt Fed vào thế phải tăng lãi suất để chống lạm phát, nhưng cũng phải cắt giảm lãi suất để ngăn chặn nguy cơ suy thoái, Jason Furman, cựu Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Barack Obama, cho biết.

“Trong kinh tế, mọi thứ đều có người thắng và kẻ thua”, ông Furman nói. “Trong trường hợp này, người thua là người tiêu dùng và hầu hết các doanh nghiệp”.

Trump có thể sẽ có quan điểm về cách Ngân hàng Trung ương phản ứng. Ông từng nói với Bloomberg News rằng ông muốn có “tiếng nói” về lãi suất, “vì tôi nghĩ tôi có trực giác rất tốt”. Áp lực lên Fed trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump sẽ khiến các nhà đầu tư lo ngại, vì lịch sử cho thấy các quốc gia cho phép chính trị can thiệp vào chính sách tiền tệ có khả năng đối mặt với lạm phát cao hơn.

Nhìn chung, Trump và những người ủng hộ bác bỏ những dự báo ảm đạm từ “các nhà tài chính Phố Wall”. Họ chỉ ra rằng, lạm phát không tăng đột biến trong nhiệm kỳ đầu của ông khi áp thuế và giảm thuế, và ông đã điều hành tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho đến khi đại dịch bùng phát.

Ông Trump sẽ tái định hình nền kinh tế Mỹ như thế nào?
Ông Trump tại Trung tâm hội nghị West Palm Beach ở Florida ngày 6/11 (Ảnh: Win McNamee).

Nới lỏng cho nền kinh tế

Michael Faulkender, Kinh tế trưởng tại America First Policy Institute gồm các cựu quan chức từ nhiệm kỳ đầu của ông Trump, cho rằng, các dự báo tiêu cực đã không tính đến tăng trưởng kinh tế mà kế hoạch nới lỏng quy định và thúc đẩy sản xuất năng lượng sẽ mang lại.

“Có rất nhiều sự nới lỏng cho nền kinh tế của chúng ta, loại bỏ các chi phí cấu trúc trong nền kinh tế, điều này có thể tạo ra tăng trưởng theo cách giảm phát”, ông Faulkender nói.

Ông Donald Trump cam kết sẽ duy trì vĩnh viễn các đợt cắt giảm thuế từ năm 2017 cho các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và tài sản của cá nhân giàu có, vốn sẽ hết hạn vào cuối năm 2025. Ngay cả khi đảng Cộng hòa thất thế tại Hạ viện, vẫn có khả năng đạt được thỏa thuận với đảng Dân chủ để duy trì một số biện pháp này.

Các cam kết chi tiêu và thuế của ông Trump có thể tiêu tốn hơn 10 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ, nhưng thuế nhập khẩu chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, theo các nhà kinh tế tại Viện Peterson.

Ngoài ra, nhiều nhà kinh tế nghi ngờ việc chính sách thương mại của ông Trump có thể tăng nhanh số lượng việc làm trong sản xuất. Một nghiên cứu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia đã kết luận, các đợt áp thuế trước của ông Trump không tăng việc làm trong các ngành được bảo hộ, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành khác trong cuộc chiến thương mại.

“Thuế quan sẽ không giảm thâm hụt thương mại, sẽ không khôi phục việc làm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng sẽ mất vài năm để phát hiện ra điều đó và sẽ có nhiều đau đớn trong thời gian chờ đợi”, Maurice Obstfeld, cựu kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhận định.

Bài liên quan
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ và công thức giành chiến thắng của Donald Trump
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa sẽ giành đa số tại Thượng viện
Bầu cử Mỹ 2024: Tòa án cho phép Elon Musk tiếp tục phát tiền thưởng cho cử tri
Bầu cử Mỹ 2024: Khi hai chính đảng cạnh tranh ở cả tòa án

“Hỗn loạn nghiêm trọng”

Mối đe dọa của ông Trump về việc trục xuất hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ đang khiến nhiều nhà kinh tế và doanh nghiệp lo ngại, vì điều này sẽ làm giảm nguồn lao động và ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.

Theo Chris Collins của Bloomberg Economics, việc trục xuất những người đến Mỹ sau năm 2020 có thể làm giảm 3% GDP vào năm 2028, trong khi sự suy giảm dân số sẽ làm giảm nhu cầu và kéo giá cả đi xuống. Các ngành như xây dựng, dịch vụ giải trí và khách sạn, cùng các bang như Texas, Florida và California, nơi người nhập cư chiếm phần lớn lực lượng lao động, sẽ chịu tác động nặng nề nhất.

Về thuế quan, Trump đã chỉ ra rằng, các con số mà ông đưa ra thường chỉ là công cụ đàm phán. Tuy nhiên, ngay cả mối đe dọa về thuế quan cũng sẽ gây xáo trộn, khi các doanh nghiệp phải vội vã đàm phán lại hợp đồng, và điều chỉnh chuỗi cung ứng để chuẩn bị đối phó với các khoản thuế tiềm năng, theo Wendy Edelberg, Giám đốc Dự án Hamilton của Viện Brookings. “Chúng ta sẽ thấy sự hỗn loạn đáng kể trên toàn bộ lĩnh vực kinh doanh”.
Tin bài khác
Lỗ hổng 64 tỷ USD trong kế hoạch áp thuế của ông Trump với Trung Quốc

Lỗ hổng 64 tỷ USD trong kế hoạch áp thuế của ông Trump với Trung Quốc

Chính sách thuế với Trung Quốc của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể gặp thách thức lớn với các lỗ hổng pháp lý, và chênh lệch dữ liệu thương mại đã đạt 64 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm nay.
Tài sản của tỷ phú châu Á – Thái Bình Dương tăng vọt trong thập kỷ qua

Tài sản của tỷ phú châu Á – Thái Bình Dương tăng vọt trong thập kỷ qua

Tài sản của các tỷ phú châu Á – Thái Bình Dương đạt mức tăng trưởng ấn tượng 141% trong thập kỷ qua, với sự dẫn đầu của ngành công nghệ. Số lượng tỷ phú tại khu vực này cũng tăng nhanh nhất thế giới.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc phủ bóng lên thương mại và đầu tư với ASEAN

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc phủ bóng lên thương mại và đầu tư với ASEAN

Việc dỡ bỏ thiết quân luật tại Hàn Quốc không làm dịu đi tình hình chính trị căng thẳng tại đây, khi động thái luận tội Tổng thống đã gây lo ngại về khả năng gián đoạn thương mại và đầu tư với ASEAN.
Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo sau lệnh thiết quân luật

Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo sau lệnh thiết quân luật

Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo khi Tổng thống nước này ban bố và rút lại lệnh thiết quân luật chỉ trong vài giờ. Điều này đã gây chấn động chính trị, làm lung lay niềm tin vào thị trường tài chính.
Nga đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, chiếm 1/3 ngân sách quốc gia

Nga đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, chiếm 1/3 ngân sách quốc gia

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa phê duyệt ngân sách quốc phòng kỷ lục cho năm 2025, giữa bối cảnh xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn.
ASEAN chuyển động trong cuộc cách mạng năng lượng hạt nhân

ASEAN chuyển động trong cuộc cách mạng năng lượng hạt nhân

ASEAN đang nỗ lực tiến vào kỷ nguyên năng lượng hạt nhân với công nghệ lò phản ứng mô-đun nhỏ. Tuy nhiên, chuyên môn kỹ thuật và chi phí cao đang là những thách thức lớn đối với các quốc gia trong khu vực.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng, dấu hiệu phục hồi kinh tế

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng, dấu hiệu phục hồi kinh tế

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11 ghi nhận phục hồi tích cực với chỉ số PMI đạt 50,3 điểm, vượt ngưỡng tăng trưởng. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này vẫn phải đối mặt với thách thức từ Mỹ và EU.
Mỹ áp thuế lên đến 271% với pin mặt trời từ Việt Nam

Mỹ áp thuế lên đến 271% với pin mặt trời từ Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố áp thuế lên tới 271% đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam. Động thái này nhằm bảo vệ cho ngành sản xuất nội địa của Mỹ trước các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm 111 tỷ USD thanh khoản khi nguồn cung trái phiếu tăng vọt

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm 111 tỷ USD thanh khoản khi nguồn cung trái phiếu tăng vọt

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tăng cường bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng thông qua công cụ chính sách mới, nhằm đảm bảo thanh khoản dồi dào trước làn sóng phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương.
Bài II: Nền kinh tế chuyển mình thế nào dưới nhiệm kì 2 của Tổng thống Donald Trump?

Bài II: Nền kinh tế chuyển mình thế nào dưới nhiệm kì 2 của Tổng thống Donald Trump?

Việc ông Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống nhiệm kì 2 tác động khá tích cực đến nền kinh tế Mỹ cũng như mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế thế giới.
Bài I: Những chính sách định hình tương lai của Mỹ

Bài I: Những chính sách định hình tương lai của Mỹ

Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ sẽ khởi đầu cho một bước ngoặt lớn trong chính sách thương mại, ảnh hưởng sâu rộng đến nền thương mại toàn cầu.
Ông Trump cam kết áp thuế mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc

Ông Trump cam kết áp thuế mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc

Ông Trump tuyên bố áp thuế cao đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, nhấn mạnh việc thực hiện cam kết tranh cử. Động thái này có thể dẫn đến cuộc chiến thương mại tiềm tàng.
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể đạt kỷ lục trước khi ông Trump nhậm chức

Xuất khẩu của Trung Quốc có thể đạt kỷ lục trước khi ông Trump nhậm chức

Các nhà kinh tế đã nâng dự báo xuất khẩu của Trung Quốc trong quý IV, trong bối cảnh nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới khi ông Trump đe dọa áp đặt mức thuế quan cao hơn.
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị cáo buộc hối lộ để cứu thỏa thuận năng lượng mặt trời. Vụ việc gây chú ý khi liên quan đến việc huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ.
Ông Trump và Chủ tịch Fed có thể đối đầu về lãi suất

Ông Trump và Chủ tịch Fed có thể đối đầu về lãi suất

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Powell có thể tạo ra căng thẳng về lãi suất giữa Nhà Trắng và Fed vào năm sau, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ thay đổi và áp lực chính sách gia tăng.