Thứ sáu 22/11/2024 11:42
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Nhiều doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa kinh doanh thua lỗ, không bảo toàn được vốn

15/10/2022 11:18
Báo cáo của Chính phủ thừa nhận vẫn còn có một số doanh nghiệp sau khi chuyển đổi hoạt động chưa hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu.

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội cập nhật tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 197 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Cụ thể, tổng tài sản khối doanh nghiệp doanh nghiệp có trên 50% vốn Nhà nước là 663.571 tỷ đồng. Theo báo cáo hợp nhất, tổng các khoản phải thu là 66.214 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2020. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 9.392 tỷ đồng, chiếm 14% tổng các khoản phải thu và các doanh nghiệp này đã thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi với giá trị là 7.086 tỷ đồng.

Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam là một trong những doanh nghiệp cổ phần hóa kinh doanh thua lỗ
Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam là một trong những doanh nghiệp cổ phần hóa kinh doanh thua lỗ.

Một số doanh nghiệp có tổng doanh thu theo báo cáo hợp nhất đạt cao (trên 5.000 tỷ đồng) như: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (170.968 tỷ đồng); Tập đoàn Bảo Việt (46.511 tỷ đồng); Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (29.752 tỷ đồng); Tập đoàn Công nghiệp Cao su (28.065 tỷ đồng); Tổng công ty Lương thực Miền Nam (16.714 tỷ đồng); Tổng công ty Hàng hải (14.298 tỷ đồng); Công ty CP Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (9.999 tỷ đồng); Tổng công ty Cảng hàng không VN (8.015 tỷ đồng); Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp (7.116 tỷ đồng); Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (7.109 tỷ đồng); Tổng công ty Phát triển Khu công nghiệp (5.563 tỷ đồng).

Lãi phát sinh trước thuế của khối doanh nghiệp này theo báo cáo hợp nhất là 30.404 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2020.

Dù vậy, một số doanh nghiệp có nợ phải thu lớn như: Tập đoàn Bảo Việt (9.303 tỷ đồng); Tập đoàn Xăng dầu VN (7.626 tỷ đồng); Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp - Becamex (5.260,7 tỷ đồng); Vietnam Airlines (5.102,7 tỷ đồng); Tổng công ty Lắp máy VN (4.167 tỷ đồng); Tổng công ty Cảng hàng không (3.931 tỷ đồng); Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (3.799 tỷ đồng).

Trong đó, 4 công ty mẹ có nợ phải thu khó đòi lớn (trên 1.000 tỷ đồng) gồm: Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là 1.630 tỷ đồng (đã trích lập dự phòng 495 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực Miền Nam là 1.336 tỷ đồng (đã trích dự phòng 1.336 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tổng công ty Lắp máy VN là 1.207 tỷ đồng (đã trích dự phòng 1.206 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su là 1.071 tỷ đồng (đã trích dự phòng 664 tỷ đồng).

Tổng vốn chủ sở hữu của khối này, theo báo cáo hợp nhất là 247.101 tỷ đồng, tương đương năm 2020. Trong đó, vốn nhà nước góp là 156.069 tỷ đồng, duy trì tương đương năm 2020, trung bình chiếm 83% tổng vốn điều lệ.

Theo báo cáo của Chính phủ, việc nắm giữ tỷ lệ chi phối tại các doanh nghiệp sau khi thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên chủ yếu tập trung tại các tập đoàn, tổng công ty lớn và các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích sau khi thực hiện chuyển đổi.

Tuy nhiên, báo cáo thừa nhận vẫn còn có một số doanh nghiệp sau khi chuyển đổi hoạt động chưa hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu. Đó là: Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam - Đài truyền hình Việt Nam, Nhà nước nắm giữ 50,26% vốn điều lệ (âm vốn chủ sở hữu 3.551 tỷ đồng), tăng 11% so với năm 2020; Công ty mẹ - Tổng công ty Cơ khí Xây dựng, Nhà nước nắm giữ 98,76% vốn điều lệ (âm vốn chủ sở hữu 52 tỷ đồng), giảm 3% so với năm 2020; Công ty CP bóng đá Xuân Thiện Nam Định, Nhà nước nắm giữ 89,4% vốn điều lệ (âm vốn chủ sở hữu 17 tỷ đồng), tăng 127% so với năm 2020…

Liên quan đến các khoản lỗ phát sinh của khối doanh nghiệp này, Chính phủ cho biết: Theo báo cáo hợp nhất, có 23/197 doanh nghiệp (chiếm 12%), giảm 18% về số lượng so với năm 2020 với tổng số lỗ phát sinh là 13.757 tỷ đồng.

Trong đó, một số doanh nghiệp có vốn nhà nước có số lỗ phát sinh theo báo cáo hợp nhất lớn như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam (12.965 tỷ đồng); Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (342 tỷ đồng); Tổng công ty Lương thực Miền Nam (298 tỷ đồng); Công ty CP Phà An Giang lỗ phát sinh 30 tỷ đồng...

Tính riêng công ty mẹ, báo cáo cho hay có 2 công ty mẹ có lỗ phát sinh với giá trị là 12.185 tỷ đồng. Bao gồm: Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam (11.833 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực Miền Nam (352 tỷ đồng). Theo báo cáo hợp nhất có 38/197 doanh nghiệp (chiếm 19%) với tổng số lỗ lũy kế là 33.143 tỷ đồng.

P.V (t/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).