Thứ năm 13/02/2025 04:08
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Loại bỏ tư duy xuất khẩu tiểu ngạch

12/10/2020 00:00
Những khó khăn về xuất khẩu sang Trung Quốc đã tồn tại nhiều năm và các bộ ngành, doanh nghiệp (DN) cũng đã có nhiều nỗ lực để giải quyết. Song đây là thời điểm, chúng ta không thể chậm trễ được nữa vì Trung Quốc sẽ ngày càng đặt ra các hàng rào, yêu

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhận định như vậy tại Hội nghị phát triển xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc, do Bộ Công thương tổ chức chiều ngày 13/9, tại Hà Nội.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Trung Quốc là thị trường xuất khẩu (XK) lớn nhất của Việt Nam với nhóm hàng nông thủy sản, bình quân chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của cả nước và chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này. Hiện Trung Quốc còn là thị trường đứng thứ nhất về cao su, rau quả và sắn các loại; đứng thứ 3 về gỗ và các sản phẩm gỗ; đứng thứ 4 về chè; đứng thứ 5 về thủy sản; đứng thứ 9 về cà phê... Đồng thời, vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác.

Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này đang có dấu hiệu chững lại. Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019 ước đạt 16,6 tỷ USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của nhóm hàng nông thủy sản, Trung Quốc - thị trường quan trọng nhất, đã tăng trưởng chậm lại đáng kể trong thời gian qua.

Nguyên nhân được chỉ ra, là do từ khoảng giữa năm 2018 đến nay, các cơ quan quản lý phía Trung Quốc đã tăng cường thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc, giám sát kiểm dịch động thực vật và chất lượng hàng hóa nông thủy sản nhập khẩu. Điều này đã phần nào tác động đến tiến độ xuất khẩu nông thủy sản của ta sang thị trường Trung Quốc. Chưa kể, tập quán làm ăn manh mún cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động XK nông thủy sản sang Trung Quốc.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Trung Quốc hiện là đối tác lớn cả về kinh tế, thương mại, đầu tư của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu nông thủy sản của nước ta sang Trung Quốc vấn tồn tại nhiều vấn đề. Đó là vẫn chủ yếu dựa vào thương mại qua biên giới (tiểu ngạch), dựa vào các điểm cửa khẩu thông quan chứ chưa đưa hàng hóa vào sâu nội địa. Do đó, nông thủy sản chưa đáp ứng được hàng rào kỹ thuật, chưa tạo thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ bền vững…

Đó là những lý do khiến cho chúng ta chưa thực sự bền vững trong khâu tổ chức sản xuất, xuất khẩu, khó kiểm soát vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Các DN Việt Nam còn thiếu thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu, nhu cầu của thị trường, giữ tập quán kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, không ổn định về thị trường, dẫn đến tình trạng tồn đọng, ùn ứ trong nước và ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả xuất khẩu.

Đứng ở vai trò là DN, bà Bùi Thị Thanh Tâm - Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) nêu quan điểm, nguyên nhân lớn nhất có sự sụt giảm xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu gạo sang Trung Quốc là do họ tăng cường siết chặt về kiểm dịch và tăng cường yêu cầu an toàn thực phẩm. Thứ hai, Trung Quốc hiện có lượng dư tồn kho rất lớn. Nếu trước đây họ là nước nhập khẩu lớn thì hiện nay họ lại là nhà xuất khẩu.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, các DN cần thay đổi tư duy xuất khẩu nông thủy sản theo hướng giảm dần, tiến tới xóa bỏ xuất khẩu tiểu ngạch; tập trung xuất khẩu chính ngạch để giảm thiểu rủi ro pháp lý cũng như từng bước xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng, độ an toàn, mẫu mã sản phẩm, đảm bảo truy xuất nguồn gốc… để không chỉ xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc mà còn cả các thị trường khác trên thế giới.

Duy Phương

Tin bài khác
Nghị quyết 25/NQ - CP: Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Nghị quyết 25/NQ - CP: Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Lần đầu tiên Chính phủ ban hành riêng một nghị quyết giao chỉ tiêu tăng trưởng đối với 12 ngành, lĩnh vực và 63 địa phương, cho thấy quyết tâm rất cao trong việc phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định Điều chỉnh Quy hoạch Điện 8

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định Điều chỉnh Quy hoạch Điện 8

Hội đồng thẩm định hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và sẽ chấm dứt hoạt động khi quá trình thẩm định hoàn tất, Điều chỉnh Quy hoạch Điện 8 được phê duyệt.
Mục tiêu tăng trưởng GDP 2025: Hướng đến tốc độ tăng trưởng bứt phá

Mục tiêu tăng trưởng GDP 2025: Hướng đến tốc độ tăng trưởng bứt phá

Theo đề án, mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần phải đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số.
Quan ngại căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Bộ Công Thương chủ động ứng phó

Quan ngại căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Bộ Công Thương chủ động ứng phó

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đề xuất Chính phủ tăng cường sự hiện diện của đại diện thương mại Việt Nam tại các thị trường quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động ngoại thương, bảo vệ lợi ích kinh tế và thương mại của doanh nghiệp Việt Nam.
Hàng trăm dự án Khu kinh tế Nghi Sơn chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng

Hàng trăm dự án Khu kinh tế Nghi Sơn chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng

Trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện có 123 dự án đầu tư trực tiếp đang chậm tiến độ, nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng hoặc các thủ tục pháp lý về đầu tư...
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu sửa chữa nhanh các hư hỏng tại cao tốc Bắc – Nam

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu sửa chữa nhanh các hư hỏng tại cao tốc Bắc – Nam

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hư hỏng trên cao tốc Bắc - Nam, bảo đảm an toàn giao thông và chất lượng công trình trong thời gian bảo hành.
Giảm bậc thuế thu nhập cá nhân: Đề xuất cải cách hợp lý

Giảm bậc thuế thu nhập cá nhân: Đề xuất cải cách hợp lý

Bộ Tài chính hướng tới giảm số bậc thuế thu nhập cá nhân và điều chỉnh ngưỡng thuế, giúp giảm gánh nặng cho người lao động và nâng cao công bằng thuế.
Hút đầu tư vào năng lượng tái tạo - thúc đẩy kinh tế xanh

Hút đầu tư vào năng lượng tái tạo - thúc đẩy kinh tế xanh

Ngoài thu hút vốn, chính sách sử dụng đất chủ động và kế hoạch triển khai toàn diện sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành năng lượng tái tạo.
Tạo cơ chế khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tạo cơ chế khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ giúp Việt Nam kịp thời tận dụng, thu hút và huy động được các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đầu tư tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Chính sách đặc thù để thúc đẩy hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Chính sách đặc thù để thúc đẩy hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Cải tiến mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với tiến độ chậm. Các cơ chế đặc thù sẽ giúp rút ngắn quy trình và thu hút đầu tư.
Doanh nghiệp tư nhân cần làm gì để trở thành động lực dẫn dắt kinh tế năm 2025?

Doanh nghiệp tư nhân cần làm gì để trở thành động lực dẫn dắt kinh tế năm 2025?

Năm 2025 được kỳ vọng là năm bứt phá quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt trên 8%. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như tiềm năng và nguồn lực chưa được khai thác hiệu quả, tư duy kinh doanh ngắn hạn, và những điểm nghẽn về thể chế pháp luật. Để vượt qua các rào cản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 6 định hướng chiến lược, trong đó xác định thể chế là yếu tố đột phá then chốt, đồng thời kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối tư nhân, phát huy vai trò đầu tàu trong việc thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo.
Khi Thủ tướng “gợi mở” cho doanh nghiệp trong các việc lớn của đất nước...

Khi Thủ tướng “gợi mở” cho doanh nghiệp trong các việc lớn của đất nước...

Trong các việc lớn của đất nước, doanh nghiệp có thể làm được gì thì đăng ký làm. Đó là “gợi mở” của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Phấn đấu hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trước năm 2032

Phấn đấu hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trước năm 2032

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 35/TB-VPCP ngày 7/2/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhấn mạnh đây là dự án đặc biệt quan trọng quốc gia, với mục tiêu phấn đấu hoàn thành công tác đầu tư xây dựng trước ngày 31/12/2030, chậm nhất trước ngày 31/12/2031.
Nâng cấp Hiệp định ATIGA tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nâng cấp Hiệp định ATIGA tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, giải quyết các mối quan tâm về tính bền vững và tuần hoàn, cũng như thúc đẩy thương mại kỹ thuật số.
Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng lên 203.231 tỷ đồng

Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng lên 203.231 tỷ đồng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã điều chỉnh tổng mức đầu tư, tiến độ và yêu cầu vốn. Chính phủ đề nghị áp dụng chính sách đặc thù để đảm bảo tiến độ.