Chủ nhật 06/07/2025 04:55
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Mùa xuân đổi mới

21/01/2023 18:14
Xuân Quý Mão đang về. Chúng ta đã đi qua một năm lắm thăng trầm và nhiều ấn tượng. Trước thềm năm mới 2023, có thể tự tin nói rằng, những thành tựu đạt được như vàng đã thử lửa, tạo đà bước vào năm mới với nhiều nhiều kế hoạch để nhắm tới mục tiêu đư

Có người nói một cách hình tượng, năm Quý Mão, “Con mèo” phải nhanh hơn, thính nhạy hơn, sức bật tốt hơn, tiếp tục lấy đà, tiếp tục bứt phá, tìm “cơ” trong “nguy”.

Có người nói một cách hình tượng, năm Quý Mão, “Con mèo” phải nhanh hơn, thính nhạy hơn, sức bật tốt hơn, tiếp tục lấy đà, tiếp tục bứt phá, tìm “cơ” trong “nguy”.

Lại thêm một mùa xuân đổi mới. Vị thế Việt Nam qua 37 năm đổi mới đất nước ngày càng được khẳng định. Vị thế ấy bắt đầu từ sự ổn định chính trị, kinh tế mạnh, văn hóa giàu, an ninh- quốc phòng được giữ vững, đối ngoại mở rộng, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Sau hơn hai năm kiên cường chống đại dịch Covid-19, nền kinh tế nước ta đã có bước phục hồi và phát triển thần kỳ. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 tăng hơn 8%. Sự phát triển ổn định của nền kinh tế là một trong những yếu tố cốt lõi làm nên hình ảnh Việt Nam đổi mới, hội nhập ngày càng sâu rộng nền kinh tế toàn cầu. Động lực ấy thôi thúc chúng ta vững tin trên chặng đường mới, trước mắt là phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội năm 2023.

Có người nói một cách hình tượng, năm Quý Mão, “Con mèo” phải nhanh hơn, thính nhạy hơn, sức bật tốt hơn, tiếp tục lấy đà, tiếp tục bứt phá, tìm “cơ” trong “nguy”. Nền kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm lại, từ đó mà gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn. Thêm vào đó là các vấn đề địa chính trị, xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh…Là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hưởng của những biến động từ bên ngoài.

Ngày 15-11-2022, một sự kiện lớn ghi dấu mốc lịch sử toàn cầu: dân số thế giới chạm mốc 8 tỷ người. Dự kiến, Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm 2023. Việt Nam cũng sẽ đạt ngưỡng 100 triệu dân vào đầu năm này. Mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển bền vững rất phức tạp và đa chiều. Dân số tăng nhanh khiến cho việc xóa đói giảm nghèo, ngăn chặn nạn đói và suy dinh dưỡng gặp khó khăn hơn rất nhiều. Ở chiều ngược lại, nếu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, nhất là các mục tiêu liên quan đến y tế, giáo dục và bình đẳng giới, sẽ góp phần giảm mức sinh và làm chậm tốc độ tăng dân số toàn cầu.

Với tầm nhìn xa, kiên định các chủ trương, chính sách lớn đã hoạch định, chúng ta tiếp tục phục hồi và phát triển bền vững. Cần lưu ý rằng, không phát triển bằng mọi giá. Vừa chú ý đến những giải pháp cấp bách trước mắt để duy trì các động cơ tăng trưởng, các động lực tăng trưởng, để kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ cho phục hồi và tăng trưởng, vừa bám sát mục tiêu dài hạn trong việc tái cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, vững chắc. Chủ trương, chính sách lại phải sát cuộc sống, từ cuộc sống mà đề ra các chính sách phù hợp, thường xuyên bổ sung, thay đổi, như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong kỳ họp cuối năm 2022. Nếu các chính sách, nhất là chính sách vĩ mô mà xa rời thực tiễn thì dễ bị sai lệch. Nếu thực tiễn cuộc sống không được phản ánh trong chính sách thì không thể đi vào cuộc sống trôi chảy và hiệu quả được. Càng trong gian khó, càng phải thể hiện ý chí, khát vọng và bản lĩnh Việt Nam. Ngoại lực là quan trọng, nhưng nội lực là quyết định. Bước vào năm mới, công việc rất cần trong lúc này, thiết lập chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, trước mắt là hai năm 2023-2024. Các doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ, cùng các ngành hữu quan làm nòng cốt trong thực hiện chương trình phát triển kinh tế bền vững. Muốn vậy phải có chiến lược kinh doanh phù hợp; đi sâu cải cách và tạo dựng thể chế mới; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hoàn thiện môi trường kinh doanh với những mô hình mới. Tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn, bắt kịp xu thế của các quốc gia phát triển.

Bước vào năm mới, công việc rất cần trong lúc này, thiết lập chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, trước mắt là hai năm 2023-2024
Bước vào năm mới, công việc rất cần trong lúc này, thiết lập chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, trước mắt là hai năm 2023-2024.

Bước sang năm mới, quá trình phục hồi kinh tế có thể diễn ra với nhịp độ khác nhau, thể hiện qua mô hình đồ thị tăng trưởng GDP theo hình các chữ V, hay chữ U. Nhưng dù phục hồi theo mô hình nào thì cũng đòi hỏi phải đưa các doanh nghiệp vào hoạt động có hiệu quả. Trước những diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần khai thác tối đa nội lực, huy động và thu hút làn sóng đầu tư, tận dụng mọi cơ hội tham gia sâu, rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu để tiếp tục phát triển, khẳng định vị thế và uy tín của đất nước.

Bàn về chặng đường kiến tạo đất nước trong thời kỳ mới, chúng ta có niềm tin vững chắc vào “sức mạnh cứng” được nhận diện bởi thế mạnh về tiềm lực kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, sức mạnh quốc phòng, an ninh, và “sức mạnh mềm” của văn hóa. Nhìn sang một số nước châu Á có những nét lịch sử văn hóa tương đồng với nước ta, thấy rằng họ đã phát triển rất nhanh chóng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Các quốc gia đó đặc biệt coi trọng văn hóa dân tộc nói chung, ngành công nghiệp văn hóa nói riêng, coi đó là cầu nối gần gũi nhất, phương tiện quảng bá sức mạnh, vị thế, hình ảnh dân tộc ra thế giới. Đặc biệt những nước có nền kinh tế-văn hóa phát triển thì văn hóa trong kinh tế được hết sức coi trọng. Các giá trị văn hóa thẩm thấu, trở thành nền tảng tinh thần cho hoạt động kinh tế, là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế. Đối với nước ta, phát triển kinh tế luôn gắn với định hướng phát triển đất nước, văn hóa trở thành “vốn kinh tế”, trong đó con người là vốn quý. Nguồn lực con người là nhân tố quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác và tạo dựng môi trường văn hóa trong hoạt động kinh tế.

Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đa dạng, độc đáo và hấp dẫn. Một dân tộc được yêu mến, tôn trọng, trước hết là sự tôn trọng nền văn hóa của dân tộc đó. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ghi rõ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Diễn đạt một cách cô đúc thì: sức mạnh mềm là khả năng đạt được những gì mà một quốc gia mong muốn thông qua việc gây ảnh hưởng, tạo sự hấp dẫn bởi những yếu tố tạo nên nó.

Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đa dạng, độc đáo và hấp dẫn
Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đa dạng, độc đáo và hấp dẫn.

Trước thềm xuân mới, lòng ta rạo rực, mê say đón những luồng gió tốt lành thời mở cửa. Gian nan thêm một lần thử sức. Dẫu còn lắm thác nhiều ghềnh, nhưng với bản lĩnh và niềm tin của những người kiến tạo xã hội thời kỳ mới, nhất định chúng ta sẽ về đích thành công. Thành công ấy có được là nhờ ở sức mạnh vật chất và tinh thần, trong đó sức mạnh tinh thần trước những biến thiên lịch sử lại biến thành sức mạnh vật chất vô cùng to lớn.

Hải Đường

Bài liên quan
Tin bài khác
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.
TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

Sau khi sáp nhập ba địa phương trọng điểm là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCN) của TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút đầu tư lên tới hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn 2025 - 2030, với cam kết giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo đúng tiến độ.
“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) thu hút hơn 100 tác phẩm dự thi, 6 nhóm hạng mục: Đồ án quy hoạch xây dựng; khu vực đã đầu tư xây dựng; chất lượng môi trường đô thị; quy hoạch nông thôn; ấn phẩm về quy hoạch; tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phát triển đô thị.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc điều chỉnh "Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Một trong những điểm nổi bật nhất trong quyết định này là việc đưa sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch tổng thể, giữ lại sân bay Vũng Tàu hiện hữu và dành quỹ đất đảo Gò Găng để phát triển đô thị, dịch vụ.
Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang vừa ký 3 quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với tổng diện tích 7.045ha, nằm toàn bộ trên địa phận huyện Bình Sơn.