Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
- 474
- Vấn đề
- 23:10 24/06/2022
DNHN - Thời gian tới, nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 19 Hội nghị lần thứ năm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mục tiêu tổng quát là đến năm 2030, nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Để thực hiện được mục tiêu trên, Nghị quyết đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trong đó chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, học vấn cho nông dân và cư dân nông thôn để đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, làm giàu từ nông nghiệp, nông thôn.
Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang làm việc ở khu vực công nghiệp, dịch vụ; thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn; thu hút lao động có trình độ cao về làm việc ở nông thôn.
Cùng với đó, đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hóa tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hóa, tự động hóa; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giảm phát thải khí nhà kính…
Về quản lý và sử dụng đất lúa, Nghị quyết yêu cầu đổi mới chính sách quản lý theo hướng linh hoạt, hiệu quả; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn; bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất chuyên lúa, hằng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Phát triển mạnh công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp. Đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề phù hợp với quy hoạch và điều kiện cụ thể tại địa phương; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp; tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn
Đối với thị trường nông sản, Nghị quyết yêu cầu chú trọng phát triển thị trường trong nước, chủ động khai thác hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), giữ ổn định các thị trường truyền thống, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một số ít thị trường.
Đặc biệt, Nghị quyết yêu cầu có giải pháp căn cơ để khắc phục hiệu quả, kịp thời tình trạng tiêu thụ khó khăn và ùn ứ nông sản xuất khẩu qua biên giới. Chuyển mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch; khẩn trương xây dựng các trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa, hệ thống kho, phương tiện bảo quản, đa dạng hóa phương thức vận tải.
PV
Bài liên quan
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
#an ninh lương thực

Tại sao các sản phẩm giàu protein làm từ thực vật là "chìa khóa" cho an ninh lương thực
Steve Howard - Giám đốc phát triển bền vững của quỹ đầu tư nhà nước Singapore - Temasek nói: “Chúng ta phải thực sự tập trung vào đa dạng hóa. Sử dụng công nghệ hiện đại trong nông nghiệp cũng sẽ tốt cho an ninh lương thực".

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiếu áp lực thiếu lương thực
Các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình bằng cách tìm các nguồn cung ngũ cốc thay thế, thông qua việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng hoặc tìm kiếm lựa chọn khác tại thị trường nội địa hoặc những thị trường không bị ảnh hưởng.

Cách Singapore đối phó với vấn đề lạm phát lương thực?
Là một quốc đảo nhỏ, Singapore thiếu tài nguyên thiên nhiên - nước này nhập khẩu hơn 90% lương thực từ hơn 170 quốc gia và khu vực . Vấn đề này đã trở thành tâm điểm chú ý của quốc gia sau các lệnh cấm xuất khẩu lương thực gần đây xuất hiện.

Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu nâng mức 'tự chủ lương thực'
Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cân Bình đã nhấn mạnh an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu, yêu cầu cần có sự tự chủ hơn nữa trong sản xuất lương thực để đảm bảo sự phát triển của đất nước.
Đọc thêm Vấn đề
Hà Nội tiến hành rà soát, xử lý 700 dự án "treo"
Trên địa bàn Thủ đô có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích đất trên 5.000 ha gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trực tiếp làm việc với các ngành chức năng và chỉ đạo đến hết tháng 10/2022 có những phương án xử lý cụ thể của từng dự án để tổng hợp báo cáo HĐND thành phố.
Vĩnh Phúc: Cầu 600 tỷ bắc qua Đầm Vạc - Vĩnh Yên có thể hoạt động dịp Quốc khánh
Sau nhiều tháng "lỡ hẹn", vào dịp quốc khánh 2/9 năm nay người dân Vĩnh Yên có thể bắt đầu di chuyển qua cây cầu Đầm Vạc, trị giá hơn 600 tỷ đồng vay từ quỹ OPEC.
Hết năm 2022, Đắk Lắk dự kiến thu hút khoảng 20 dự án với tổng vốn đầu tư 22.000 tỷ đồng
Ngày 11/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án; tổng số vốn đầu tư là 9.985 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm, tỉnh Đắk Lắk sẽ thu hút khoảng 20 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 22.000 tỷ đồng.
Đắk Nông thu hút 396 dự án với tổng vốn trên 74.000 tỷ đồng
Ngày 10/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông cho biết, từ khi thành lập Tỉnh đến nay, địa phương đã thu hút đầu tư 396 dự án với tổng vốn đăng ký trên 74.000 tỷ đồng. Lĩnh vực công nghiệp chiếm đến chiếm 31,5% tổng số dự án đầu tư.
Hòa Bình: Tập trung hoàn thành nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022
Đó là nội dung chính tại cuộc họp thường kỳ của UBND tỉnh Hòa Bình diễn ra vào chiều 10/8 do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh chủ trì
Vùng Duyên hải chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2
Sớm nay (11/8), áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2 đã đi vào khu vực các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới ở Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, Phủ Liễn (Hải Phòng) có gió giật cấp 6. Trong 09 giờ vừa qua một số nơi đã có mưa rất to như Cô Tô (Quảng Ninh) 136.9mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 124.7 mm, Ba Chẽ (Quảng Ninh) 116,2mm, Kiến An (Hải Phòng) 102,8mm…
Đã chi 59,5 nghìn tỷ đồng tiền ngân sách để trả nợ lãi
Trong 7 tháng đầu năm, chi đầu tư phát triển 186,8 nghìn tỷ đồng, bằng 35,5% dự toán Quốc hội quyết định; Chi trả nợ lãi 59,5 nghìn tỷ đồng, bằng 57,4% dự toán; Chi thường xuyên gần 594,8 nghìn tỷ đồng, bằng 53,5% dự toán.
Hà Tĩnh quản chặt việc ra khơi của các tàu, thuyền
Hà Tĩnh tổ chức theo dõi, kiểm đếm số lượng tàu thuyền, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu, thuyền để đảm bảo an toàn về người và tài sản, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Hà Tĩnh xử phạt 4 doanh nghiệp sai phạm khi khai thác khoáng sản
Các hành vi vi phạm gồm khai thác không đúng thiết kế, khai thác vượt công suất cho phép, sử dụng khoáng sản đi kèm khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, không đảm bảo an toàn lao động và gây ô nhiễm môi trường.
Bình Thuận: Thu hồi, hủy bỏ biên bản giao đất trên thực địa dự án lấn biển, bố trí sắp xếp lại khu dân cư và chỉnh trang đô thị
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư Dự án Hamubay Phan Thiết vừa được Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận thông báo về việc thu hồi và hủy bỏ Biên bản giao đất trên thực địa dự án “Lấn biển, bố trí sắp xếp lại khu dân cư và chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long, xã Tiến Lợi và xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết” (tên thương mại: Hamubay Phan Thiết).