Thứ sáu 06/12/2024 11:57
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nền kinh tế Đức đối mặt với dự báo suy giảm trong năm 2024

29/10/2024 17:13
Nền kinh tế Đức sẽ giảm 0,2% trong năm nay, theo thông báo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức, trong khi số liệu cho năm 2025 cho thấy mức tăng trưởng dự báo bằng 0.
Nền kinh tế Đức đối mặt với dự báo suy giảm trong năm 2024
Nền kinh tế Đức đối mặt với dự báo suy giảm trong năm 2024 (Ảnh: Reuters).

Nền kinh tế Đức sẽ giảm 0,2% trong năm nay, theo thông báo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) hôm thứ Ba (29 tháng 10), sau khi tổ chức này hạ dự báo trước đó về một mức tăng trưởng không đổi công bố vào tháng Năm.

Số liệu cho năm 2025 cũng không khả quan khi DIHK dự báo mức tăng trưởng bằng 0, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp GDP không đạt mức tăng trưởng thực tế.

“Chúng ta không chỉ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chu kỳ, mà còn là một cuộc khủng hoảng cơ cấu dai dẳng ở Đức”, ông Martin Wansleben, giám đốc điều hành DIHK, phát biểu trong buổi trình bày khảo sát kinh tế mùa thu 2024.

Các dự báo về hoạt động kinh doanh trong những tháng tới của nền kinh tế tổng thể cũng không mang lại lý do để lạc quan, theo DIHK.

Cuộc khảo sát, thực hiện trên 25.000 doanh nghiệp thuộc mọi ngành và khu vực, cho thấy 31% dự đoán tình hình kinh doanh sẽ xấu đi, tăng từ mức 26% trong khảo sát trước. Chỉ có 13% doanh nghiệp dự báo tình hình sẽ cải thiện.

“Chúng tôi lo ngại sâu sắc về việc Đức đang trở thành một gánh nặng kinh tế cho châu Âu và không còn giữ vai trò đầu tàu kinh tế nữa”, ông Wansleben nói.

Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, 26% báo cáo tình hình hiện tại là tốt, giảm từ 28% vào mùa hè, trong khi 25% cho biết tình hình chuyển biến xấu, tăng từ 23%. Theo đó, tình hình nghiêm trọng nhất là trong ngành công nghiệp, với 35% doanh nghiệp đánh giá tình hình của họ là xấu.

“Chúng tôi chưa từng thấy tình trạng như vậy trong 20 năm qua kể từ cuộc khủng hoảng nghiêm trọng vào năm 2002 và 2003. Đây là một tín hiệu cảnh báo rõ ràng”, ông Wansleben nhận định, và kêu gọi các “cải cách sâu rộng”.

Ngoài ra, khảo sát cho thấy một phần ba số doanh nghiệp có kế hoạch giảm đầu tư tại Đức. Trong ngành công nghiệp, con số này thậm chí lên tới 40%.

“Các dấu hiệu của quá trình phi công nghiệp hóa đang trở nên rõ ràng. Đầu tư kém cho thấy nền tảng tạo ra giá trị của ngành công nghiệp đang suy giảm”, ông Wansleben nhận xét.

Ba đảng trong liên minh “đèn giao thông” bao gồm Đảng Dân chủ Xã hội trung tả, Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do (FDP), điều hành nền kinh tế lớn nhất châu Âu từ năm 2021, hiện có quan điểm trái ngược nhau về cách thúc đẩy tăng trưởng.

Thủ tướng Olaf Scholz thuộc SPD và Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck từ Đảng Xanh đã trình bày kế hoạch kinh tế của họ. Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner cho biết với Reuters hôm thứ Sáu rằng ông cũng đang làm việc về các đề xuất riêng, sẽ sớm được công bố.

Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng nhận được sự ủng hộ để đối đầu với sự thống trị của USD và phương Tây trong nền kinh tế toàn cầu, khi động lực mở rộng khối đối trọng BRICS ngày càng tăng.

Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc tiếp tục sụt giảm do áp lực giảm phát Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc tiếp tục sụt giảm do áp lực giảm phát

Lợi nhuận công nghiệp của các doanh nghiệp lớn Trung Quốc trong tháng 9 đã giảm nhanh hơn so với tháng trước, theo báo cáo từ Cục Thống kê Quốc gia hôm Chủ nhật (27/10).

Trung Đông thúc đẩy tăng trưởng, mở ra cơ hội mới cho hợp tác ASEAN Trung Đông thúc đẩy tăng trưởng, mở ra cơ hội mới cho hợp tác ASEAN

Ngày càng có nhiều công ty hướng đến việc khai thác tăng trưởng nhanh chóng tại Trung Đông, với UAE và Singapore là hai cánh cổng quan trọng cho hoạt động kinh doanh giữa hai khu vực, theo CEO Standard Chartered tại Singapore, Patrick Lee.

“Chúng ta cần một chính phủ có khả năng hành động”, ông Wansleben nhấn mạnh.

Bên cạnh những vấn đề địa chính trị, các công ty cũng lo ngại về các điều kiện tại Đức. Khảo sát cho thấy 57% doanh nghiệp coi khung chính sách kinh tế không chắc chắn là một rủi ro, tiếp theo là chi phí lao động (54%) và tình trạng thiếu lao động có tay nghề (57%).

Tin bài khác
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc phủ bóng lên thương mại và đầu tư với ASEAN

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc phủ bóng lên thương mại và đầu tư với ASEAN

Việc dỡ bỏ thiết quân luật tại Hàn Quốc không làm dịu đi tình hình chính trị căng thẳng tại đây, khi động thái luận tội Tổng thống đã gây lo ngại về khả năng gián đoạn thương mại và đầu tư với ASEAN.
Chủ tịch Fed kỳ vọng mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền Tổng thống Donald Trump

Chủ tịch Fed kỳ vọng mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền Tổng thống Donald Trump

Chủ tịch Fed lạc quan về mối quan hệ với chính quyền Tổng thống Donald Trump, đồng thời nhấn mạnh sự thận trọng trong điều chỉnh lãi suất khi thước đo lạm phát tăng.
Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo sau lệnh thiết quân luật

Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo sau lệnh thiết quân luật

Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo khi Tổng thống nước này ban bố và rút lại lệnh thiết quân luật chỉ trong vài giờ. Điều này đã gây chấn động chính trị, làm lung lay niềm tin vào thị trường tài chính.
Nga đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, chiếm 1/3 ngân sách quốc gia

Nga đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, chiếm 1/3 ngân sách quốc gia

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa phê duyệt ngân sách quốc phòng kỷ lục cho năm 2025, giữa bối cảnh xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn.
ASEAN chuyển động trong cuộc cách mạng năng lượng hạt nhân

ASEAN chuyển động trong cuộc cách mạng năng lượng hạt nhân

ASEAN đang nỗ lực tiến vào kỷ nguyên năng lượng hạt nhân với công nghệ lò phản ứng mô-đun nhỏ. Tuy nhiên, chuyên môn kỹ thuật và chi phí cao đang là những thách thức lớn đối với các quốc gia trong khu vực.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng, dấu hiệu phục hồi kinh tế

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng, dấu hiệu phục hồi kinh tế

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11 ghi nhận phục hồi tích cực với chỉ số PMI đạt 50,3 điểm, vượt ngưỡng tăng trưởng. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này vẫn phải đối mặt với thách thức từ Mỹ và EU.
Mỹ áp thuế lên đến 271% với pin mặt trời từ Việt Nam

Mỹ áp thuế lên đến 271% với pin mặt trời từ Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố áp thuế lên tới 271% đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam. Động thái này nhằm bảo vệ cho ngành sản xuất nội địa của Mỹ trước các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm 111 tỷ USD thanh khoản khi nguồn cung trái phiếu tăng vọt

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm 111 tỷ USD thanh khoản khi nguồn cung trái phiếu tăng vọt

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tăng cường bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng thông qua công cụ chính sách mới, nhằm đảm bảo thanh khoản dồi dào trước làn sóng phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương.
Bộ Hiệu quả Chính phủ của ông Trump có thực sự hiệu quả?

Bộ Hiệu quả Chính phủ của ông Trump có thực sự hiệu quả?

Bộ Hiệu quả Chính phủ của Tổng thống Trump, do Elon Musk và Vivek Ramaswamy chỉ đạo, hướng tới cắt giảm chi tiêu lãng phí của chính quyền liên bang Mỹ. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đã được đặt ra liên quan đến tính khả thi của sáng kiến này.
Bài II: Nền kinh tế chuyển mình thế nào dưới nhiệm kì 2 của Tổng thống Donald Trump?

Bài II: Nền kinh tế chuyển mình thế nào dưới nhiệm kì 2 của Tổng thống Donald Trump?

Việc ông Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống nhiệm kì 2 tác động khá tích cực đến nền kinh tế Mỹ cũng như mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế thế giới.
Bài I: Những chính sách định hình tương lai của Mỹ

Bài I: Những chính sách định hình tương lai của Mỹ

Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ sẽ khởi đầu cho một bước ngoặt lớn trong chính sách thương mại, ảnh hưởng sâu rộng đến nền thương mại toàn cầu.
Ông Trump cam kết áp thuế mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc

Ông Trump cam kết áp thuế mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc

Ông Trump tuyên bố áp thuế cao đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, nhấn mạnh việc thực hiện cam kết tranh cử. Động thái này có thể dẫn đến cuộc chiến thương mại tiềm tàng.
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể đạt kỷ lục trước khi ông Trump nhậm chức

Xuất khẩu của Trung Quốc có thể đạt kỷ lục trước khi ông Trump nhậm chức

Các nhà kinh tế đã nâng dự báo xuất khẩu của Trung Quốc trong quý IV, trong bối cảnh nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới khi ông Trump đe dọa áp đặt mức thuế quan cao hơn.
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị cáo buộc hối lộ để cứu thỏa thuận năng lượng mặt trời. Vụ việc gây chú ý khi liên quan đến việc huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ.
Ông Trump và Chủ tịch Fed có thể đối đầu về lãi suất

Ông Trump và Chủ tịch Fed có thể đối đầu về lãi suất

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Powell có thể tạo ra căng thẳng về lãi suất giữa Nhà Trắng và Fed vào năm sau, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ thay đổi và áp lực chính sách gia tăng.