Thứ sáu 11/04/2025 16:11
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Nhà ở xã hội - "miếng bánh" không dễ xơi. Bài XIII: Lý do khiến các doanh nghiệp không muốn làm nhà ở xã hội

26/10/2023 12:11
Nhà ở xã hội là một giải pháp nhà ở mang lại nhiều kỳ vọng cho người dân, nhưng thực tế loại hình nhà ở này đang gặp khá nhiều khó khăn. Vậy vì sao phân khúc này chưa được các doanh nghiệp quan tâm?
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Lý do khiến nhà ở xã hội không nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp

Bộ Xây dựng dự báo, từ nay tới năm 2030, nhu cầu nhà ở tại các khu đô thị, khu công nghiệp sẽ thiếu khoảng 2,4 triệu căn hộ. Đây là lý do cơ quan này đưa ra đề án “xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội” và được Chính phủ thông qua vào tháng 4/2023.

Quyết tâm của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong đề án này được đại đa số người dân ủng hộ vì thể hiện tính nhân văn đối với những người yếu thế trong xã hội.

Từng trực tiếp gặp gỡ và làm việc với nhiều doanh nghiệp đã và đang phát triển loại hình nhà ở này, cũng như tiếp xúc với nhiều người dân có nhu cầu thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội, người viết thấy rằng, còn nhiều “điểm nghẽn” cần phải tháo gỡ để đề án này có thể triển khai thành công trên thực tiễn.

Có một số lý do mà các doanh nghiệp có thể không muốn đầu tư vào lĩnh vực nhà ở xã hội. Trong đó, nhà ở xã hội thường được xây dựng để cung cấp nhà ở cho nhóm người có thu nhập thấp hoặc trung bình thấp. Do đó, giá bán hoặc giá thuê nhà thường được giới hạn và không cao. Điều này có nghĩa là lợi nhuận từ dự án nhà ở xã hội có thể thấp hơn so với các dự án nhà ở thương mại. Điều này làm cho lĩnh vực này trở nên ít hấp dẫn với các doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận cao.

Đặc biệt, nhà ở xã hội thường yêu cầu quy định và sự tham gia của các cơ quan chính phủ và các tổ chức xã hội. Quy trình phê duyệt và giám sát chặt chẽ có thể làm tăng chi phí và thời gian đầu tư. Ngoài ra, quản lý và vận hành dự án nhà ở xã hội cũng có thể gặp phải những thách thức đặc biệt, bao gồm việc đảm bảo tuân thủ các quy định về thuê, bảo trì và quản lý khu dân cư.

Như vậy, lĩnh vực nhà ở xã hội có thể đối mặt với các rủi ro pháp lý và quy định phức tạp. Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất có thể gây tranh chấp hoặc không rõ ràng, và quy trình pháp lý có thể tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Điều này gây ra không chắc chắn về quyền sở hữu và tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, chính phủ thường phải cung cấp các chính sách hỗ trợ và cơ chế kích thích đầu tư. Tuy nhiên, nếu không có sự cam kết và hỗ trợ đủ từ phía chính phủ, các doanh nghiệp có thể không thấy đủ động lực để đầu tư vào lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, xây dựng nhà ở xã hội yêu cầu vốn đầu tư lớn và thời gian hoàn vốn kéo dài. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp không có khả năng tài chính đủ để đầu tư vào dự án nhà ở xã hội.

Tóm lại, các doanh nghiệp có thể không muốn đầu tư vào nhà ở xã hội do lợi nhuận thấp, khó khăn trong quản lý và vận hành, rủi ro pháp lý, thiếu hỗ trợ từ chính phủ và khả năng tài chính hạn chế. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, có các doanh nghiệp và tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực này với mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững.

Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Hoàng Nam - Tổng Giám đốc G-Home.

Vì sao doanh nghiệp không mặn mà?

Ông Nguyễn Hoàng Nam - Tổng Giám đốc G-Home cho rằng, bên cạnh hành lang pháp lý, nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội cũng là điều cần bàn tới. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước có gói ưu đãi tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội, nhưng mức lãi suất cho vay 8,2%/năm vẫn vượt quá khả năng chi trả đối với người thu nhập thấp, tức là có mức thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng (sau giảm trừ gia cảnh) - mức không phải nộp thuế để được tiếp cận gói vay theo quy định hiện hành, trong khi mức thu nhập này cũng chỉ đủ chi trả cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, học hành, đi lại…, nên gần như không có tích lũy để mua nhà.

“Thực tế này dẫn chúng ta quay trở lại câu chuyện đã đề cập ở trên, đó là sẽ chỉ có những người có thu nhập đủ lớn từ “nghề tay trái” mới có thể tiếp cận gói vay ưu đãi, hay nói cách khác, ngân hàng vì lý do an toàn sẽ chỉ ưu tiên cho vay những người có đủ khả năng trả nợ”, ông Nam nói.

Ông Nam cho biết, một số đại biểu Quốc hội đưa ra đề xuất cần phát triển nhà ở xã hội theo hình thức cho thuê, thay vì để bán, nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người lao động ngày càng tăng cao hiện nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hình thức này rất khó triển khai vì nhiều lý do, đầu tiên là giá thuê.

Ông nam lấy dẫn chứng, tại 2 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội và Hạ Long mới mở bán gần đây, đơn giá thuê công khai niêm yết trên cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng vào khoảng 100.000 đồng/m2/tháng, tương đương 6 triệu đồng/tháng cho mỗi căn diện tích 60 m2, cao hơn giá thuê căn hộ chung cư cùng diện tích tại dự án nhà ở thương mại với tiện ích và dịch vụ đầy đủ hơn nhiều.

Theo ông Nam, việc thuê nhà ở xã hội đòi hỏi thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian khi người thuê phải chứng minh thuộc 1 trong 10 nhóm đối tượng được tiếp cận theo quy định; phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng); phải thuộc 1 trong 7 loại hình khó khăn về nhà ở và có hộ khẩu thường trú tại địa phương có dự án…

Ông chia sẻ, người đi thuê nhà ở xã hội sẽ chịu thiệt thòi lớn bởi theo quy định tại Điều 51 - Luật Nhà ở, người muốn mua nhà ở xã hội phải “chưa được mua hoặc thuê nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức”, tức là nếu “trót” đi thuê thì toàn bộ mã số định danh cá nhân người thuê cùng những người đứng tên trong hộ khẩu sẽ được lưu lại như là bằng chứng “đã được hưởng ưu đãi” và khi đó, cơ hội được mua nhà ở xã hội sẽ không còn.

“Chưa kể, các nhà phát triển bất động sản cũng không muốn làm nhà ở xã hội chỉ để cho thuê khi Khoản 3, Điều 54 - Luật Nhà ở năm 2014 quy định, chủ đầu tư phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê, sau 5 năm mới được bán. Thực tế, với mỗi dự án nhà ở xã hội, chủ đầu tư chỉ được hưởng lợi nhuận tối đa 10%, trong khi họ phải dành ra tới 20% diện tích để cho thuê nên gần như không còn lợi nhuận”, ông Nam nói thêm.

Cũng theo ông Nam, trong phát triển chính sách, việc lấy kinh nghiệm từ quốc tế để áp dụng tại Việt Nam là bình thường, song cần quan tâm tới bản chất vấn đề. Tại các nước phát triển, doanh nghiệp xây nhà ở xã hội theo đơn đặt hàng của chính quyền và sau khi xây xong, chính quyền sẽ mua lại để cho thuê hoặc bán cho những người đủ điều kiện và có nhu cầu, nên vai trò chủ đầu tư thuộc về chính quyền, họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu sản phẩm bị thị trường quay lưng.

Nghệ Nhân

Tin bài khác
TP.Hồ Chí Minh: Giá căn hộ tiếp tục lập đỉnh, sức mua có dấu hiệu chững lại

TP.Hồ Chí Minh: Giá căn hộ tiếp tục lập đỉnh, sức mua có dấu hiệu chững lại

Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh quý 1/2025 chứng kiến nhiều diễn biến trái chiều, giá căn hộ liên tục lập đỉnh mới, trong khi mức hấp thụ bắt đầu chậm lại do áp lực giá bán cao.
Bình Dương duyệt giá đất cho dự án chung cư tại An Phú, TP Thuận An

Bình Dương duyệt giá đất cho dự án chung cư tại An Phú, TP Thuận An

Tỉnh Bình Dương yêu cầu chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về độ chính xác và trung thực của thông tin, số liệu đã cung cấp để định giá đất.
Người trẻ mua nhà ở: Giấc mơ cần lời giải thực tế

Người trẻ mua nhà ở: Giấc mơ cần lời giải thực tế

Giấc mơ an cư của người trẻ ngày càng trở nên xa vời trong bối cảnh giá nhà không ngừng leo thang, thu nhập tăng chậm và các rào cản tài chính ngày một lớn hơn theo thời gian.
Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận nguồn cung tăng mạnh trong quý 1/2025, nhưng giá bán có dấu hiệu hạ nhiệt sau một năm “nóng sốt”. Cung tăng, giao dịch ổn định, giá giảm nhẹ.
Đồng Nai sẽ hoàn thành thu hồi đất Khu công nghiệp Biên Hòa 1 trong năm 2025

Đồng Nai sẽ hoàn thành thu hồi đất Khu công nghiệp Biên Hòa 1 trong năm 2025

Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai khẳng định việc xây dựng phương án bồi thường sẽ được thực hiện công khai, minh bạch và theo đúng trình tự pháp luật, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp.
Chuyên gia Đỗ Giang: Thách thức và giải pháp định giá đất ở Việt Nam

Chuyên gia Đỗ Giang: Thách thức và giải pháp định giá đất ở Việt Nam

Theo bà Đỗ Giang, Giám đốc Bộ phận Tư vấn & Định giá Savills Việt Nam, hiện những vấn đề tồn tại trong công tác định giá đất và các giải pháp cần thiết để cải thiện tính minh bạch và chính xác.
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát tiến độ dự án khởi công, khánh thành dịp 30/4/2025

Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát tiến độ dự án khởi công, khánh thành dịp 30/4/2025

Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương rà soát tiến độ các dự án quan trọng, chuẩn bị khởi công, khánh thành vào dịp 30/4/2025, đặc biệt là các công trình cao tốc và hạ tầng trọng điểm.
Khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Khung giá mới thiết lập mặt bằng giá hợp lý, bảo vệ quyền lợi của người thuê nhà ở xã hội, mà còn tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, khai thác lĩnh vực nhà ở xã hội.
Bất động sản Quy Nhơn đang ở "chân sóng" thị trường

Bất động sản Quy Nhơn đang ở "chân sóng" thị trường

So với các đô thị ven biển Quy Nhơn (Bình Định) đang là thành phố có sức hút khá đặc biệt nhưng giá bất động sản tại đây đang được định giá thấp hơn các khu vực ven biển khác .
Giá bất động sản lập mặt bằng giá mới ở ngưỡng cao, thuê nhà thành xu hướng

Giá bất động sản lập mặt bằng giá mới ở ngưỡng cao, thuê nhà thành xu hướng

Giá bất động sản tăng cao, thay vì "oằn mình" gánh khoản nợ kéo dài hàng chục năm để sở hữu một căn hộ, nhiều người trẻ ngày nay chấp nhận phương án thuê nhà để được tự do thay đổi nơi ở, nơi làm việc và lối sống.
Xu hướng người trẻ chọn thuê nhà hơn mua vì sự linh hoạt

Xu hướng người trẻ chọn thuê nhà hơn mua vì sự linh hoạt

Giá nhà cao khiến giới trẻ đối mặt với khó khăn trong việc sở hữu nhà, dẫn đến xu hướng chuyển sang thuê nhà, đồng thời thay đổi cách nhìn về quyền sở hữu tài sản.
Sáp nhập địa giới hành chính “sóng” giá đất do tin đồn

Sáp nhập địa giới hành chính “sóng” giá đất do tin đồn

Sáp nhập địa giới hành chính đang làm dậy sóng thị trường bất động sản, nhưng nhiều địa phương cảnh báo nguy cơ "sốt đất ảo" do tin đồn, ảnh hưởng giá trị đất nền.
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam

K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam

Sự xuất hiện của K-Home New City được đánh giá như một giải pháp đột phá mang đến cơ hội an cư lạc nghiệp hiếm có cho người dân tại Bình Dương.
Khởi động giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru - 11 năm vinh danh các chủ đầu tư xuất sắc

Khởi động giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru - 11 năm vinh danh các chủ đầu tư xuất sắc

Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2025 đánh dấu năm thứ 11 liên tiếp vinh danh các chủ đầu tư và dự án tiêu biểu. Mùa giải năm nay có các hạng mục mới, phản ánh xu hướng phát triển của thị trường.
Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố quan trọng giúp phát triển bền vững ngành bất động sản công nghiệp xanh tại Việt Nam, tạo ra cơ hội tăng trưởng trong tương lai.