Thứ hai 24/03/2025 23:21
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Luật Cạnh tranh 2018 không cấm một cách máy móc về tập trung kinh tế

12/10/2020 00:00
Quy định của Luật cho phép doanh nghiệp được quyền thông qua hoạt động tập trung kinh tế để phát triển kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.

Ngày 12/6/2018, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. So với Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh 2018 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng.

8 sửa đổi, bổ sung quan trọng

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, Luật Cạnh tranh 2018 là công cụ để Nhà nước điều tiết cạnh tranh trên thị trường. Trong số nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, Luật Cạnh tranh 2018 đã đổi mới cách tiếp cận, kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh tập trung kinh tế theo hướng áp dụng nhiều hơn các phương pháp về phân tích kinh tế… phù hợp với xu hướng của thế giới.

Tuy nhiên theo ông Tân, những thay đổi, điều chỉnh và bổ sung trong Luật Cạnh tranh 2018 cũng tạo ra những cách thức không nhỏ đối với việc thực thi pháp luật cạnh tranh, đặc biệt là sự tuân thủ pháp luật cạnh tranh của các doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan khi các đối tượng này còn rất mới mẻ.

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương).

Theo bà Trần Phương Lan, Trưởng phòng Kiểm soát tập trung kinh tế - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), có 8 sửa đổi, bổ sung mới cơ bản và hết sức quan trọng trong Luật Cạnh tranh 2018, bao gồm việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; Sửa đổi, bổ sung hành vi bị cấm; Kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng như chính sách khoan hồng; Bổ sung tiêu chí xác định sức mạnh thị trường; Các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế; Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Tổ chức lại cơ quan cạnh tranh và hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh.

Lấy ví dụ trường hợp Tập đoàn Central Group của Thái Lan mua lại Hệ thống Siêu thị BigC tại Việt Nam, bà Lan cho rằng, thương vụ này được thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2004.

“Mặc dù thời điểm đó, các nhà bán lẻ trên thị trường, các doanh nghiệp cung cấp đều rất quan ngại thương vụ này tiềm ẩn những vấn đề về cạnh tranh, gây bất lợi cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Tuy nhiên, cơ quan cạnh tranh đã không thể xử lý việc làm này hoặc đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ khi không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật”, bà Lan chỉ rõ.

Cũng theo bà Lan, Luật Cạnh tranh 2018 đã đáp ứng và xử lý được những vấn đề đang là xu hướng cạnh tranh của thế giới cũng như cách thức xử lý của các cơ quan cạnh tranh trên thế giới. Cụ thể, với bất cứ hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc giao dịch tập trung kinh tế xảy ra bất cứ nơi nào trên thế giới, ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu có tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể tới thị trường Việt Nam cũng đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018.

Thừa nhận quyền tập trung kinh tế của doanh nghiệp

Một vấn đề không kém phần quan trọng được quy định trong Luật Cạnh tranh 2018 đó là quy định xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh. Ông Phùng Văn Thành, Phó trưởng Phòng Điều tra hạn chế cạnh tranh - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho rằng, cách tiếp cận của Luật đã đảm bảo tư duy kinh tế và tư duy pháp lý được kết hợp với nhau một cách hài hòa, nhuần nhuyễn trong từng quy định.

Theo ông Thành, Luật Cạnh tranh 2018 đã thừa nhận tập trung kinh tế là quyền tự nhiên của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Theo đó, Luật không quy định cấm tập trung kinh tế một cách máy móc dựa trên mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan như quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2004. Ngược lại, Luật chỉ quy định cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi hành vi tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

“11 quy định tại Điều 11 Luật Cạnh tranh đã đảm bảo bao trùm toàn bộ các tình huống có thể xảy ra trên thực tiễn của thị trường hiện nay. Đối với các thỏa thuận cạnh tranh bị cấm quy định trong Điều 12 đã có sự khác biệt đáng kể so với Luật Cạnh tranh 2004. Đó là, Luật cấm tuyệt đối việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan đến giá, thị trường và sản lượng sản xuất và mua bán khi các doanh nghiệp trên cùng thị trường có cạnh tranh với nhau có thị phần kết hợp từ 30% trở xuống”, ông Thành cho biết.

Có thể thấy, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh trong Luật Cạnh tranh 2018 sẽ tạo hành lang pháp lý để điều tra, xử lý toàn diện mọi hành vi cạnh tranh, góp phần bảo đảm cạnh tranh lành mạnh cho thị trường trong nước, tạo điều kiện thực thi các cam kết về cạnh tranh trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương./.

Nguyễn Quỳnh

Tin bài khác
Đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT 2% để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp

Đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT 2% để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội nhằm giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và phát triển du lịch trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Bộ Xây dựng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ và rà soát quỹ đất dành cho nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ và rà soát quỹ đất dành cho nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng vừa ban hành văn bản yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đã được cấp phép, khởi công, tập trung tối đa nguồn lực để thi công, đảm bảo hoàn thành trong năm 2025.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về hóa đơn, chứng từ

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về hóa đơn, chứng từ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về hóa đơn, chứng từ.
Cải cách thủ tục đăng ký doanh nghiệp: Hướng tới minh bạch và hiệu quả

Cải cách thủ tục đăng ký doanh nghiệp: Hướng tới minh bạch và hiệu quả

Một trong những mục tiêu quan trọng của lần sửa đổi Luật Doanh nghiệp này là hoàn thiện khung pháp lý về thành lập và đăng ký doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, đồng thời bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
Chính sách thuế và quản lý tài sản số: Giải pháp cho nền kinh tế số

Chính sách thuế và quản lý tài sản số: Giải pháp cho nền kinh tế số

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa, trong đó có một số đề xuất quan trọng liên quan đến chính sách thuế.
Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ Thông tư về cơ chế tự vay, tự trả

Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ Thông tư về cơ chế tự vay, tự trả

Theo Bộ Tài chính, việc bãi bỏ các Thông tư này nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật và phù hợp với các quy định mới do Chính phủ ban hành.
Quảng cáo kẹo rau củ Kera sai sự thật, Quang Linh và Hằng Du Mục bị xử phạt

Quảng cáo kẹo rau củ Kera sai sự thật, Quang Linh và Hằng Du Mục bị xử phạt

Song song với việc chịu phạt, Quang Linh, Hằng Du Mục phải cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm khi quảng cáo kẹo rau củ Kera không đúng sự thật.
Bộ Xây dựng đề xuất tăng lợi nhuận xây nhà ở xã hội lên 13%

Bộ Xây dựng đề xuất tăng lợi nhuận xây nhà ở xã hội lên 13%

Bộ Xây dựng đề xuất nâng mức lợi nhuận tối đa cho các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội từ 10% lên 13% nhằm thúc đẩy phát triển phân khúc này.
Điều chỉnh quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam

Điều chỉnh quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014, quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa ban hành hướng dẫn về thủ tục thuế đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Bộ Nội vụ: Đề xuất cho chuyên gia cao cấp hưởng chế độ công vụ tương đương Bộ trưởng

Bộ Nội vụ: Đề xuất cho chuyên gia cao cấp hưởng chế độ công vụ tương đương Bộ trưởng

Bộ Tư pháp đang tiến hành thẩm định dự thảo Nghị định của Chính phủ về chế độ công vụ đối với chuyên gia cao cấp, do Bộ Nội vụ xây dựng. Dự thảo này đặt ra các quy định cụ thể về chế độ đãi ngộ cho các chuyên gia cao cấp làm việc trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước ở Trung ương.
Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Trong khoảng 10 năm trở lại đây nước ta đã ban hành nhiều luật trong đó đưa ra những quy định thể chế hóa việc phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo cho phù hợp với thực tiễn phát triển, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện các cam kết tại COP 26 trong đó mục tiêu lớn là dưa mức phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2050.
Thêm nhiều nhóm cán bộ, công chức được hưởng chính sách khi nghỉ việc

Thêm nhiều nhóm cán bộ, công chức được hưởng chính sách khi nghỉ việc

Nghị định số 67/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức nghỉ việc khi sắp xếp bộ máy.
Đề xuất liên thông thủ tục giao dịch bất động sản nhằm kiểm soát thuế

Đề xuất liên thông thủ tục giao dịch bất động sản nhằm kiểm soát thuế

Ban Chính sách của Cục Thuế (Bộ Tài chính) kiến nghị Chính phủ triển khai hệ thống liên thông điện tử cho các thủ tục giao dịch bất động sản, từ công chứng, thuế đến đăng ký đất đai nhằm ngăn chặn tình trạng kê khai hai mức giá để trốn thuế.
Giải pháp ngăn chặn tình trạng dự án bất động sản chậm triển khai và bỏ hoang

Giải pháp ngăn chặn tình trạng dự án bất động sản chậm triển khai và bỏ hoang

Bộ Xây dựng đã đưa ra một số giải pháp nhằm siết chặt công tác quản lý và ngăn chặn các dự án bất động sản bị chậm tiến độ hoặc bỏ hoang.