Thứ sáu 09/05/2025 12:32
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Ông Donald Trump ký sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục Mỹ, thực hiện cam kết tranh cử

21/03/2025 14:56
Tổng thống Donald Trump vừa ký sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục Mỹ. Nhà Trắng cho rằng bộ máy này kém hiệu quả, trong khi phe phản đối lo ngại tác động tiêu cực.
Tổng thống Trump ký sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục

Tổng thống Donald Trump cầm sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục Mỹ tại Nhà Trắng cùng Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon (phải) ngày 20.3

Tổng thống Donald Trump vừa ký sắc lệnh hành pháp nhằm giải thể Bộ Giáo dục Mỹ, thực hiện lời hứa với các cử tri bảo thủ trong chiến dịch tranh cử.

"Đây là bước đầu tiên nhằm xóa bỏ Bộ Giáo dục. Chúng ta sẽ đóng cửa nó và đóng càng nhanh càng tốt. Nó chẳng có lợi gì cho chúng ta", Tổng thống Donald Trump nói tại Nhà Trắng hôm 20/3 khi ký sắc lệnh giải thể cơ quan này, cho biết trở ngại cuối cùng là cuộc bỏ phiếu tại quốc hội Mỹ.

Nhiều học sinh được mời đến Nhà Trắng, cùng tổng thống ký sắc lệnh hành pháp giả định. Sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục được ký một tuần sau quyết định sa thải một nửa nhân viên bộ, điều này nằm trong nỗ lực của chính quyền Trump nhằm cắt giảm quy mô chính phủ liên bang mà theo ông là quá cồng kềnh và kém hiệu quả.

Giáo dục từ lâu là điểm thu hút chính trị ở Mỹ. Sau khi nhậm chức, ông Trump có nhiều động thái nhằm cải cách giáo dục, như cắt giảm tài trợ cho các trường đại học. Nhà Trắng cũng đánh giá duy trì Bộ Giáo dục là lãng phí tiền bạc, viện dẫn điểm thi thấp, tỷ lệ biết chữ không cao và kỹ năng toán học yếu kém ở học sinh như bằng chứng cho thấy không đáng đầu tư hàng nghìn tỷ USD vào cơ quan này.

Nhiều học sinh được mời đến Nhà Trắng, cùng tổng thống ký sắc lệnh hành pháp giả định
Nhiều học sinh được mời đến Nhà Trắng, cùng tổng thống ký sắc lệnh hành pháp giả định

Bộ Giáo dục Mỹ được thành lập năm 1979 và không thể bị đóng cửa nếu quốc hội Mỹ không chấp thuận. Mặc dù đảng Cộng hòa kiểm soát cả lưỡng viện quốc hội, họ vẫn cần ủng hộ của đảng Dân chủ nhằm hội đủ 60 phiếu tại Thượng viện Mỹ để quyết định đóng cửa Bộ Giáo dục được thông qua.

Đây là động thái mới nhất của Tổng thống Trump nhằm định hình lại chính phủ Mỹ và cải tổ bộ máy liên bang.

Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump thừa nhận họ không có đủ số phiếu cần thiết để giải thể bộ theo cách này. Thay vào đó, lệnh mà ông Trump ký chỉ thị cho Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon thực hiện "mọi bước cần thiết để tạo điều kiện đóng cửa Bộ Giáo dục và trả lại quyền giáo dục cho các tiểu bang".

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết lệnh này sẽ hướng đến mục tiêu "thu hẹp đáng kể Bộ Giáo dục", nhưng một số "chức năng quan trọng" như cho vay sinh viên và quản lý trợ cấp cho sinh viên vẫn nằm trong phạm vi của cơ quan này.

"Bộ Giáo dục sẽ nhỏ hơn nhiều so với hiện tại. Như bạn đã biết, lệnh hành pháp của Tổng thống đã chỉ đạo Bộ trưởng Linda McMahon thu hẹp đáng kể cơ quan này. Vì vậy, khi nói đến các khoản vay sinh viên, những khoản đó vẫn sẽ được Bộ Giáo dục quản lý. Trách nhiệm lớn lao trong việc giáo dục học sinh của đất nước chúng ta sẽ quay trở lại với các tiểu bang. Bất kỳ chức năng quan trọng nào của Bộ Giáo dục sẽ vẫn được duy trì", bà Leavitt nói.

Bộ Giáo dục hiện giám sát khoảng 100.000 trường công và 34.000 trường tư tại Mỹ, mặc dù hơn 85% nguồn tài trợ cho trường công đến từ chính quyền tiểu bang và địa phương. Bộ này cung cấp các khoản tài trợ liên bang cho các trường học và chương trình cần thiết, bao gồm tiền để trả lương cho giáo viên đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, tài trợ cho các chương trình nghệ thuật và thay thế cơ sở hạ tầng lỗi thời.

Cơ quan này cũng giám sát khoản vay sinh viên trị giá 1.600 tỉ USD của hàng chục triệu người Mỹ không đủ khả năng chi trả học phí đại học.

Ông Trump từng đề xuất đóng cửa Bộ Giáo dục trong nhiệm kỳ đầu tiên, nhưng quốc hội không chấp thuận. Trong nhiệm kỳ này, kế hoạch đóng cửa Bộ Giáo dục của ông Trump cũng sẽ khó qua ải Thượng viện.

Động thái của ông Trump chắc chắn sẽ phải đối mặt với các rào cản pháp lý. Đại diện Hiệp hội Giáo viên Mỹ tuyên bố sẽ đưa vấn đề này ra tòa.

Trong khi đó, những người ủng hộ ý tưởng này cho rằng việc chính phủ liên bang kiểm soát giáo dục đã thất bại khi hơn 3.000 tỷ USD được chi cho giáo dục từ năm 1979 nhưng thành tích học sinh vẫn không cải thiện đáng kể.

Tin bài khác
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.