Thứ ba 15/07/2025 05:44
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Những câu hỏi ngành điện phải trả lời. Bài IV: Tại sao Việt Nam có tiềm năng nguồn điện rất lớn, lại đang thiếu điện?

06/06/2023 08:57
Vì sao với tổng nguồn của hệ thống hiện có hơn 81.000 MW, sử dụng thời điểm cao nhất chỉ có 44.000 MW (54,32%), mà cả nước vẫn thiếu điện gay gắt

Đặt câu hỏi như vậy và chúng tôi muốn đi tìm câu trả lời.

Câu trả lời có thể là rất khó nhưng trong tầm tay chúng ta…

Mới đầu mùa nóng, cả nước đã thiếu điện nghiêm trọng, đặc biệt các tỉnh phía Bắc, ngoại thành Hà Nội và Bắc Trung bộ. Điện bị cúp, người dân phải sống vạ vật vì thời tiết nắng nóng, doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Ở một quốc gia mà tiềm năng nguồn điện thuộc loại rất tiềm năng, tại sao chúng ta phải “đói” điện gay gắt đến vậy?

Nỗi khổ vì cúp điện

Người dân Hà Nội ngày 5-6 rùng mình vì lịch cắt điện được Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN Hà Nội) thông báo. Theo đó, nhiều khu dân cư thuộc quận nội thành Đống Đa, Cầu Giấy, Hà Đông bị cắt điện hàng giờ, có những khu vực bị cắt điện cả buổi sáng. Các cơ quan đơn vị cũng bị cắt điện như Công an quận Hà Đông, Học Viện An ninh Nhân dân…

Nắng nóng bức bối mà trên địa bàn quận Long Biên (Hà Nội) bị cắt điện liên tục, kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của dân. Một trung tâm thương mại tại đường Cổ Linh chia sẻ cùng người dân, đã mở một phòng riêng, bật máy lạnh cho người dân vào tránh nóng.

Trung tâm thương mại tại quận Long Biên mở phòng riêng cho người dân vào tránh nóng - Ảnh: TTTM cung cấp
Trung tâm thương mại tại quận Long Biên mở phòng riêng cho người dân vào tránh nóng - Ảnh: TTTM cung cấp.

Theo EVN Hà Nội, thời tiết nắng nóng đã làm cho nhu cầu sử dụng điện tại Hà Nội trong tháng 5 tăng hơn 22,5% so với bình quân tháng 4.

EVN Hà Nội, do người dân sử dụng điện tăng cao đột biến, rất dễ dẫn đến nguy cơ xảy ra sự cố, thậm chí nguy cơ cháy nổ. Để đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện, buộc phải cắt điện để an toàn hệ thống.

Hôm 4-6, do bị cúp điện đột ngột làm 2 người bị mắc kẹt trong thang máy tại Trung tâm Anh ngữ tại TP Vinh, đã may mắn được cảnh sát giải cứu.

Sáng 3-6 do bị cúp điện đột ngột, làm hơn 1.000 con gà của một trang trại chăn nuôi ở xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An bị chết do sốc nhiệt, thiệt hại cả trăm triệu đồng.

Hơn 1.000 con gà tại trang trại của anh Cao Văn Thìn ở xã Diễn Thọ (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) bị chết do sốc nhiệt khi bị cúp điện đột ngột. Ảnh: NVCC.
Hơn 1.000 con gà tại trang trại của anh Cao Văn Thìn ở xã Diễn Thọ (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) bị chết do sốc nhiệt khi bị cúp điện đột ngột. Ảnh: NVCC.

Bi kịch nhất là cái chết của một cô gái 20 tuổi ở thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, TP Hải Phòng hôm 2-6: Do nhà mất điện, cô gái này đã cùng bố và em gái vào ôtô để ở tầng trệt trong căn nhà ống, bật điều hòa ngủ, đến nửa đêm thì bị phát hiện tử vong, hai người còn lại bất tỉnh được cấp cứu kịp thời!

Tại chảo lửa Nghệ An, từ đầu tháng 6 đến nay, tại huyện Diễn Châu, Yên Thành… tiếp tục xảy ra tình trạng mất điện ở thời điểm nắng nóng cao điểm lên đến gần 40 độ C. Nhiều người dân túa ra đường, ra đồng để tránh nóng, thậm chí ăn cơm; tận dụng điện một số gia đình có máy điện để cắm quạt xài tạm.

Công ty Điện lực Nghệ An cho biết trong tháng 5-2023 sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn tỉnh tăng đột biến. Tính đến ngày 26-5, sản lượng điện tiêu thụ đã đạt 365 triệu Kwh, đến hết tháng 5 sẽ đạt 430 triệu Kwh. Đây là con số điện tiêu thụ kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.

Một chiến dịch tiết kiệm điện được EVN phát động sâu rộng chưa từng thấy. Tại Hà Nội, những ngày cao điểm nắng nóng, nhân viên EVN Hà Nội mang loa tuyên truyền khắp các tuyến phố, vào tận nhà vận động người dân tắt bớt thiết bị để tiết kiệm điện.

Có thiếu điện?

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 3-6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thừa nhận hiện đã có tình trạng một số nơi thiếu điện. Ông Hải chia sẻ khó khăn, nỗi khổ của người dân trong sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày và sản xuất do tình trạng mất điện gây ra.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải tại cuộc họp báo hôm 3-6. Ảnh Quochoi.vn
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải tại cuộc họp báo hôm 3-6. Ảnh Quochoi.vn.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin ngành điện đã có nhiều biện pháp để cung ứng nguồn điện, bao gồm tăng cường nhập khẩu than, điều tiết lượng than, tăng cường nguồn khí cho các nhà máy điện khí… Đến ngày 31-5, có 7 dự án điện tái tạo, với 430 MW chính thức phát điện và 40 dự án được phê duyệt giá tạm, hiện đang khẩn trương làm thủ tục đưa lên lưới...

Cũng tại buổi họp báo này, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, Thủ tướng đã có nhiều cuộc họp chỉ đạo, yêu cầu ngành điện không thể để thiếu điện. "Với tổng nguồn của hệ thống hơn 81.000 MW, sử dụng thời điểm cao nhất 44.000 MW (54,32%), nên hoàn toàn yên tâm. Vấn đề là sử dụng và vận hành hệ thống" - Bộ trưởng Sơn khẳng định.

Thực tế con số sử dụng thời điểm cao nhất 44.000 MW năm nay, cũng không cao hơn lượng tiêu thụ trong lần lập đỉnh ngày 31-5-2021 ở mức công suất 41.549 MW xảy ra vào lúc 22h, tức là gần nửa đêm.

Từ thông tin này cho thấy nguồn cung ứng điện dư thừa, thậm chí mới sử dụng có hơn ½ công suất hiện có, nhưng tại sao vẫn thiếu điện? Vậy “vấn đề sử dụng và vận hành hệ thống” như Bộ trưởng Sơn nêu chính xác là vấn đề truyền tải.

Tuy nhiên, có một khoảng cách lớn giữa công suất lắp đặt và công suất phát điện thực tế. Mặc dù công suất lắp đặt lên tới hơn 81.000 MW, nhưng công suất phát điện khả dụng chỉ đạt cao nhất không quá 1/2. Điều đó có nghĩa là một lượng lớn công suất lắp đặt không thể phát được điện.

Nguyên nhân là do các dự án điện gió và điện mặt trời phát triển quá nhanh trong thời gian vừa qua đã gây quá tải cho cả hệ thống lưới điện. Tính đến nay, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là 20.670 MW (và có thể tăng nhanh nếu đưa lên lưới các dự án điện tái tạo đã hoàn thành lên lưới).

Khó khăn lớn nhất của EVN là các nguồn điện gió, mặt trời phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có nhiều tiềm năng tại miền Trung và miền Nam như Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Long An...

Đáng lo ngại, các loại hình năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng có thời gian đầu tư xây dựng ngắn (khoảng 6 tháng), trong khi việc đầu tư lưới điện truyền tải phải mất 2-3 năm (lưới điện 220kV) và 5 năm (lưới điện 500 kV). Từ đó dẫn đến nhiều bất cập trong vận hành hệ thống điện.

Năng lượng mặt trời đang bị lãng phí như thế nào?

Trên lý thuyết Việt Nam đang dư nguồn cung điện nhưng vẫn thiếu điện trầm trọng. Nguyên nhân là do hệ thống truyền tải yếu kém, chưa đủ sức làm công tác điều độ điện khi mà năng lượng sạch không bền vững, như điện mặt trời chỉ phát vào ban ngày chẳng hạn, năng lượng gió thì lệ thuộc vào sức gió mạnh hay yếu.

Một chuyên gia ngành năng lượng sạch từng đặt vấn đề chúng ta đang lãng phí năng lượng mặt trời tiềm năng mà nếu tận dụng, hoàn toàn có thể giảm áp lực truyền tải điện, hạn chế thấp nhất việc cúp điện vì thiếu điện lưới.

Đây là vấn đề rất thời sự khi so sánh giá điện âm ở châu Âu. Mới đây giá điện bán buôn ở châu Âu đã giảm xuống mức âm trong một số ngày nắng nhất trong tháng 5 như ở Hà Lan, Phần Lan, Na Uy, vì dư thừa điện nhờ điện mặt trời, điện gió rất phát triển, đặc biệt gió rất mạnh vào ban đêm. Gần như châu Âu đã vượt qua khó khăn về năng lượng những tưởng sẽ dìm lục địa già này vào tình trạng thiếu năng nặng sau khi xung đột quân sự Nga - Ucraina nổ ra.

Tận dụng ưu điểm việc lắp điện mặt trời mái nhà rất đơn giản, thi công rất nhanh, cả châu Âu nhanh chóng vượt qua khó khăn về năng lượng. Điển hình nhất là Hà Lan, quốc gia có hơn 100 MW tấm pin mặt trời cho mỗi 100.000 cư dân, gấp đôi so với Tây Ban Nha và hơn gấp ba lần so với ở Trung Quốc.

Nhược điểm lớn nhất của điện mặt trời là sản lượng tốt nhất chỉ trong những tháng nắng. Các hệ thống pin lưu trữ năng lượng hoặc hydro xanh chưa đủ tiên tiến để tận dụng điện mặt trời cho thắp sáng vào ban đêm hoặc sưởi ấm vào mùa đông. Đó là lý do các chính phủ châu Âu khuyến khích các hộ gia đình lắp điện mặt trời trên mái để tự tiêu thụ.

Sở dĩ mạng lưới năng lượng mặt trời của Hà Lan phát triển rất nhanh là nhờ sự hỗ trợ lâu dài của Chính phủ, bằng chương trình thưởng cho các hộ gia đình lắp đặt các tấm pin mặt trời tự tiêu thụ, không phát lên lưới quốc gia và khấu trừ vào hóa đơn tiền điện với sản lượng mà nhà đó sản xuất, không ràng buộc về thời điểm gia đình dùng điện. Có nghĩa là nếu hộ gia đình có lắp điện mặt trời mái nhà, hoàn toàn có thể sử dụng điện ở thời điểm ban đêm không có nắng vẫn được chính phủ trả hóa đơn tiền điện.

Châu Âu đang tìm cách phát triển hạ tầng pin lưu trữ kết nối với lưới điện để sạc vào những thời điểm nắng hoặc nhiều gió nhất và bán lại điện những khi sản lượng thấp. Người tiêu dùng cũng có thể được khuyến khích sử dụng năng lượng trong thời gian sản xuất điện cao điểm và dư thừa…

Nước Mỹ cũng sử dụng chính sách này và đặt mục tiêu đến năm 2024 tăng gấp 3 lượng điện mặt trời sản xuất trong nước, từ 7,5 GW lên 22,5 GW, đủ để cung cấp cho 3,3 triệu hộ gia đình mỗi năm, với nhiều chính sách ưu đãi cho dân.

Cần có chính sách hỗ trợ dân lắp điện mặt trời trên mái nhà

Trở lại tình hình thiếu điện ở nước ta. Trên lý thuyết, trong những ngày nắng nóng cao điểm, gây ra tình trạng thiếu điện nghiêm trọng như hiện nay, chúng ta đang để “thất thoát” một lượng nguồn năng lượng điện mặt trời khổng lồ, mà nếu tận dụng thì hoàn toàn có thể cung ứng điện sinh hoạt cho phần lớn các hộ gia đình.

Thực tế, sau thời gian khuyến khích người dân lắp điện mặt trời trên mái nhà, EVN đã thông báo sẽ dừng việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu nối, ký hợp đồng mua bán điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà sau ngày 31-12-2020. Nguyên nhân là do áp lực truyền tải.

Cứ cho là EVN đúng đi, thì hiện nay vẫn có thể tiếp tục đẩy nhanh tốc độ điện mái nhà trong dân dùng để tự tiêu dùng (không bán, phát trên lưới điện quốc gia). Tự tiêu thụ điện mặt trời trên mái nhà mình rất có lợi, người dân có thể sử dụng vào ban ngày và nếu có pin dự trữ tốt vẫn có thể sử dụng hạn chế vào ban đêm. Vậy ngay thời điểm này Chính phủ nên và cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân lắp điện mặt trời mái nhà.

Việt Nam đã tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), cam kết cùng gần 150 quốc gia đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ này. Đó là bước đi lịch sử và văn minh.

Để đạt được cam kết này đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam là một thách thức rất lớn, mà các nước phát triển đã cam kết giúp Việt Nam đạt mục tiêu bằng các nguồn tài trợ lớn. Các quốc gia phát triển cũng đã cam kết hỗ trợ cho các nước đang phát triển về công nghệ và tài chính khoảng 100 tỷ USD mỗi năm và nhiều thiết chế tài chính khác cũng cam kết hỗ trợ. Mới nhất, hôm 4-6-2023, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã công bố gói hỗ trợ 105 triệu AUD cho hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Tất cả cho thấy với cam kết COP26, Việt Nam sẽ nhận được nhiều khoản viện trợ không hoàn lại để chuyển đổi năng lượng sạch trong thời gian tới.

Đã đến lúc Chính phủ cần có những biện pháp tích cực để khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch, mà trước hết là cần có chính sách hỗ trợ dân lắp điện mặt trời trên mái.

Nếu có chính sách khuyến khích, chỉ trong một thời gian ngắn, khoảng vài năm, năng lượng điện mặt trời trên mái nhà ở nước ta đủ sức cung ứng cho hàng triệu hộ dân sử dụng, vì việc lắp điện mặt trời trên mái nhà đơn giản và khá nhanh.

Thời gian phát chủ yếu của điện áp mái là vào ban ngày, làm giảm áp lực giảm áp lực về phụ tải lưới điện và giảm gánh nặng về đầu tư hệ thống. Việc phát triển điện mặt trời còn mang ý nghĩa về xã hội và môi trường. Đồng thời, giúp người dân và doanh nghiệp giảm chi phí tiền điện do điện được sản xuất và sử dụng trực tiếp vào giờ cao điểm, giảm giá mua điện bậc cao. Đặc biệt, việc phát triển điện mái nhà không tác động đến quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Vì vậy khuyến khích phát triển điện mặt trời trên mái là một trong những giải pháp tăng cường cung cấp điện đối với khu vực có nguy cơ thiếu điện.

Lúc đó, áp lực nguồn cung điện sinh hoạt cho 100 triệu dân không còn nữa. Ngành điện đủ thời gian hiện đại hóa trên tổng thể với nền tảng điện tái sinh, điện sạch, giúp nước ta thoát khỏi cảnh thiếu điện và thực hiện cam kết COP26, để năm 2050 đưa mức thải ròng về “0”.

Công nhân điện đang kiểm tra chất lượng pin năng lượng mặt trời lắp ở nhà dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: TTXVN
Công nhân điện đang kiểm tra chất lượng pin năng lượng mặt trời lắp ở nhà dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: TTXVN.

Đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở, 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà

Theo Quy hoạch điện VIII Chính phủ vừa ban hành, Nhà nước ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu, trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia.

Có chính sách ưu tiên, chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà. Từ nay đến năm 2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Lưu Xuân Hạo

Tin bài khác
TS. Võ Trí Thành: Bất động sản Hải Phòng hội tụ ba lợi thế phát triển

TS. Võ Trí Thành: Bất động sản Hải Phòng hội tụ ba lợi thế phát triển

Sự kết hợp giữa nền tảng sản xuất, chính sách linh hoạt và chất lượng sống cao giúp Hải Phòng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư chiến lược.
Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Sự thay đổi chiến lược thuê của các tập đoàn toàn cầu đang tạo bước ngoặt cho bất động sản công nghiệp. Việt Nam đứng trước cơ hội vàng – nhưng liệu có đủ năng lực để nắm bắt?
Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập địa giới hành chính từ 1/7/2025 mở ra cơ hội vàng giúc thị trường bất động sản chuyển mình vượt rào cản.
Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất cải cách thủ tục hành chính và quy định đấu thầu để xử lý tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”, thúc đẩy bất động sản bền vững.
Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc và Nam Khánh Hòa vừa công bố kế hoạch cho thuê môi trường rừng để khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại hai khu vực này.
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 theo hướng tăng lên mức bằng 65–70% giá đất ở trong bảng giá đất.
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.