
Năm 2023, sản xuất điện thoại, linh kiện tiếp tục là “đầu tàu” về xuất khẩu?
Tuy tình hình chung bị tác động tiêu cực bởi kinh tế thế giới nhưng ngành sản xuất điện tử, điện thoại vẫn có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn dịch chuyển sang Việt Nam.
Điện thoại, linh kiện - ngành hàng xuất khẩu đứng top đầu trong danh mục 45 ngành hàng xuất khẩu của nước ta trong năm 2022 - đạt kim ngạch xuất khẩu 57,9 tỷ USD, chỉ tăng 0,8% so với năm 2021, theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Trong đó, xuất sang Trung Quốc đạt 16,26 tỷ USD, tăng 7,1%; sang Mỹ đạt trị giá 11,88 tỷ USD, tăng 22,5%; sang EU đạt 6,7 tỷ USD, giảm 15,1%; sang Hàn Quốc đạt 5,05 tỷ USD, tăng 5,3%... so với năm 2021.

Hoạt động xuất khẩu điện thoại tăng chậm lại đã bộc lộ rõ hơn vào những tháng cuối năm 2022, khi đơn hàng xuất khẩu suy giảm mạnh, tác động từ suy giảm kinh tế và lạm phát tại nhiều thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản… Riêng tháng 12/2022, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,1 tỷ USD, giảm 31,4% so với tháng trước đó.
Đầu năm 2023, xuất khẩu vẫn đang chịu tác động tiêu cực và dự báo, lực cản đối với xuất khẩu ít nhất còn kéo dài hết quý II. Tháng 1/2023, kim ngạch xuất khẩu điện thoại đạt 4 tỷ USD, giảm 19,6% so với cùng kỳ.
Dù giảm tốc, nhưng nhìn về trung và dài hạn, ngành sản xuất điện thoại, linh kiện vẫn là “đầu tàu” về xuất khẩu, bởi đến nay, lĩnh vực này đã hút một lượng vốn FDI khổng lồ vào sản xuất. Riêng Samsung đã có lượng vốn lũy kế tại Việt Nam đạt 18,2 tỷ USD. Samsung đang vận hành tổng cộng 6 nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM, một trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng.
Những năm qua, ngành sản xuất điện tử, điện thoại có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn dịch chuyển sang Việt Nam. Hàng loạt đối tác gia công lớn của Apple, LG như Foxconn, Luxshare, GoerTek, Compal đều có các nhà máy đặt tại Việt Nam hoặc dịch chuyển từ Trung Quốc sang, tạo ra năng lực sản xuất và cung ứng ngày càng lớn, đưa Việt Nam trở thành địa chỉ xuất khẩu quan trọng trong chuỗi sản xuất của ngành hàng này trên bản đồ toàn cầu.
Khi Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất mới của thế giới, dòng vốn FDI hàng tỷ USD từ các tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu đổ về, cùng với mở cửa sâu rộng, hội nhập với thế giới thông qua hệ thống hiệp định thương mại tự do (FTA), giá trị xuất khẩu thu về từ các ngành sản xuất chủ lực từ điện thoại - linh kiện tăng lên sau mỗi năm.
Trong 2 năm 2021 - 2022, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19, nhưng nhóm hàng này vẫn đạt tốc độ tăng cao và ổn định vững chắc, giá trị xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, lần lượt đạt 57,5 và 57,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 17% tổng kim ngạch xuất khẩu.
PV
- Hòa Bình: Nhiều chính sách ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp
- Lào ra thông báo ngừng nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam bởi dịch ASF đang bùng phát
- Bộ Y tế: Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường
- Hà Nội: Không được yêu cầu công dân cung cấp thêm xác nhận cư trú
- Quảng Nam: Lần đầu tiên tổ chức ngày hội khinh khí cầu tại bờ biển Thăng Bình
Cùng chuyên mục


Tàu biển cao cấp Mein Schiff 5 (quốc tịch Malta) chở 2.191 du khách châu Âu du lịch tại Hạ Long

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái: Cần lan tỏa mô hình phát triển Bình Dương để thu hút nguồn lực, tích lũy hạ tầng

Kịp thời cảnh báo nguy cơ đối với giá cả, lạm phát để ứng phó

Nâng cấp ngành công nghiệp Việt Nam nhìn từ doanh nghiệp đa quốc gia

Ủy quyền cho địa phương cấp mã số các vùng trồng, cơ sở đóng gói
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản