
Nga tuyên bố rút khỏi Hội đồng châu Âu
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này sẽ ngừng tham gia Hội đồng châu Âu - cơ quan quyền lực cao nhất của Liên minh châu Âu.

Hãng thông tấn Tass dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố nước này sẽ không còn tham gia Hội đồng châu Âu. Cơ quan ngoại giao Nga nói các nước NATO và Liên minh châu Âu đã phá vỡ chức năng của cơ quan châu Âu về duy trì nhân quyền, pháp quyền và dân chủ.
Trước đó hôm 25/2 Hội đồng châu Âu thông báo sẽ tạm đình chỉ mọi sự tham gia của Nga tại cơ quan này liên quan chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine.
Tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu rõ theo điều 8 Quy chế của cơ quan này, đa số đại diện thường trực của 47 quốc gia thành viên đã "nhất trí đình chỉ quyền đóng góp đại diện của Liên bang Nga tại Hội đồng châu Âu."
Thông báo trên được Hội đồng châu Âu đưa ra sau một cuộc bỏ phiếu diễn ra tại Strasbourg (Pháp). Theo tuần báo Der Spiegel (Đức), Azerbaijan đã không tham gia bỏ phiếu, trong Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu trắng, còn Nga và Armenia bỏ phiếu phản đối quyết định này.
Nga là thành viên của Hội đồng châu Âu từ năm 1996. Trước đó, hồi tháng 4/2014, Hội đồng Bộ trưởng và Hội đồng Nghị viện châu Âu đã phê chuẩn các nghị quyết đình chỉ quyền biểu quyết của phái đoàn Nga sau khi nước này sáp nhập Bán đảo Crimea. Đáp lại, Nga chủ động rút khỏi vào cuối năm 2015 và sau đó ngừng đóng góp tài chính cho ngân sách của Hội đồng châu Âu.
Tư cách thành viên của Nga tại cơ quan này đã được khôi phục hoàn toàn vào năm 2019, dưới vai trò trung gian hòa giải của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
NĐ (t/h)
Cùng chuyên mục


Sự thống trị về nhiên liệu hạt nhân của Nga trở thành thách thức lớn với các nước phương Tây
Cơ quan xếp hạng tín dụng đánh giá Nga đã vỡ nợ trên trái phiếu nước ngoài lần đầu tiên kể từ năm 1918, Nga phản đối

Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho các công ty năng lượng từ Hà Lan và Đan Mạch

Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga là bất hợp pháp
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản