Thứ sáu 13/06/2025 14:44
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

"Nữ tướng ngành gỗ" Lê Hải Liễu và câu chuyện điều hành doanh nghiệp sống chung với dịch Covid-19

26/10/2021 08:28
Bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP gỗ Đức Thành (GDT), người được dân trong ngành ví là "nữ tướng ngành gỗ". Theo bà Lê Hải Liễu, lao động và khách hàng là hai yếu tố quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong những giai đoạ
Bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP gỗ Đức Thành. Nguồn: Internet
Bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP gỗ Đức Thành. Nguồn: Internet.

Trước khi làm thuyền trưởng của Gỗ Đức Thành, bà Liễu từng là giảng viên Khoa Thống kê - Toán trường Đại học Kinh tế TP HCM trong 7 năm, một ngành nghề hoàn toàn khác biệt với công việc kinh doanh khắc nghiệt hiện tại và sau đó bà đi tu nghiệp hai năm tại Cộng hòa liên bang Đức.

Sau khi về nước, bà bắt đầu làm việc tại Gỗ Đức Thành và tiếp quản công ty từ cha khi mới ngoài 30 tuổi, lúc đó bà Lê Hải Liễu không tiếng tăm, không kinh nghiệm, khó khăn trong cả đối nội lẫn đối ngoại. Thậm chí, nhiều nhân viên không tin tưởng khi nhìn thấy cô giáo không biết gì về gỗ hay xuất khẩu, nay đứng ra lèo lái cả doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tới nay, sau bao nhiêu năm lăn lộn với nghề, bà đã lãnh đạo công ty phát triển từ một cơ sở chế biến gỗ có vốn 105 triệu đồng và 100 công nhân năm 1993 trở thành Công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE vào năm 2009 với số vốn 103 tỷ đồng và có hơn 1.000 cán bộ công nhân viên.

Đến nay, cập nhật theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 25, vốn điều lệ đến ngày 1/10/2021 của Gỗ Đức Thành đã tăng lên 179,8 tỷ đồng với hơn 1.200 lao động và doanh thu năm gần nhất 2020 là hơn 400 tỷ đồng.

Trong suốt quá trình phát triển của công ty, bà Liễu được xem là linh hồn, là người tập hợp lực lượng cũng như có tầm nhìn xa và luôn đưa ra những định hướng chiến lược quan trọng trong từng giai đoạn để giữ vững sự tăng trưởng của Gỗ Đức Thành.

Bà từng được bình chọn là Điển hình tiên tiến xuất sắc toàn quốc năm 2003, được Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, địa phương tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen, đặc biệt được Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đề tặng "Người đàn bà đi khắp thế gian" trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000.

Nhìn lại lịch sử tăng trưởng trong suốt thời gian qua, từ năm 2009 khi GDT niêm yết trên HOSE, có thể thấy doanh thu của Gỗ Đức Thành tăng liên tục qua các năm và lợi nhuận sau thuế cũng duy trì đà tăng.

Đáng chú ý, năm 2020, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp phải lao đao, Gỗ Đức Thành đạt doanh thu 400 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2019. Không chỉ tăng trưởng trong khó khăn, trong năm 2020, công ty này còn mở rộng sản xuất bằng việc mua thêm 14.000 m2 đất và nhà xưởng ở Bình Dương.

Theo bà Lê Hải Liễu, lao động và khách hàng là hai yếu tố quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng thì đây chính là động lực giúp doanh nghiệp sống sót và vực dậy sau
Theo bà Lê Hải Liễu, lao động và khách hàng là hai yếu tố quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng thì đây chính là động lực giúp doanh nghiệp sống sót và vực dậy sau "cơn bão". Nguồn: Internet.

Sống chung với dịch Covid-19

Từ trước đến nay, thương trường vốn là con đường chông gai, không đoán trước được diễn biến tiếp theo. Thế cho nên, dù đang trên đà tăng trưởng khả quan, thì với sự bùng phát mạnh mẽ, phức tạp của dịch COVID-19, Gỗ Đức Thành cũng không thoát được sự tác động khủng khiếp của làn sóng dịch lần thứ 4 này.

Theo đó, trong khi vẫn cố gắng phòng, chống dịch bệnh tại công ty thì bất ngờ từ tháng 7 Gỗ Đức Thành phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa tình hình chung về dịch bệnh phức tạp và sự vận hành của các nhà máy.

Ban lãnh đạo đã đưa ra quyết định chưa từng có là tạm thời ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh để tránh rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ, công nhân viên.

Chia sẻ với người viết, bà Lê Hải Liễu cho biết: "Quyết định ngừng hoạt động là một quyết định không hề dễ dàng".

Lãnh đạo Gỗ Đức Thành nhớ lại hồi đợt dịch tháng 4 năm ngoái, với thời gian giãn cách xã hội hai tuần, công ty cũng đứng trước quyết định tiếp tục làm hay cho người lao động nghỉ. Nếu tiếp tục sản xuất thì sẽ duy trì được doanh số và quan hệ tốt với khách hàng, đứng về phía kinh doanh đó là lợi ích nhưng nếu hoạt động trong điều kiện không đủ an toàn thì ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

Đến đợt dịch năm nay, còn khó khăn hơn là ngưng không biết thời hạn do dịch bệnh phức tạp, thành phố ra các chỉ thị khác nhau với thời gian giãn cách liên tục kéo dài khiến doanh nghiệp rất khủng hoảng.

Tuy nhiên, sau khi bàn tính kỹ càng, ban lãnh đạo công ty đã quyết định chọn phương án dừng sản xuất để bảo toàn sức khỏe, tính mạng của người lao động vì công ty quan niệm rằng mất khách vẫn có thể tìm lại được, mất doanh số có thể tìm doanh số khác, hoặc có thể chấp nhận lợi nhuận ít lại nhưng nếu để mất con người, mất cái tình với nhau thì rất khó tìm lại được.

"Đó là văn hóa của công ty từ trước đến nay, mà cũng vừa phù hợp với nhận định của thị trường rằng nếu không quan tâm, chăm sóc cho lực lượng lao động thì khi hết dịch bệnh công ty cũng sẽ không thể sản xuất trở lại vì thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề", Chủ tịch HĐQT GDT chia sẻ.

Mặc dù không làm việc, không có doanh thu nhưng công ty vẫn phải chi nhiều khoản phí như phí vận hành công ty; chi phí trả cho người lao động do ngừng việc theo Luật lao động; chi phí chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ cho công nhân khó khăn, chăm sóc các công nhân không may bị F0, F1 và cả người thân trong gia đình công nhân….

Theo bà Liễu, những điều này thể hiện sự quan tâm của công ty đối với người lao động để sau khi làm lại thì người lao động sẽ tiếp tục gắn bó với công ty và duy trì sản xuất.

Trong giai đoạn phòng, chống dịch, công ty đã tặng hai xe chuyên dụng "test COVID và chích ngừa lưu động" để nhanh chóng phủ vắc xin cho người dân và người lao động của Gỗ Đức Thành, cùng với những hỗ trợ vật tư y tế, gạo, thuốc men. (Ảnh: GDT)

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông 2021 diễn ra hồi tháng 5, bà đã thuyết phục các cổ đông đồng ý cho công ty phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên trước, sau đó mới chia cổ tức còn lại của năm 2020.

Điều này nghĩa là người lao động của công ty được duyệt mua cổ phiếu năm nay nhưng sẽ được hưởng một phần cổ tức của năm 2020. Đây là một khoản ưu đãi bất ngờ đối với người lao động và chưa có tiền lệ.

Theo bà Liễu nếu chọn cách tăng lương nhiều cho người lao động là điều đơn giản nhưng sẽ tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của công ty.

Trong khi đó, vì luôn mong muốn đem lại lợi nhuận cao nhất cho cổ đông và thực tế là bà đã làm tròn trách nhiệm của mình khi đã đem lại lợi ích cao nhất có thể cho các cổ đông thông qua những kết quả kinh doanh đạt được nên vị lãnh đạo này cho rằng đã đến lúc anh em cũng phải được hưởng phần của họ.

Hương Ly (tổng hợp)

Tin bài khác
Những nữ doanh nhân Việt dẫn dắt các tập đoàn tỉ đô

Những nữ doanh nhân Việt dẫn dắt các tập đoàn tỉ đô

Từ hãng bay tỷ USD đến đế chế sữa, bất động sản, xe điện, nhóm nữ doanh nhân Việt đang khẳng định bản lĩnh, dẫn dắt tập đoàn tỷ đô và ghi dấu ấn toàn cầu.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ 20.500 tỷ không hoàn lại, tiếp sức VinFast tăng tốc toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ 20.500 tỷ không hoàn lại, tiếp sức VinFast tăng tốc toàn cầu

Sự cam kết mạnh mẽ của ông Phạm Nhật Vượng với khoản tài trợ không hoàn lại lên tới 20.500 tỷ đồng đang trở thành cú hích chiến lược, giúp VinFast củng cố vị thế tại Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Liều thuốc tăng lực” cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Liều thuốc tăng lực” cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã mở ra một chương mới đầy triển vọng cho khu vực kinh tế tư nhân – trụ cột đang đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội.
Hoa hậu Đại sứ Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025 Lại Thị Thu Hà: Tỏa sáng đấu trường sắc đẹp, bản lĩnh trên thương trường

Hoa hậu Đại sứ Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025 Lại Thị Thu Hà: Tỏa sáng đấu trường sắc đẹp, bản lĩnh trên thương trường

Sự kết hợp giữa sắc đẹp và bản lĩnh đã giúp Lại Thị Thu Hà tỏa sáng với danh hiệu Hoa hậu Đại sứ, khẳng định hình ảnh người phụ nữ Việt hiện đại: tự tin trên sân khấu, vững vàng trên thương trường.
Doanh nhân Dương Bích Hảo: Nghị lực và yêu thương có thể làm nên kỳ tích

Doanh nhân Dương Bích Hảo: Nghị lực và yêu thương có thể làm nên kỳ tích

Doanh nhân Dương Bích Hảo từ người phụ nữ từng đối diện trước “án tử” đến hình ảnh cô Hoa hậu Tài năng. Đảm nhận vai trò Cố vấn thí sinh tại cuộc thi "Hoa hậu Doanh nhân Hòa bình Toàn cầu 2025", bà đã truyền cảm hứng cho nhiều thí sinh từ chân lý “ Nghị lực và yêu thương có thể làm nên kỳ tích”.
MC Nguyên Khang: Hình mẫu đẹp từ nghệ thuật đến thương trường

MC Nguyên Khang: Hình mẫu đẹp từ nghệ thuật đến thương trường

Từ một cậu bé có tuổi thơ không mấy êm đẹp, Nguyên Khang đã nỗ lực vươn lên trở thành một hình mẫu đẹp từ nghệ thuật đến thương trường. Là người truyền cảm hứng cho những ai dám ước mơ và khát khao vươn xa.
Nghệ sĩ Mai Thu Huyền: Khát vọng quảng bá văn hóa Việt Nam thông qua phim ảnh

Nghệ sĩ Mai Thu Huyền: Khát vọng quảng bá văn hóa Việt Nam thông qua phim ảnh

Nghệ sĩ Mai Thu Huyền là một trong những gương mặt nổi bật của nền điện ảnh Việt Nam. Không chỉ tài năng trong diễn xuất, chị còn là đạo diễn, nhà sản xuất phim và có tên trong Top 100 doanh nhân tiên phong, với khát vọng quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua phim ảnh.
Ca sĩ Hà Anh Tuấn lộ vai trò “ông trùm” sau ánh đèn sân khấu

Ca sĩ Hà Anh Tuấn lộ vai trò “ông trùm” sau ánh đèn sân khấu

Không chỉ là giọng ca đình đám, ca sĩ Hà Anh Tuấn còn âm thầm đứng sau loạt doanh nghiệp giải trí lớn, góp phần định hình xu hướng âm nhạc cao cấp gắn liền thương hiệu.
Lý giải đà tăng "điên cuồng" của cổ phiếu Vingroup, đưa tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt 10 tỷ USD

Lý giải đà tăng "điên cuồng" của cổ phiếu Vingroup, đưa tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt 10 tỷ USD

Chỉ trong vòng hai tháng trở lại đây, một loạt thông tin tích cực đã hỗ trợ cho sự “thăng hoa” của cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm cổ phiếu họ nhà Vin nói chung. Tài sản của Chủ tịch Phạm Nhật Vượng theo đó cũng vọt tăng vượt mốc 10 tỷ USD, trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán và đứng thứ 272 người giàu nhất thế giới.
Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Với hơn 20 năm gắn bó và cống hiến tại ThaiBinh Seed, bà Trần Thị Trà chính thức đảm nhận vai trò Tổng giám đốc, tiếp nối di sản của người cha - Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, dẫn dắt tập đoàn vững bước phát triển bền vững.
Vượt qua Taylor Swift, nhà đồng sáng lập Scale AI trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Vượt qua Taylor Swift, nhà đồng sáng lập Scale AI trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Lucy Guo – nhà đồng sáng lập Scale AI trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới dù đã rời công ty từ nhiều năm trước.
Liang Wenfeng – "Bộ óc" đứng sau DeepSeek, vào Top 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2025 của TIME

Liang Wenfeng – "Bộ óc" đứng sau DeepSeek, vào Top 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2025 của TIME

Liang Wenfeng – nhà sáng lập ứng dụng trí tuệ nhân tạo DeepSeek đang "làm mưa làm gió" toàn cầu – vừa chính thức góp mặt trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2025 do Tạp chí TIME bình chọn.
Chủ tịch Tào Đức Thắng: Viettel phải biến “nguy thành cơ” để vươn lên

Chủ tịch Tào Đức Thắng: Viettel phải biến “nguy thành cơ” để vươn lên

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel nhấn mạnh, tinh thần "biến nguy thành cơ", thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng hành cùng Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57 và 71.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp lượng vốn lớn cho công ty điện VinEnergo

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp lượng vốn lớn cho công ty điện VinEnergo

Việc thành lập VinEnergo diễn ra trong bối cảnh Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tăng tốc mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Thị trường chứng khoán bứt phá, tài sản 4 tỷ phú Việt tăng hàng trăm triệu USD

Thị trường chứng khoán bứt phá, tài sản 4 tỷ phú Việt tăng hàng trăm triệu USD

Kết phiên tăng điểm lịch sử của thị trường chứng khoán ngày 10/4, 4 tỷ phú Việt hiện đang nắm giữ khối tài sản lên đến 13,6 tỷ USD.