Chủ nhật 06/07/2025 00:04
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Những nữ chủ nhân của các tập đoàn đình đám Trung Quốc

08/03/2021 16:38
Đằng sau thành công của người đàn ông đều có bóng dáng của người phụ nữ. Hãy cùng gặp gỡ những bà chủ quyền lực của giới kinh doanh Trung Quốc.

Phu nhân tập đoàn Alibaba

Jack Ma và phu nhân Zhang Ying
Jack Ma và phu nhân Zhang Ying. (Ảnh: internet)

Cuộc hôn nhân của Zhang Ying và tỷ phú Jack Ma đã từng một thời gây chấn động dư luận. Người ta nhận xét bà Zhang Ying lúc bấy giờ là một cô gái xuất sắc với gương mặt khả ái, tính cách dịu dàng đối lập với Jack Ma thấp bé, thoạt nhìn cứ ngỡ “người ngoài hành tinh”. Ông trùm Alibaba khi đó chưa có gì trong tay và hay bị gọi là “kẻ ngốc” nên khi đối mặt với bà Ying nổi bật về mọi mặt, vị tỷ phú không dám thổ lộ. Cuối cùng sau bao sóng gió, cặp đôi đã tiến tới với nhau và như bà Zhang Ying chia sẻ bà chọn Jack Ma là vì ngưỡng mộ cái nhìn sâu sắc và tầm nhìn độc đáo của ông: “Jack Ma có thể làm được những việc người bình thường không thể, tuy rằng chỉ cao có một mét sáu mươi nhưng tham vọng của anh ấy không kém bất kỳ đại gia nào!”.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Zhang Ying sát cánh với Jack Ma bắt đầu cuộc sống đầy thăng trầm. Khi đó, vị tỷ phú vẫn còn là một chàng thư sinh nghèo. Thời điểm thành lập công ty dịch thuật đầu tiên, ông mời vợ về cùng quản lý. Sau này khi Jack Ma tiến đến xây dựng trang China Pages, công ty không có vốn khởi nghiệp, bà Zhang Ying đã dốc hết tiền tiết kiệm và chạy vạy vay bạn bè, người thân khoản tiền 100.000 nhân dân tệ. Trong thời điểm quảng bá China Paes, dù bị dư luận nghi ngờ là “kẻ nói dối”, người vợ tay ấp đầu gối với Jack Ma vẫn một mực công nhận nỗ lực của ông.

Vài năm sau, Jack Ma tập hợp được “18 vị La Hán” và chuẩn bị sáng lập đế chế “Alibaba”. Trong tất cả các nhà đồng sáng lập, bà Zhang Ying là “một sự tồn tại đặc biệt”. Jack Ma đã từng phát biểu như thế này: “Nếu Ali là quân đội thì Zhang Ying là chính ủy, chỉ khi có chính ủy thì mọi người mới cảm thấy an toàn”. Tuy nhiên, sau khi Alibaba đi vào thời kỳ ổn định, phu nhân chủ tịch tập đoàn Zhang Ying rời cũng rời công ty vào năm 2004 vì ông trùm Ali cảm thấy so với công ty, gia đình cần bà nhiều hơn vào lúc này. Có tin đồn rằng rất nhiều nhân viên tiếc nuối khi bà Zhang rút khỏi tập đoàn.

“Em gái trà sữa” Zhang ZeTian

ông chủ Jingdong Liu Qiangdong và vợ ZhangZeTian
Ông chủ Jingdong Liu Qiangdong và vợ ZhangZeTian. (Ảnh: internet)

Với số tài sản lên đến 50 tỷ, cuộc đời của “Em gái Trà Sữa” Zhang ZeTian quả thực là một “huyền thoại” mà nhiều cô gái mơ ước. Chuyện tình của cô và ông chủ Jingdong Liu Qiangdong đã trở thành một giai thoại. Theo học đại học Thanh Hoa danh tiếng năm 18 tuổi, 22 tuổi trở thành phu nhân tập đoàn Jingdong, 23 tuổi là bà mẹ trẻ “nóng bỏng” và đến năm 24 tuổi, Zhang ZeTian vượt qua cậu ấm Vương Tư Thông trở thành người trẻ giàu nhất Trung Quốc. Nhiều người cho rằng “Em gái trà sữa” có được ngày hôm nay là nhờ Liu Qiangdong. Tuy nhiên trên thực tế không hoàn toàn là như vậy. Có thể thấy, thứ nhất, Zhang ZeTian có gia cảnh rất tốt, bố là chủ tịch một tập đoàn và sở hữu khối tài sản khủng của hàng trăm triệu. Bên cạnh đó, Zhang ZeTian cũng là một người có học vấn, có năng lực, sánh đôi với Liu Qiangdong quả thực là trai tài gái sắc.

Kể từ khi kết hôn với ông chủ Jingdong, cô vẫn tiếp tục con đường kinh doanh, trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của công ty. Dưới sự dẫn dắt của Liu Qiangdong, cô gái nhỏ ngày càng phát triển lên như diều gặp gió, trở thành một nữ doanh nhân được nhiều người ngưỡng mộ. Nói không ngoa, “Em gái trà sữa” không chỉ có sắc mà còn có tài, cô luôn làm chủ cuộc đời mình kể cả trong sự nghiệp lẫn gia đình.

Phu nhân tập đoàn Huawei

Bà He Tingbo
Bà He Tingbo. (Ảnh: internet)

Là công ty công nghệ tư nhân lớn nhất Trung Quốc, không ai là không biết đến cái tên Huawei, thậm chí tại thời điểm hiện tại, thương hiệu này đã vươn xa ra tầm thế giới. Nhắc đến Huawei, người ta nhớ ngay đến Nhậm Chính Phi, tuy nhiên bà chủ tập đoàn He Tingbo mới là một trong những “công thần” đưa Huawei đạt tới thành công ngày hôm nay.

Trong suốt giai đoạn 24 năm phát triển của “ông lớn” ngành điện thoại, bà He đã âm thầm hỗ trợ cho công ty. He Tingbo (1969) tốt nghiệp thạc sĩ vật lý bán dẫn tại Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh, thập niên 1980. Bà được đánh giá là một tài năng hiếm có. Thời điểm Big Brother và Big Phone trở nên phổ biến, tầm nhìn của Nhậm Chính Phi cũng thay đổi. Ông bắt đầu nghiên cứu và phát triển mạng GMS và chính He Tingbo bắt đầu trở thành kỹ sư của công ty. Lúc bấy giờ, Huawei đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phát triển chip độc lập, đồng thời thành lập nhóm chip không dây Thượng Hải và bắt đầu nghiên cứu phát triển chip 3G. Sau này, bà He Tingbo đảm nhiệm vị trí điều hành bộ phận chip bán dẫn HiSilicon của Huawei. Phải biết rằng trong lĩnh vực chip bán dẫn rất hiếm có kỹ sư nữ và sự xuất hiện của bà He được coi là nhân tố bí ẩn đằng sau sự phát triển không ngừng đằng sau công ty và cuối cùng là thành công với con chíp HiSilicon Kirin. Có thể nói, nếu không có He Tingbo thì sẽ không có chip Huawei HiSilicon Kirin, cũng sẽ không có tập đoàn Huawei lớn mạnh như hiện tại. Bà He Tingbo là một hình mẫu đáng để chúng ta học tập!

TL

Tin bài khác
Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Thị trường IPO Hồng Kông bùng nổ với hơn 14 tỷ USD huy động trong nửa đầu năm 2025, dẫn đầu toàn cầu nhờ chính sách hỗ trợ và dòng vốn nội địa từ Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Kết phiên giao dịch ngày 3/7/2025, thị trường chứng khoán Mỹ thăng hoa sau báo cáo việc làm tích cực, cổ phiếu Nvidia tăng mạnh giúp vốn hóa tiến sát ngôi vị cao nhất thế giới.
6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 6 năm 2025 ước đạt 5,93 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Bất chấp loạt rủi ro như chiến tranh thương mại, xung đột Trung Đông và cạnh tranh AI, thị trường chứng khoán Mỹ đang chạm đỉnh lịch sử nhờ dòng tiền dồi dào và kỳ vọng cắt giảm lãi suất.
Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2025 giảm mạnh tới 30% so với cùng kỳ, hé lộ những rủi ro về kiểm soát chất lượng nông sản, nhưng đồng thời cũng cho thấy nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu và quản trị cửa khẩu ngày càng chuyên nghiệp.
Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Dù căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt và ông Trump thông báo ngừng bắn, thị trường toàn cầu vẫn phản ứng thận trọng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã “nhờn” với biến động địa chính trị.
Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ đồng loạt giảm điểm khi lo ngại về nguy cơ Mỹ tham chiến tại Trung Đông gia tăng, trong lúc Fed cảnh báo lạm phát sẽ kéo dài hơn dự kiến.
Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Chiến sự Trung Đông leo thang và áp lực từ dữ liệu kinh tế Mỹ khiến giới đầu tư lo ngại, dòng vốn có xu hướng chảy về các tài sản trú ẩn, trong khi Fed chuẩn bị công bố triển vọng kinh tế Mỹ.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Thị trường chứng khoán toàn cầu mở đầu phiên giao dịch ngày thứ Ba (17/6) trong trạng thái căng thẳng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ kêu gọi sơ tán khẩn cấp khỏi thủ đô Tehran của Iran.
Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Dù Ấn Độ được dự báo vào top 3 thị trường hàng không hành khách và hàng hóa lớn nhất thế giới vào năm 2030, sự cố này là lời cảnh báo rõ ràng: tăng trưởng phải đi cùng năng lực quản trị, an toàn và niềm tin toàn cầu.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo khi Israel bất ngờ không kích Iran, khiến giá dầu tăng vọt và các nhà đầu tư tháo chạy khỏi tài sản rủi ro, tìm đến nơi trú ẩn như vàng và đồng franc Thụy Sĩ.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Tuyên bố mới của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế đơn phương trong hai tuần tới đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc: chứng khoán Mỹ giảm điểm, USD suy yếu, trong khi vàng tăng giá.
Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu nhích lên sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt đồng thuận sơ bộ tại London, giúp xoa dịu căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn thận trọng trước dữ liệu lạm phát Mỹ sắp công bố.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ trong phiên đầu tuần nhờ lực kéo từ Amazon và Alphabet, trong khi nhà đầu tư dõi theo tiến triển từ vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung tại London.
Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Chỉ số S&P 500 đang giằng co quanh mốc tâm lý 6.000 điểm, khi giới đầu tư chưa tìm thấy chất xúc tác đủ mạnh để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”, trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và bất ổn thương mại.