Nghệ An: Hơn 157 tỉ đồng của 594 đơn vị nợ đóng BHXH cho người lao động
- Vấn đề
- 15:37 08/01/2021
DNHN - Theo thống kê của BHXH tỉnh Nghệ An, tính đến hết tháng 11/2020, trên địa bàn tỉnh có 594 đơn vị nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của 22.114 lao động với số tiền lên tới hơn 157 tỉ đồng.
Đứng đầu danh sách nợ bảo hiểm là Công ty CP đầu tư và xây dựng 24 (có trụ sở tại TP Vinh). Theo số liệu báo cáo của BHXH Nghệ An, doanh nghiệp này hiện đang nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của 8 lao động trong thời gian 104 tháng với số tiền hơn 19,5 tỉ.

Tiếp đó là Công ty CP 482 nợ gần 15,5 tỉ đồng tiền bảo hiểm của 11 lao động trong 60 tháng; Công ty CP Xây dựng và thương mại 423 nợ 55 tháng của 61 lao động số tiền gần 9 tỉ đồng; Công ty CP xây dựng thủy lợi 1 nợ 32 lao động số tiền gần 7,9 tỉ đồng trong thời gian 67 tháng; Tổng công ty Xây lắp dầu khí Nghệ An nợ 36 tháng của 14 lao động số tiền hơn 5,6 tỉ đồng...
Ngoài ra có 15 doanh nghiệp có số tiền nợ bảo hiểm các loại của người lao động từ 1 tỉ đến gần 4 tỉ đồng. Công ty CP may Vinatex Hoàng Mai là đơn vị có nhiều lao động bị nợ bảo hiểm nhất với 446 lao động (hơn 440 triệu trong 3 tháng).
Ông Hoàng Quang Phúc - Trưởng phòng quản lý thu, BHXH tỉnh Nghệ An cho biết, trước khi đưa danh sách các doanh nghiệp, đơn vị nợ bảo hiểm công khai lên trang thông tin điện tử của ngành, cơ quan BHXH tỉnh thực hiện các biện pháp thu theo quy định như: gọi điện đôn đốc; thành lập đoàn thu nợ xuống tận đơn vị đôn đốc, thành lập đoàn thanh tra xuống làm việc. Các doanh nghiệp tiếp tục cố tình chây ỳ, không chịu nộp tiền bảo hiểm cho các lao động, cơ quan BHXH tỉnh sẽ thu thập, lập hồ sơ chuyển sang cơ quan công an để xử lý theo quy định.
Được biết, cơ quan BHXH tỉnh đã chuyển hồ sơ nợ bảo hiểm của 21 đơn vị sang công an, đồng thời báo cáo Tỉnh ủy Nghệ An tình trạng nợ bảo hiểm của các đơn vị trên.
Lam Anh
Tin liên quan
#BHXH

Ngành BHXH năm 2021 phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu
Thể hiện ở diện bao phủ BHXH được mở rộng với hơn 16,164 triệu người tham gia, đạt 32,7% lực lượng lao động trong độ tuổi. Đặc biệt số người tham gia BHYT khoảng 88 triệu người, hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn.

Quảng Nam: Lập khống các hồ sơ để chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế
Ngày 9-1, Công an tỉnh Quảng Nam đã công bố thông tin chính thức về vụ án "Gian lận bảo hiểm y tế" xảy ra tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Trung ương Quảng Nam (đóng tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Những kết quả nổi bật của BHXH Việt Nam năm 2020
Năm 2020, toàn ngành BHXH Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó đạt nhiều kết quả ấn tượng trên nhiều phương diện. Dưới đây là những kết quả nổi bật của ngành BHXH Việt Nam đã đạt được trong năm 2020.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thành việc cung cấp các dịch vụ công mức độ 4
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chính thức hoàn thành việc cung cấp các dịch vụ công mức độ 4 cho tất cả các thủ tục hành chính của ngành...

Bảo đảm chính xác, kịp thời quyền lợi của người tham gia BHYT theo quy định
Thời gian qua, với trách nhiệm là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để việc thực thi pháp luật BHYT đạt hiệu quả nhất.

Bảo hiểm y tế thanh toán gần 10 tỷ đồng cho 1 người lao động ở Kiên Giang
Một bệnh nhân ở Kiên Giang được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán gần 10 tỷ đồng.
Đọc thêm Vấn đề
Nikkei Asia: Vượt qua những khó khăn của năm 2020, Việt Nam đang đứng trước cơ hội để bứt phá kinh tế mạnh mẽ
Nikkei nhận định, nhờ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được một cột mốc mới, thu nhập bình quân vượt Philippines. GDP của Việt Nam vượt Singapore và Malaysia, lần đầu tiên Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở Đông Nam Á.
Đề xuất xây sân bay tại Ninh Bình
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc, UBND tỉnh Ninh Bình vừa đề xuất bổ sung một vị trí cảng hàng không tại tỉnh. Vị trí sân bay có thể tại huyện Kim Sơn hoặc huyện Yên Khánh.
Cải cách "hệ sinh thái kinh doanh" còn rất nhiều điểm nghẽn cần xóa bỏ
Mặc dù Việt Nam đã có những cải cách về môi trường kinh doanh, song khoảng cách về chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam so với nhóm nước ASEAN 4 đang ngày càng cách biệt...
Trưởng Đại diện UNDP đề xuất 4 hành động chính để Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19
Bà Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đề xuất bốn hành động chính để Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19 và không để lại ai phía sau.
ADB: Việt Nam cần tăng cường kỹ năng để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Theo một nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam cần phát triển các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0),...
Tiếp tục duy trì và khẳng định ngành nông nghiệp là “bệ đỡ” của nền kinh tế
Nhờ tích cực mở cửa thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại bằng các giải pháp linh hoạt, dù dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng có lúc gián đoạn nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 tiếp tục lập những kỷ lục mới.
Đổi mới sáng tạo sẽ là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế "hậu Covid-19"
Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để có thể bứt phá và tăng tốc nhờ khoa học công nghệ và tiệm cận dần với giai đoạn của đổi mới sáng tạo, một số lĩnh vực có thể bước cùng với các nước đã đi trước...
TP Hồ Chí Minh ưu tiên hỗ trợ tối đa lãi suất khi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ
Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố sẽ hỗ trợ lãi suất tối đa khi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét xử lý vấn đề cá tầm Trung Quốc
Tình trạng buông lỏng quản lý, có dấu hiệu tiếp tay cho việc nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam, vi phạm gian lận về số lượng nhập khẩu, gian lận xuất xứ phải được xem xét, xử lý...
WB: Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,5% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý 4/2020, nhờ đó đã tăng trưởng 2,9% trong năm 2020.