
Ổn định nhân sự là chìa khóa để doanh nghiệp phát triển bền vững
Covid-19 gần như đã thay đổi toàn bộ thế giới. Nó ảnh hưởng đến đời sống, hành vi của mọi người. Nếu doanh nghiệp không thay đổi để kịp thời thích ứng thì quả thực là việc kinh doanh có thể đi vào bế tắc. Đầu tiên chính là mỗi con người trong doanh nghiệp cần thay đổi, dẫn đến một loạt các thay đổi khác về chính sách, quy trình, văn hóa.
Đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến các hoạt động thương mại và đầu tư của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Giống như đa số nền kinh tế trên thế giới, ở Việt Nam, các ngành công nghiệp tư nhân bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu cung ứng và đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất. Dịch Covid-19 còn ảnh hưởng nặng nề đến hàng hải, hậu cần hay các lĩnh vực phân phối, bán lẻ trong nước. Có rất nhiều doanh nghiệp, các hộ kinh doanh “gặp khó khăn” phải dừng hoạt động hoặc phá sản.

Đến thời điểm này, rất nhiều nước vẫn còn đang bị đại dịch hoành hành, kinh tế đình trệ. Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi có tốc độ phục hồi kinh tế nhanh nhất sau 2 năm đại dịch Covid – 19. Đó là thành quả của sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân. Để duy trì thành quả này và đạt được những thành công tiếp theo thì doanh nghiệp còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những đối tượng doanh nghiệp dễ bị tổn thương. Chính vì điều này, Chi nhánh Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tại TP.HCM – Bộ Công Thương sẽ tổ chức Chương trình “Tư vấn, thông tin dự báo về kinh tế thương mại, thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” dự kiến vào ngày 17/12/2022 tại Số 12, Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM.
Bên cạnh việc cung cấp thông tin dự báo về kinh tế thương mại, thị trường phục vụ điều hành doanh nghiệp tốt nhất trong thời gian tới, chương trình sẽ tập trung vào việc giải quyết việc thiếu nhân sự và khủng hoảng nhân sự do sự dịch chuyển nguồn lao động sau đại dịch cho các doanh nghiệp.
Đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp luôn là vấn đề rất quan trọng, bởi đó là điều kiện cần giúp doanh nghiệp tăng trưởng kinh tế bền vững. Sau hơn hai năm đại dịch Covid-19, nguồn nhân lực hiện đang rất cần sự quan tâm đặc biệt… Để doanh nghiệp duy trì được độ cạnh tranh thì giải pháp quan trọng là vực dậy nguồn nhân lực bằng cách tạo ra một lực lượng lao động lành nghề, đảm bảo đủ các kỹ năng để phục vụ cho sự phát triển kinh tế và nhanh chóng phục hồi sau đại dịch.
Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải vấn đề về quản trị nhân sự dẫn đến những bất ổn trong việc vận hành hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Chương trình sẽ cung cấp thông tin tư vấn với mong muốn giúp các lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp có kiến thức và kỹ năng về quản trị nhân sự, sử dụng hiệu quả nguồn lực này vào phát triển doanh nghiệp bền vững.
Chương trình được thiết kế sát với thực tế của doanh nghiệp do những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý nhân sự từng làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước trực tiếp huấn luyện. Sau buổi tư vấn, các lãnh đạo doanh nghiệp và trưởng bộ phận quản lý nhân sự sẽ được trang bị nhiều thông tin dự báo về kinh tế thương mại, thị trường, đặc biệt kiến thức mới nhất về quản trị nhân sự thời đại 4.0, dễ dàng áp dụng vào thực tế của doanh nghiệp của mình, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của từng bộ phận thông qua một chiến lược nhân sự bài bản để đón đầu được những cơ hội mới.
Bích Liên - Viết Cương
- An Giang đứng đầu tại ĐBSCL về lượng khách du lịch trong Tết Quý Mão 2023
- Cán cân thương mại thặng dư gần 3,6 tỷ USD trong tháng đầu năm
- Tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ năm 2022 đạt 15,05 tỷ USD, tăng 13,6%
- Thêm 10,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu năm 2023
- Chi hơn 1 tỷ USD cung cấp miễn phí wifi trên máy bay để cạnh tranh và thu hút khách
Cùng chuyên mục


Năm 2023 hơn 1.200 doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Thanh Hóa: Doanh nghiệp và người lao động mất việc làm sẽ được hỗ trợ theo công văn mới của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp khai thác có hiệu quả Hiệp định CPTPP sau 3 năm thực thi

Sửa Nghị định 65 sẽ giải quyết những vấn đề bất cập về trái phiếu hiện nay
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?