Nhà Walton
Tài sản: 238,2 tỷ đô la Mỹ
Công ty: Walmart
Gia tộc Walton sở hữu đế chế Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, với tài sản của gia đình ước tính khoảng 238 tỷ đô la Mỹ theo Bloomberg. Walmart được thành lập vào năm 1962 tại Arkansas bởi Sam Walton. Ông có bốn người con với Helen Robson là Rob, John, Jim và Alice. Theo Insider, gia tộc này chọn lối sống vừa phải mặc dù gia cảnh giàu có. Con trai cả của Sam, Samuel Robson, thường gọi thân mật là Rob sở hữu một bộ sưu tập xe hơi cổ. Cô con gái Alice không theo ngạch kinh doanh của gia đình mà trở thành người bảo trợ cho hoạt động nghệ thuật. Bộ sưu tập cá nhân của cô được cho là bao gồm các tác phẩm của Andy Warhol và Georgia O’Keeffe. Năm 2014, Alice đã chi 44,4 triệu đô la Mỹ cho một bức tranh của O'Keeffe, mức giá cao nhất từng được trả cho một tác phẩm nghệ thuật, theo báo The Observer đưa tin.
Gia tộc Mars
Tài sản: 141,9 tỷ đô la Mỹ
Công ty: Mars
Năm 1911, Frank Mars bắt đầu sự nghiệp bằng cách bán những thanh sô cô la ở Tacoma, Washington. Giờ đây, gia tộc này sở hữu công ty bánh kẹo khổng lồ, bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như M&Ms, Milky Way và Snickers. Ngoài ra, theo Bloomberg báo cáo, mảng kinh doanh chăm sóc thú cưng chiếm khoảng một nửa doanh thu của gia đình. Nổi tiếng là vậy nhưng Mars khá kín tiếng, người ta chỉ biết rằng gia tộc này rất giàu có nhưng có ít thông tin về đời tư của các thành viên.
Trên thực tế, họ coi trọng quyền riêng tư của mình đến nhà Mars được đặt biệt danh là "Điện Kremlin". Jacqueline Mars là thành viên duy nhất trong gia đình có phần cởi mở hơn về cuộc sống thường nhật. Được biết, cô có một bất động sản ở New Jersey trị giá 2 triệu đô la Mỹ và liên quan đến một vụ tai nạn xe hơi vào năm 2013.
Gia tộc Koch
Tài sản: 124,4 tỷ đô la Mỹ
Công ty: Koch Industries
Bốn anh em nhà Koch được thừa kế công ty dầu khí của cha nhưng những bất đồng vào những năm 1980 đã khiến hai anh em Frederick và William rời khỏi công việc kinh doanh của gia đình. Sau sự ra đi của các thành viên, Charles và David đã phát triển doanh nghiệp thành một tập đoàn hàng tỷ đô la. Theo Investopedia, Koch Industries sử dụng hơn 130.000 nhân lực trên khắp thế giới và yêu thích kinh doanh trang trại, đầu tư, hàng hóa. David, người đã qua đời vào năm 2019, sở hữu đầu tư bất động sản ở New York, bao gồm một căn hộ 2 tầng ở Đại lộ Park ở Manhattan và một ngôi nhà mặt phố trị giá 40 triệu đô la Mỹ được trả bằng tiền mặt.
Gia tộc Hermès
Tài sản: 111,6 tỷ đô la
Công ty: Hermès
Bạn có biết làm thế nào để những người nổi tiếng, giới tỷ phú khao khát sở hữu một chiếc túi Birkin hoặc một số sản phẩm Hermès phiên bản giới hạn khác? Phục vụ những nhu cầu độc nhất vô nhị đã khiến gia tộc Hermès trở nên khá giả, quyền quý. Năm 1837, Thierry Hermès bắt đầu sản xuất phụ kiện cưỡi ngựa cho các nhà quý tộc. Đến năm 1978, công ty đã có mạng lưới cửa hàng toàn cầu bán đồ da cao cấp và vào năm 2021, những người giàu có nhất trên thế giới sẵn sàng trả hàng triệu đô la để có một chiếc túi Birkin trên tay. Triều đại hàng xa xỉ cứ thế lên ngôi, nắm quyền từ năm 2014 cho đến tận ngày hôm nay
Gia tộc Al Saud
Tài sản: 100 tỷ đô la Mỹ
Công ty: No name
Al Saud trở nên vô cùng giàu có nhờ trữ lượng dầu mỏ trong khu vực. Theo báo cáo của Bloomberg, Thái tử Mohammed bin Salman, con trai của Vua Salman, kiểm soát tài sản ước tính trị giá hơn 1 tỷ đô la. Trong khi đó, The New York Times đưa tin hoàng tử đã chi 300 triệu đô la Mỹ cho một lâu đài ở Pháp và Insider báo cáo rằng ông đã bỏ 500 triệu đô la Mỹ cho một trong những du thuyền sang trọng lớn nhất thế giới.
Gia tộc Ambani
Tài sản: 93,7 tỷ đô la Mỹ
Công ty: Reliance Industries.
Sự giàu có của gia đình Ambani bắt nguồn từ nền tảng doanh nghiệp gia đình, Reliance Industries khởi đầu với Dhirubhai Ambani. Sau khi ông qua đời vào năm 2002, hai con trai của ông Anil và Mukesh giành quyền kiểm soát đế chế đồ sộ. Cuối cùng, hai anh em, mỗi người đều đi theo con đường riêng. Thế hệ thứ ba của nhà Ambani đều tham gia vào công việc kinh doanh gia đình, được kỳ vọng sẽ gây dựng đế chế hùng mạnh hơn trong tương lai
TL