Thứ sáu 20/12/2024 01:29
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Tài chính

Luật sư Nguyễn Hữu Toại: Cần phải nhanh chóng luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu

25/10/2023 15:15
Theo Luật sư Nguyễn Hữu Toại, Giám đốc Công ty Luật Hừng Đông, để xử lý nợ xấu, hình thành và phát triển thị trường nợ xấu, phải nhanh chóng luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Cần phải luật hóa về xử lý nợ xấu

Luật sư Nguyễn Hữu Toại, Giám đốc Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, Nghị quyết số: 42/2017/QH14 là Nghị quyết thí điểm được ban hành trong bối cảnh nợ xấu cao, phức tạp. Vì vậy, việc luật hóa các quy định của Nghị quyết số 42 cần được đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng, đặt trong bối cảnh các quy định pháp luật hiện nay đã được hoàn thiện rõ ràng, đầy đủ hơn.

Theo ông Toại, để xử lý nợ xấu, hình thành và phát triển thị trường nợ xấu cần phải nhanh chóng luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu nói chung và Nghị quyết 42 nói riêng để đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ, đặc biệt là tính cưỡng chế cùng sự vào cuộc của nhiều cơ quan để bộ luật có tính mạnh mẽ hơn.

Ông Toại cho hay, nên xem xét đến những vấn đề về còn tồn tại khi thi hành Nghị quyết số 42 trong bối cảnh hiện tại trước khi luật hóa. Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, tránh hành chính hoá quan hệ dân sự, kinh tế, bảo đảm hài hòa, công bằng với các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, kinh tế.

“Chúng ta chỉ nên xem xét luật hóa những vấn đề phù hợp với phạm vi, đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật hiện hành, ví dụ như luật hóa về xét xử ngắn gọn trong các luật về tố tụng. Cùng với đó, cần cân nhắc tới việc xem xét nội dung nào luật hóa từ Nghị quyết số 42 và sửa đổi Luật hiện hành sao cho phù hợp. Đối với một số nội dung của Nghị quyết 42 không luật hóa, cần rà soát phân loại để chọn lọc các nội dung quay lại áp dụng pháp luật bình thường; đồng thời nghiên cứu khi sửa các luật riêng khác”, Luật sư Toại nói.

Ông Toại cho biết, hiện nay công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Cũng theo ông Toại, cần xử lý các vướng mắc pháp lý về thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng tài sản thế chấp là đất nông nghiệp.

Vị luật sư này lý giải, trong quy định của pháp luật về đất đai, người thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai là người sử dụng đất. Do quá trình thi hành án sẽ thực hiện kê biên, phát mãi tài sản của người phải thi hành án nên chủ tài sản thường có tâm lý né tránh, không hợp tác trong việc đăng ký biến động đất đai.

Chính vì vậy, pháp luật đã có cơ chế quy định về việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản bảo đảm mà không cần phải có sự đồng ý của chủ tài sản, cụ thể tại Điều 58 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Ảnh minh họa
Luật sư Nguyễn Hữu Toại, Công ty Luật Hừng Đông

Văn phòng đăng ký đất đai đóng vai trò rất quan trong thi hành án

Liên quan đến lĩnh vực này, Luật sư Nguyễn Hữu Toại cho biết: “Thực tế, các biến động đất đai không có quy định cụ thể điều chỉnh nên cơ quan thi hành án không có cơ sở pháp lý để thực hiện việc đăng ký biến động đất đai, đặc biệt đối với đất nông nghiệp đã hết thời hạn sử dụng đất”.

Ông phân tích, nhiều tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất tọa lạc tại các huyện đã hết thời hạn sử dụng, tuy nhiên Văn phòng đăng ký đất đai huyện lại yêu cầu phải có đề nghị của chủ tài sản mới thực hiện gia hạn. Tuy nhiên, do phần lớn chủ tài sản không hợp tác nên cơ quan thi hành án buộc phải dừng thực hiện thi hành án, ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng.

Vị luật sư này khẳng định, việc hoãn thi hành án trong trường hợp Tòa án thụ lý tranh chấp liên quan để tài sản bảo đảm đã được bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành tuyên kê biên, xử lý để đảm bảo thu hồi khoản nợ cho tổ chức tín dụng.

Ông phân tích thêm, các cơ quan thi hành án cần thực hiện theo đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng kéo dài và trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, nhiều đương sự khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp và yêu cầu cơ quan thi hành án hoãn thi hành án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự, làm cho việc thi hành án bị kéo dài, gây khó khăn cho TCTD (Tổ chức tín dụng) trong việc sớm thu hồi các khoản nợ.

Ngoài ra, theo ông Toại, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan với cơ quan thi hành án.

Ông cho biết, đối với tòa án, căn cứ khoản 2 điều 20 Luật Thi hành án dân sự, chấp hành viên có trách nhiệm thi hành đúng nội dung bản án, quyết định được thi hành án. Do đó, nội dung bản án, quyết định của Toà án là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện thủ tục thi hành án. Trên thực tế, việc hiểu đúng và đủ nội dung của bản án như thế nào vẫn có sự mâu thuẫn giữa cơ quan thi hành án và các đương sự.

“Vì vậy, pháp luật về tố tụng cũng như thi hành án dân sự đều có quy định về việc cơ quan thi hành án, đương sự trong vụ việc thi hành án có quyền yêu cầu Toà án giải thích, đính chính nội dung bản án, quyết định do Toà ban hành (điều 486 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và điều 365 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)”, ông chia sẻ.

“Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc dựa vào các vụ việc thi hành án tại các TCTD, việc thực hiện quyền yêu cầu Toà án giải thích bản án của cơ quan thi hành án hay đương sự vẫn chưa được đảm bảo. Mặt khác, Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Tố tụng hình sự đều không quy định rõ thời hạn trả lời yêu cầu giải thích bản án nên phía tổ chức cũng như cơ quan thi hành án không có cơ sở kiến nghị Toà án giải quyết đúng thời hạn, dẫn đến việc dù bản án đã có hiệu lực nhưng nhiều năm vẫn chưa thể giải quyết”, ông nói thêm.

Ông Toại cho rằng, với các cơ quan có chức năng quản lý đất đai, trong cơ cấu tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng, tài sản thế chấp là bất động sản luôn chiếm tỷ lệ lớn, dẫn đến phát sinh nhiều vụ việc thi hành án có tài sản phải thi hành là bất động sản.

Ông Toại khẳng định, Văn phòng đăng ký đất đai đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cơ quan thi hành án xác minh điều kiện thi hành án, xác minh, xác nhận các thông tin về đất đai.

Cũng theo ông này, nhiều trường hợp văn phòng đăng ký đất đai chậm trả lời xác minh về điều kiện thi hành án, tài sản thi hành án, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý, gây ảnh hưởng tới công tác thu hồi nợ.

Nhân Hà

Tin bài khác
Ngân hàng MB thông báo phát hành 2.225 tỷ đồng trái phiếu

Ngân hàng MB thông báo phát hành 2.225 tỷ đồng trái phiếu

Ngân hàng MB thông báo phát hành 2.225 tỷ đồng trái phiếu để củng cố tài chính và tiếp tục phát triển các hoạt động kinh doanh giai đoạn tới.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Cơ hội mới từ trái phiếu xanh

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Cơ hội mới từ trái phiếu xanh

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 11/2024 ghi nhận nhiều dấu hiệu mới mẻ, với sự xuất hiện của trái phiếu xanh, trái phiếu kỳ hạn dài và xu hướng phát hành để đảo nợ.
Dự báo lãi suất liên ngân hàng tăng, tác động đến thị trường tài chính

Dự báo lãi suất liên ngân hàng tăng, tác động đến thị trường tài chính

Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh vào tháng 12, dự báo ảnh hưởng đến thanh khoản và thị trường trái phiếu, trong khi khối ngoại mua ròng trở lại. Điều này sẽ tác động ra sao?
Tín dụng cuối năm đổ mạnh vào sản xuất, kinh doanh

Tín dụng cuối năm đổ mạnh vào sản xuất, kinh doanh

Tín dụng cuối năm tăng trưởng mạnh mẽ, các ngân hàng đẩy mạnh vốn vào sản xuất và xuất khẩu. Nhiều gói tín dụng hấp dẫn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
"Vấn đề nổi cộm trong ngành tài chính ngân hàng là sở hữu chéo và thiếu minh bạch"

"Vấn đề nổi cộm trong ngành tài chính ngân hàng là sở hữu chéo và thiếu minh bạch"

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, mô hình tập đoàn tài chính tại Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những vấn đề nổi cộm là sở hữu chéo và thiếu minh bạch.
NHNN: Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 12/2024

NHNN: Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 12/2024

Tỷ giá được áp dụng trong việc quy đổi và hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ kể cả các khoản thu hiện vật có gốc bằng ngoại tệ; quy đổi và hạch toán sổ sách kế toán Kho bạc Nhà nước.
Tín dụng tiêu dùng TPHCM tăng trưởng mạnh cuối 2024, đạt 6.3%

Tín dụng tiêu dùng TPHCM tăng trưởng mạnh cuối 2024, đạt 6.3%

Tính đến cuối tháng 10/2024, tín dụng tiêu dùng tại TP.HCM đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, đạt trên 1 triệu tỷ đồng, nhấn mạnh xu hướng tăng trưởng bền vững trong bối cảnh kinh tế phát triển.
Bộ GTVT giải ngân hơn 51.000 tỷ đồng trong 11 tháng đầu năm 2024

Bộ GTVT giải ngân hơn 51.000 tỷ đồng trong 11 tháng đầu năm 2024

Trong 11 tháng đầu năm 2024, Bộ GTVT đã giải ngân được hơn 51.000 tỷ đồng, gần 68% kế hoạch, nhờ vào sự quyết liệt và phối hợp hiệu quả từ các chủ đầu tư và địa phương.
Lãi suất ngân hàng ngày 26/11:  Những ngân hàng nào đang dẫn đầu?

Lãi suất ngân hàng ngày 26/11: Những ngân hàng nào đang dẫn đầu?

Lãi suất ngân hàng tháng 11 liên tiếp tăng, với mức cao lên đến 9,5% tại một số ngân hàng. MBBank, HDBank, PVcomBank dẫn đầu trong việc áp dụng lãi suất hấp dẫn.
Ngân hàng bơm vốn hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc cuối năm 2024

Ngân hàng bơm vốn hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc cuối năm 2024

Cuối năm 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu đang đẩy mạnh sản xuất, gia tăng đơn hàng và nhận sự hỗ trợ tín dụng ưu đãi từ ngân hàng, giúp duy trì tăng trưởng bền vững.
Ngân hàng Nhà nước cấm khuyến mại, lưu mật khẩu trên app từ 2025

Ngân hàng Nhà nước cấm khuyến mại, lưu mật khẩu trên app từ 2025

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu dừng khuyến mại cho người gửi tiền và cấm lưu mật khẩu trên ứng dụng ngân hàng từ năm 2025. Cùng với đó là các động thái mới trong việc giảm lãi suất cho vay.
Ngân hàng thúc đẩy tín dụng xanh: Nỗ lực và thách thức trong chuyển đổi bền vững

Ngân hàng thúc đẩy tín dụng xanh: Nỗ lực và thách thức trong chuyển đổi bền vững

Các ngân hàng trong nước đang đẩy mạnh tín dụng xanh để hỗ trợ phát triển bền vững, nhưng thiếu tiêu chí rõ ràng vẫn là thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi này.
Lý giải vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Lý giải vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam (NHNN) không mua vàng vì sợ bơm thêm tiền ra nền kinh tế, đồng thời tránh rủi ro biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định tài chính.
Tiền gửi của người dân đạt 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6%

Tiền gửi của người dân đạt 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6%

Lượng tiền gửi từ dân cư tại các tổ chức tín dụng tiếp tục lập kỷ lục mới với 6,92 triệu tỷ đồng vào tháng 8, trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại giảm nhẹ.
Tăng trưởng tín dụng khả quan, kỳ vọng bứt phá vào cuối năm

Tăng trưởng tín dụng khả quan, kỳ vọng bứt phá vào cuối năm

Tín dụng ngân hàng đang tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực vay mua nhà và tiêu dùng, mở ra cơ hội vàng cho người vay và thúc đẩy phục hồi kinh tế vào cuối năm 2024.