Những bài học "xương máu" từ thất bại của startup tỷ đô Quibi
- Khởi nghiệp
- 14:07 04/11/2020
DNHN - Startup được thành lập bởi 2 doanh nhân kỳ cựu, nhận 1,75 tỷ USD chỉ sau 6 tháng ra mắt, startup Quibi đã ngậm ngùi đóng cửa. Các chuyên gia đã chỉ ra 4 bài học từ thất bại của startup này.
Quibi được điều hành bởi hai tỷ phú là ông Jeffrey Katzenberg và bà Meg Whitman
Quibi khởi đầu với ý tưởng làm các video ngắn trên dịch vụ di động từ cựu CEO eBay là Meg Whitman và đồng sáng lập DreamWorks Jeffrey Katzenberg. Trước khi ra đời, công ty này có liên đới với những tên tuổi lớn bậc nhất Hollywood và huy động được 1,75 tỷ USD. Họ ra mắt vào tháng 4, giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Bản thân đồng sáng lập Katzenberg cũng "đổ cho rằng" Covid-19 chính là một phần nguyên nhân khiến họ thất bại. Như vậy, chỉ sau 6 tháng ra mắt, startup này tuyên bố họ đã đóng cửa và thông báo tới các nhân viên rằng tất cả sẽ bị sa thải.
Quibi hướng đến là ứng dụng giải trí chuyên cung cấp những đoạn video ngắn dưới 10 phút trên điện thoại di động. Tên gọi của ứng dụng này được viết tắt của cụm từ "quick bites", dùng để chỉ những điều "nhanh và sẵn có". Ngay từ tên gọi, Quibi đã nhấn mạnh đến yếu tố ngắn gọn của các video. Nội dung các video này bao gồm các bộ phim, show truyền hình thực tế, tin tức. Ứng dụng này hướng đến khách hàng trẻ trong từ 25-35 tuổi, đối tượng được xem là "không thể sống thiếu điện thoại di động".
Trước sự thất bại của Quibi, các chuyên gia đã xem xét và rút ra 4 bài học xương máu cho các startup.
Sản phẩm không độc đáo trong một thị trường vốn đã cạnh tranh
Trước tiên, nếu bạn chuẩn bị bước vào một thị trường vốn đã đông đúc, hãy cung cấp thứ gì đó thực sự độc đáo. Quibi là một dịch vụ phát trực tuyến khác trong một biển các dịch vụ phát trực tuyến. Không thiếu các nền tảng video trên thiết bị di động đã làm rung chuyển cả thế giới, khuyến khích họ chia sẻ tư duy và nội dung mình yêu thích hoặc tự tạo ra nội dung, điển hình như YouTube và gần đây là TikTok.
Sự khác biệt ở đây là YouTube và TikTok là các định dạng hỗ trợ quảng cáo miễn phí cho hầu hết người xem. Khả năng xem các chương trình theo chiều dọc hoặc chiều ngang mà Quibi tự hào thì lại không phải là điểm độc đáo để khách hàng sẵn sàng trả thêm 5 USD trở lên mỗi tháng. Tất cả các đối thủ cạnh tranh của họ đều cung cấp nội dung tuyệt vời có thể xem trên BẤT KỲ thiết bị nào (và trong một số trường hợp, ngay cả rạp chiếu phim).
Nội dung không hấp dẫn
Việc Quibi chỉ ra mắt trên nền tảng di dộng là một tử huyệt. Và khi nó nhận ra điều đó để bắt đầu thử nghiệm trên TV thì đã quá muộn. Thế nhưng, thay vì đưa ra những nội dung thực sự mới mẻ, họ đã bắt đầu với việc phát lại các chương trình cũ đã bị lãng quên. Quibi có một số thứ đáng chú ý về mặt công nghệ, nhưng nó sẽ không bao giờ thu được tiền của khán giả khi cung cấp các bộ phim truyền hình dài tập và phim điện ảnh theo từng tập ngắn. Những loại nội dung này thường sẽ được các gia đình yêu thích hơn nếu phát trên chiếc TV to trong phòng khách.
Quibi sử dụng tên tuổi của các ngôi sao lớn để kéo khán giả, điều đó đúng nhưng chưa đủ bởi nội dung mới là thứ để khán giả tìm đến với bạn nhiều nhất. Jeffrey Katzenberg và Meg Whitman chi tiền cho các chương trình ghi hình trong các phòng hạng sang. Startup cũng thuê cả Chrissy Teigen, Sam Raimi và Sophie Turner ghi hình các chương trình. Sử dụng người nổi tiếng là đúng, nhưng nội dung cuối cùng không kết nối được với khán giả mục tiêu của nó.
Chi tiền mạnh tay cho những thứ chưa cần thiết
Tòa nhà nơi đặt trụ sở của Quibi
Sai lầm thứ ba là các founder đã quá tự tin khi gọi được số vốn 1,75 tỷ USD dẫn đến vung tay quá trán. Họ ký ngay hợp đồng thuê văn phòng làm trụ sở trong 10 năm với diện tích lên tới 49.000 feet vuông tại tòa nhà văn phòng đắt đỏ với giá thuê lên tới 4,5 USD/feet vuông.
Tiếp đó là những hợp đồng đắt đỏ với những người nổi tiếng và những người sáng tạo nội dung. Trong một số cuộc phỏng vấn, Người sáng lập Quibi & Chủ tịch Hội đồng quản trị Jeffrey Katzenberg khoe rằng công ty đang trả cho những người sáng tạo nội dung 100.000 USD mỗi phút cho các chương trình của họ, tương đương với 6.000.000 USD một giờ và bằng số tiền Netflix đã trả cho một tập phim dài một giờ của Away. Chương trình đó có sự tham gia của Hilary Swank và có đủ CGI để đưa một phi hành đoàn lên sao Hỏa.
Nhưng hãy chia nhỏ nó theo cách khác. Hãy loại bỏ chi phí tiếp thị, chi phí nhân viên và không gian văn phòng sang trọng bằng một khu vườn trung tâm. Về lý thuyết, mỗi người đăng ký Quibi phải trả $ 5 một tháng cho dịch vụ. Vì vậy, Quibi cần 20.000 người đăng ký chỉ để trả cho một phút chi phí ghi hình. Xin nhấn mạnh là chỉ chi phí ghi hình.
Cơ cấu chi phí của Quibi thật điên rồ và lỗi nằm ở ban lãnh đạo. Công việc của họ là quản lý chi phí và đưa ra các quyết định chiến lược về các hạng mục cần chi tiền. Thay vì thuê văn phòng đắt tiền vì nó khiến bạn cảm thấy thành công mà như Meg Whitman đã nói trong một cuộc phỏng vấn, việc đi bộ đến Hollywood gần đó khiến cô nhớ đến việc ở Berlin.
Chọn kênh truyền thông không phù hợp
Nếu bạn đang xây dựng một nền tảng dựa trên công nghệ hiện đại thì việc chọn lựa kênh truyền thông cũng phải khác biệt và hiện đại. Quibi bỏ nhiều công sức để đặt những câu chuyện “độc quyền” tại các tờ báo và tạp chí nổi tiếng như “Entertainment Weekly”. Các vị trí trông đẹp mắt đối với ông chủ, nhưng không thực sự thu hút được đối tượng mà Quibi tuyên bố là nhắm mục tiêu. Không có thanh niên 22 tuổi nào thích xem video trên thiết bị di động sẽ nói “Này, bạn đã đọc bài viết đó trên Entertainment Weekly chưa? Tôi phải xem cuốn Quibi này!”
Và đó là một cách truyền thông thất bại, vì những người đang đọc “Rolling Stone” hoặc “Tạp chí Time” không phải là những khách hàng tiềm năng của Quibi. Mặc dù đã quảng cáo trong một số chương trình nổi tiếng (bao gồm chiếu trong Fortnite), startup cũng không theo dõi những quảng cáo đó phủ sóng đến đâu và khách hàng cảm thấy như thế nào về dịch vụ của họ.
TH
Tin liên quan
# startup

Bất chấp những xáo trộn do COVID-19, đầu tư vào startup tại Hoa Kỳ đã đạt mức cao kỷ lục 130 tỷ USD trong năm 2020
Theo báo cáo Money Tree vừa công bố của PricewaterhouseCoopers/CB Insights, bất chấp những xáo trộn do coronavirus gây ra, đầu tư vào startup tại Hoa Kỳ đã đạt mức cao kỷ lục 130 tỷ USD trong năm 2020.

Startup Palexy gọi vốn được 1 triệu USD với tham vọng số hóa cửa hàng bán lẻ truyền thống
Palexy, một startup do Tiến sĩ Thông Đỗ sáng lập, vừa kêu gọi được 1 triệu USD vốn đầu tư do Access Ventures và Do Ventures dẫn dắt với tham vọng giúp các hãng bán lẻ tối ưu hóa hoạt động của cửa hàng truyền thống bằng công nghệ 4.0.

Bốn sai lầm của startup khi chứng minh sản phẩm phù hợp thị trường
Xây dựng giải pháp rồi mới tìm vấn đề thật sự của thị trường là lỗi thường gặp trong trình bày bản kế hoạch kinh doanh để gọi vốn của startup.

Hơn 107 tỷ đồng rót vào “Shark Tank Việt Nam" mùa 2
Chiều 21/8, tại Hà Nội, Hội đồng các nhà đầu tư của Chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ đã hội tụ tại chương trình “Đối mặt thách thức”.

Kết nối để startup gọi vốn thành công
Để tập trung vốn cho khởi nghiệp, nhiều quỹ đầu tư, doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn tìm kiếm và đầu tư vốn cho các startup.
Đọc thêm Khởi nghiệp
Loship trở thành startup đầu tiên tại thị trường Đông Nam Á được nhà đồng sáng lập phần mềm Skype rót vốn
Chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của Lozi và sau này là Loship, Golden Gate Ventures đã giới thiệu Loship như một cơ hội đầu tư giàu tiềm năng cho MetaPlanet tại thị trường Đông Nam Á.
Lê Yên Thanh, CEO BusMap: Khởi nghiệp từ công nghệ “made in” Việt Nam
Từng được Google giữ lại với mức lương 6.000 USD nhưng CEO BusMap lại “chọn đường khó hơn” khi về Việt Nam khởi nghiệp...
Vượt qua rào cản màu da, những nữ doanh nhân da màu này đã phá vỡ doanh thu hàng tỉ đô la
Sự nỗ lực của những doanh nhân da màu một lần nữa phá tan định kiến.
Startup đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ in 3D để phát triển tên lửa
Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Los Angeles có những kế hoạch lớn với dự định phóng tên lửa Terran 1 in 3D vào cuối năm nay.
Công bố bản đồ đầu tiên về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
Theo thông tin từ Văn phòng Đề án 844, Bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam với vai trò trung tâm của startup, bao gồm các thành phần được lựa chọn dựa trên một số tiêu chí.
Startup Oribi gọi vốn thành công 15,5 triệu USD
Startup Oribi - một công cụ phân tích tiếp thị No-code, đã huy động được 15,5 triệu đô la trong vòng gọi vốn serie-B do Ibex dẫn đầu.
Chàng trai 9X đam mê khởi nghiệp chinh phục khó khăn
Phạm Công Nhất là sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực bán lẻ trên sàn thương mại điện tử. Sau 4 năm ra trường, anh đã phát triển 5 gian hàng chính hãng tiến tới xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam.
Startup Go2Joy - ứng dụng đặt phòng theo giờ liên tiếp gọi được hàng triệu USD vốn đầu tư
Vào đầu tháng 2.2021, Go2joy - ứng dụng đặt phòng theo giờ tiếp tục hoàn thành đợt gọi vốn mới, trong vòng đầu tư A+ với giá trị lên đến 2,3 triệu USD.
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Israel phát triển mạnh mẽ
Tính đến hết năm 2020, có hơn 30 công ty công nghệ ở Israel được định giá trên 1 tỷ USD. Chỉ trong tháng 01.2021, các công ty khởi nghiệp (startup) của Israel đã huy động được mức kỷ lục 1,44 tỉ USD.
Chàng trai Nam Định từng rửa bát thuê ở Nhật trở thành Chủ tịch startup triệu Yên
Báo Nikkei Asia của Nhật Bản mới đây đã đăng tải bài viết về tấm gương thành công của Chủ tịch Hachix Nguyễn Công Thành, doanh nhân Việt Nam khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) ở nước này.