Nghịch lý như Elon Musk: Dùng tiền chính phủ để xây dựng Tesla nhưng lách luật trốn thuế

21:38 28/10/2021

Có thể bạn không ngờ một cơ ngơi như Tesla hoạt động dựa trên tiền hậu thuẫn từ chính phủ nhưng như bao tỷ phú khác, người sáng lập hãng xe điện, Elon Musk ra sức tìm cách trốn thuế.

Elon Musk
Elon Musk. (Ảnh: Getty Images)

Tesla được xây dựng dựa trên nguồn tiền mặt của chính phủ. Trong nhiều năm, nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới đã sử dụng các biện pháp khuyến khích của chính phủ nhằm thúc đẩy người dân mua xe điện. Phần lớn lợi nhuận hiện tại của công ty là nhờ vào việc bán các khoản tín dụng theo quy định cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống khác. Các nhà đầu tư đánh giá đây là một chiến lược sinh lợi, đó là lý do tại sao Tesla có giá trị gấp ba lần Toyota nhưng số lượng xe bán ra ít hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, người sáng lập thương hiệu, Elon Musk, một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay từng bị bóc trần trốn thuế thu nhập cá nhân theo thông tin từ ProPublic. Theo sau đó là “gã khổng lồ” Amazon cũng bị tố lách thuế doanh nghiệp và Jeff Bezos cũng không đóng thuế thu nhập cá nhân.

Giải pháp do đảng Dân chủ đưa ra đánh thuế đối với giới tiền tỷ của thế giới. Cụ thể, sẽ áp mức thuế tối thiểu cho các công ty nhằm buộc tập đoàn lớn phải chi nguồn tiền đóng góp vào kho bạc liên bang. Ngoài ra, đánh thuế sẽ phơi bày thông tin về tài sản, các nguồn tài chính mà các tỷ phú đều muốn che giấu. Tuy nhiên, đối với người trong cuộc như Elon Musk, thuế người giàu là một điều nhức nhối. Anh viết trên Twitter: “Cuối cùng, họ dùng hết tiền của người khác và sau đó đến tìm bạn” đồng thời không đề cập đến sự phụ thuộc của Tesla vào hậu thuẫn chính phủ.

Thuế tỷ phú được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc chơi ở một quốc gia tồn tại bất bình đẳng thu nhập sâu sắc như Hoa Kỳ. Phần lớn của cải tập trung ở những người giàu nhất. Theo bài tóm tắt của Tami Luhby trên CNN, thuế tỷ phú sẽ tính như sau: Đối với các tài sản có thể giao dịch, chẳng hạn như cổ phiếu, các tỷ phú sẽ trả thuế tăng vốn, hiện là 23,8%, khi tăng giá trị và khấu trừ các khoản lỗ hàng năm. Họ có thể chuyển lỗ để bù đắp trong tương lai thu nhập chịu thuế và lãi từ vốn, trong một số trường hợp nhất định, phải chuyển lỗ trong ba năm”. Nếu rơi vào tình cảnh khó khăn, các tỷ phú sẽ được quay trở về hệ thống thuế thông thường. Nhìn chung loại thuế gây tranh cãi này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 333 triệu người ở Hoa Kỳ, trong đó hơn 700 người là tỷ phú. Dự luật cũng đề xuất đánh thuế đối với những người kê khai thu nhập hơn 100 triệu đô la trong ba năm liên tiếp.

Trước khi luật được đưa vào thi hành, đã có không ít chiêu trò trốn thuế bị lật tẩy. Cách đơn giản nhất là chỉnh sửa mã số thuế. Cách tiếp theo là báo lỗ để không phải trả nhiều hoặc bất kỳ khoản thuế thu nhập nào trong 10 trong 15 năm như trường hợp của cựu tổng thống Donald Trump. Ngoài ra, sự giàu có của các tỷ phú thường gắn liền với cổ phiếu công ty. Thay vì bán cổ phiếu và trả lãi vốn, họ vay một lượng lớn quỹ miễn thuế so với giá trị cổ phiếu và sống dựa vào khoản này trong khi đợi lợi nhuận tăng lên từng ngày. Như vậy các tỷ phú sẽ chỉ phải trả tiền lãi ít hơn dự tính. Năm nay, ProPublica đã báo cáo về cách Bezos, Musk và những người khác sử dụng phương pháp này để lách luật. Bezos thường xuyên bán hàng tỷ đô la cổ phiếu Amazon và dốc tiền vào những dự án đồ sộ, chẳng hạn như công ty du lịch vũ trụ Blue Origin.

TL (theo CNN)