
Nhận lực đẩy, ngành da - giày vẫn chật vật mới mục tiêu xuất khẩu 2023
Năm 2022, dù ngành da giày - túi xách vượt qua nhiều khó khăn để đạt được kim ngạch xuất khẩu ấn tượng, song điều này không có gì bảo đảm ngành sẽ duy trì được sự tăng trưởng trong năm 2023.
Đánh giá về các thị trường FTA, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Lefaso, nhận định rằng, các FTA đóng góp rất tốt trong thành tích xuất khẩu của ngành da - giày.
Điều đáng nói là nhờ tận dụng được các hiệp định như EVFTA, CPTPP (tỷ lệ tận dụng trên 90%) nên ngành da giầy vẫn đạt mức tăng trưởng khá tốt từ đầu năm 2022 đến nay.

Đơn cử như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), thị trường EU là một thị trường truyền thống và cũng là thị trường chính của ngành da - giày. Tuy nhiên, trước khi EVFTA có hiệu lực thì tỷ trọng xuất khẩu vào EU chỉ chiếm khoảng 22 - 23%, còn sau khi hiệp định này có hiệu lực thì tỷ trọng được nâng lên 26%.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), năm 2022, dù ngành da giày - túi xách vượt qua nhiều khó khăn để đạt được kim ngạch xuất khẩu ấn tượng, song điều này không có gì bảo đảm ngành sẽ duy trì được sự tăng trưởng trong năm 2023. Công tác dự báo thị trường khó hơn, điều phối sản xuất gặp nhiều rủi ro, đặt doanh nghiệp ở thế vô cùng bấp bênh.
Thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu phản ánh, doanh số bán lẻ quần áo và giày dép tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có dấu hiệu kém khả quan từ tháng 10/2022, cùng mức tăng trưởng âm, báo hiệu tiếp một mùa khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất giày dép.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso nhận định, mục tiêu xuất khẩu năm 2023 sẽ trở nên thách thức hơn, đặt trong bối cảnh thị trường toàn cầu giảm tiêu dùng. Ở trong nước, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, chi phí sản xuất tiếp đà tăng cao, cho thấy các doanh nghiệp phải duy trì hoạt động trong một giai đoạn cực kỳ khó tiên lượng.
Từ quý IV năm ngoái, trước tác động của lạm phát, các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản đều suy giảm tiêu dùng. Trong khi nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chậm lại, hàng tồn kho các sản phẩm giày dép của các nhà bán lẻ và các nhãn hàng tiếp tục ở mức cao sẽ làm xấu đi triển vọng đơn hàng trong nửa đầu năm 2023.
P.V (t/h)
- Cảnh báo bị lừa tiền trên sàn chứng khoán trái phép
- Grab có khả năng thâu tóm thêm startup giao đồ ăn để mở rộng thị trường
- Singapore: Sân bay Changi sớm áp dụng công nghệ sinh trắc học khuôn mặt thay hộ chiếu
- Ùn tắc giao thông toàn cầu và cách giải quyết
- Mở rộng cơ hội, kết nối hợp tác giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với đối tác Hàn Quốc
Cùng chuyên mục


Thống đốc NHNN nêu 6 giải pháp thúc đẩy tín dụng trên địa bàn Thủ đô

Việt Nam xếp thứ 106 trên 165 quốc gia, vùng lãnh thổ về Chỉ số Tự do kinh tế thế giới

Hà Nội điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2023

Các nhà đầu tư lớn của Hoa Kỳ quan tâm tới thị trường Việt Nam

Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình- Mộc Châu)
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"
-
PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi: Nhu cầu vốn của doanh nghiệp yếu nhưng ngân hàng lại dư thừa