Thứ sáu 22/11/2024 15:51
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Nhiệm vụ của nhiều đơn vị sự nghiệp công lập còn chồng chéo, gây lãng phí

02/11/2022 10:26
Vẫn tồn tại nhiều đơn vị sự nghiệp công lập trong cùng một bộ, ngành, lĩnh vực, trên cùng địa bàn có những nhiệm vụ còn chồng chéo gây lãng phí trong sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng, nhân lực và kinh phí.
Ảnh minh họa
Hội thảo Đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị dịch vụ sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sáng 2/11, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo “Đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị dịch vụ sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nhằm sơ kết quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-CT/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS, TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hội, hướng tới mục tiêu ổn định và công bằng xã hội; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Nguồn thu sự nghiệp đã tăng lên, thực hiện tiết kiệm chi phí để tăng thu nhập cho người lao động.

Kết quả Tổng điều tra kinh tế của Tổng cục Thống kê năm 2021 cho thấy, đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập năm 2020, ngành giáo dục và đào tạo có đóng góp giá trị tăng thêm lớn nhất trong tổng giá trị tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp công lập, đạt khoảng 255 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,5% trong tổng giá trị tăng thêm của hoạt động sự nghiệp công lập.

Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có giá trị tăng thêm đạt xấp xỉ 155 nghìn tỷ đồng, chiếm 32,5% so với tổng giá trị tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp công lập và xếp thứ 2 trong đóng góp về giá trị tăng thêm.

Giá trị tăng thêm hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ đạt khoảng 25 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,2% so với tổng giá trị tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp. Giá trị tăng thêm ngành thông tin và truyền thông đạt xấp xỉ 13 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,7% so với tổng giá trị tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp.

Năm 2020, các ngành dịch vụ đóng góp khoảng gần 40% GDP, trong đó dịch vụ sự nghiệp công có đóng góp 5,92% GDP.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, tính đến cuối năm 2021, lần đầu tiên biên chế công chức giảm 10%; biên chế sự nghiệp giảm 11, 7%.

Theo Bộ Tài chính, qua sắp xếp bộ máy và tinh giản biên chế giai đoạn 2017 - 2021 đã giảm chi ngân sách Nhà nước được 25 nghìn tỷ đồng. Cả hệ thống chính trị đến hết năm 2021 đã giảm 262 nghìn biên chế, tương đương hơn 20% so với năm 2015. Lần đầu tiên bộ máy không bị phình ra sau khi thực hiện tinh giản.

Cũng theo kết quả Tổng điều tra kinh tế của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2021, cả nước có 52,5 nghìn đơn vị sự nghiệp, giảm 28,6% so với năm 2016; lao động sự nghiệp là 2,4 triệu người.

Mạng lưới các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao đã phủ kín hầu hết các lĩnh vực, địa bàn, đến tận khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo trong cả nước. Hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập giữ vai trò nòng cốt trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và thực hiện chính sách an sinh xã hội, tạo cơ hội tiếp cận dễ dàng, thuận lợi, bình đẳng cho mọi người dân, với chất lượng ngày càng cao và chi phí hợp lý hơn.

Ảnh minh họa
Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập chưa gắn liền với đổi mới cơ chế tự chủ về tài chính (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, PGS, TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, quá trình triển khai đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng của các đơn vị sự nghiệp công còn nhiều vướng mắc, hạn chế.

Đó là việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập chưa gắn liền với đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ về tài chính, nguồn thu từ dịch vụ sự nghiệp ít và tăng trưởng chậm, vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước.

Còn nhiều đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp mà Nhà nước không cần thiết phải nắm giữ. Chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý và viên chức chưa cao, năng suất lao động thấp. Cơ cấu đội ngũ viên chức chưa hợp lý, đội ngũ viên chức làm công tác phục vụ chiếm tỷ lệ cao. Việc thu hút nhân tài vào làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập gặp khó khăn.

Cùng với đó, việc đổi mới hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm so với lĩnh vực kinh tế và yêu cầu thực tiễn. Công tác quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập chưa chú trọng quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đặc điểm vùng, miền và nhu cầu thực tế.

“Vẫn tồn tại nhiều đơn vị sự nghiệp công lập trong cùng một bộ, ngành, lĩnh vực, trên cùng địa bàn có những nhiệm vụ còn chồng chéo gây lãng phí trong sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng, nhân lực và kinh phí”, ông Lợi cho biết.

Cũng theo Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, công tác phân bổ kinh phí từ ngân sách Nhà nước vẫn chủ yếu theo yếu tố đầu vào và theo biên chế, chưa gắn với đầu ra về số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công còn hạn chế, tiến độ còn chậm, kết quả đạt được thấp và còn thiếu vững chắc.

Nhiều đơn vị sự nghiệp công lập chưa thể thích nghi ngay với cơ chế tự chủ, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, còn mang tâm thế ỷ lại, kéo dài việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới hoạt động.

Nhiều đơn vị chưa xây dựng được tiêu chuẩn dịch vụ và các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công lập để kiểm định chất lượng cung ứng dịch vụ. Công tác quản trị nội bộ còn yếu kém, hầu hết các đơn vị sự nghiệp công lập chưa thành lập hội đồng quản lý để thực hiện vai trò quản trị đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài ra, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa cao, chưa tách bạch rõ giữa chức năng quản lý Nhà nước với chức năng cung ứng dịch vụ công của đơn vị.

Chủ trương đổi mới hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An khuyến nghị cần tăng cường công tác phối hợp thanh tra , kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật về chính sách đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

H. Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).