Bài liên quan |
Lợi ích bất ngờ từ quả hồng đối với sức khỏe |
Ai không nên ăn quả hồng? |
Nên lưu ý những gì để tránh rủi ro khi ăn hồng. |
Quả hồng đang vào mùa. Lúc này đang là mùa của những trái hồng giòn và có thể kéo dài tới cuối tháng 10, đầu tháng 11. Còn từ tháng 11 đến đầu xuân thì lại nhường chỗ cho những cây hồng chín đỏ rực như những chiếc đèn lồng, rung rinh trong gió.
Trái hồng có giá trị dinh dưỡng cao, giàu glucose, fructose, sucrose, protein, carotene, vitamin C, citrulline, iốt, canxi… Hàm lượng khoáng chất của nó vượt quá táo, lê, đào và các loại trái cây khác.
Trái hồng có hàm lượng vitamin C cao gấp 1-2 lần các trái cây thông thường nên là thực phẩm lý tưởng khi cần bổ sung vitamin C.
Trái hồng còn chứa một lượng iốt khá cao nên giúp ngăn ngừa được bệnh bướu cổ đơn thuần.
Trái hồng chứa pectin là một loại chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng nhuận tràng, giúp tránh táo bón và duy trì hệ vi sinh đường ruột.
Hương vị thơm ngon của quả hồng có thể kích thích bạn ăn chúng mỗi ngày. Thế nhưng, hãy lưu ý, việc ăn quá nhiều hồng có thể cản trở tiêu hóa và dẫn đến một số rối loạn đường tiêu hóa.
Nguyên nhân là vì tannin và một số chất xơ quả hồng có thể phản ứng với axit trong dạ dày và tạo ra các cục bã dị vật dạ dày.
Hầu hết mọi người không dị ứng với quả hồng nhưng đã có một số báo cáo có ghi nhận về dị ứng quả hồng.
Triệu chứng dị ứng quả hồng có thể không đáng lo với các triệu chứng như: đau bụng hoặc buồn nôn. Thế nhưng, trong một số trường hợp đặc biệt, quả hồng có thể dẫn đến sốc phản vệ nguy hiểm.
5 'Không' cần tuân thủ tuyệt đối khi ăn hồng để không hại sức khoẻ. |
Không nên ăn lúc đói
Lý do là trong quả hồng có chứa chất tanin (hay còn gọi là mủ) và chất pectin. Khi bạn ăn hồng lúc đói, hai chất này dưới tác dụng của axit dạ dày sẽ hình thành sỏi trong đó. Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, chúng sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa và gây ra những cơn đau bụng trên, nôn mửa, nôn ra máu… rất nguy hiểm. Không còn cách nào khác, bạn phải đi giải phẫu để lấy sỏi này ra.
Lời khuyên: Tốt nhất là nên ăn lúc bụng no, hoặc khoảng 1 giờ sau ăn để không làm tổn thương dạ dày.
Không ăn vỏ hồng
Nguyên do vì phần lớn chất tanin trong quả hồng đều tập trung nhiều ở phần vỏ và dù bạn có cố gắng khử hết phần chát của quả hồng thì cũng không thể khử sạch tanin trong đó. Nếu ăn cả vỏ hồng sẽ nguy hại cho dạ dày vì tanin có thể hình thành bã.
Lời khuyên: Bạn phải nhớ gọt sạch vỏ và chỉ ăn những trái hồng đã chín để bảo vệ cho sức khỏe của mình.
Không ăn khi uống rượu
Bạn có thể bị tắc ruột khi ăn hồng cùng lúc với uống rượu. Nguyên do vì theo Đông y, quả hồng có tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Chất tanin trong quả hồng khi đi vào dạ dày gặp rượu sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa gây khó tiêu lại vừa không thải ra ngoài, để lâu ngày sẽ gây tắc ruột.
Lời khuyên: Bạn có thể ăn hồng sau khi đã uống rượu để giải rượu vào ngày hôm sau.
Không ăn cùng với hải sản chứa nhiều chất đạm
Các loại hải sản như tôm, cua, mực… đều là thực phẩm giàu protein. Chúng cũng sẽ cùng tanin trong quả hồng kết tủa tạo cảm giác không mấy dễ chịu cho cái dạ dày đầy ắp thức ăn của bạn. Vì vậy, nếu ăn tráng miệng trái hồng sau khi dùng hải sản có thể làm bạn bị đầy bụng, khó tiêu, lạnh bụng, nặng hơn sẽ hình thành sỏi trong dạ dày.
Lời khuyên: Tốt nhất nên ăn cách nhau khoảng 2 tiếng trở lên để tránh những hệ lụy không tốt cho dạ dày của bạn.
Không dành cho người mắc bệnh tiểu đường
Trong quả hồng có 10,8% các loại đường đơn giản như sucrose, fructose và glucose, sau khi ăn vào rất dễ bị hấp thu nên có thể làm lượng đường huyết tăng lên trong máu.
Lời khuyên: Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc kiểm soát đường huyết kém thì tuyệt đối không được ăn hồng.
* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!