Lê Yên Thanh, CEO BusMap: Khởi nghiệp từ công nghệ “made in” Việt Nam
- Khởi nghiệp
- 08:58 26/02/2021
DNHN - Từng được Google giữ lại với mức lương 6.000 USD nhưng CEO BusMap lại “chọn đường khó hơn” khi về Việt Nam khởi nghiệp...
Trở về nước sau gần 4 tháng thực tập tại Google (Mỹ), Lê Yên Thanh đầu quân vào một công ty khởi nghiệp chỉ vài nhân sự để thỏa sức sáng tạo với một ứng dụng giải trí mới. Là dân công nghệ, Thanh mê những điều mới mẻ và thích được chủ động trong mọi việc. Rời Thung lũng Silicon với mức lương thực tập gần 140 triệu đồng/tháng, Thanh trải qua nhiều vòng thi và được mời về Google tại Singapore làm việc với khoản thu nhập lớn hơn. Thế nhưng, Thanh chọn trở về quê hương theo đuổi giấc mơ công nghệ của mình, dù biết sẽ lắm chông gai.
Ứng dụng BusMap ban đầu là ứng dụng hỗ trợ xe buýt dành cho đối tượng sinh viên. Nhưng khi quyết định khởi nghiệp từ sản phẩm, tôi thấy có nhiều vấn đề cần giải quyết và nghĩ đến bài toán lớn hơn, sử dụng cho nhiều đối tượng hơn. Vì thế, tôi đặt vấn đề phát triển BusMap thành ứng dụng thực thụ chứ không phải là sản phẩm của sinh viên đem đi thi. Tôi thấy nhiều bạn bè mình thường làm sản phẩm chỉ để đi thi và sau đó bỏ rơi nó. Tôi thì không như vậy.
Tháng 3/2019, BusMap gia nhập cộng đồng doanh nghiệp trong nước với mô hình cực nhỏ nhưng đến thời điểm hiện tại, Lê Yên Thanh và cộng sự đã làm được nhiều điều khiến cộng đồng bất ngờ. Một năm sau khi bỏ tiền túi vận hành mọi thứ, tháng 3/2020, “cha đẻ” BusMap đã gọi vốn thành công hơn 1 triệu USD từ một tập đoàn lớn. Điều khiến Thanh an tâm hơn cả là tập đoàn này cho phép anh tiếp tục phát triển ứng dụng miễn phí để phục vụ cộng đồng. Từ hai nhân sự ban đầu, giờ BusMap đã có hơn 20 nhân sự, đều là những người trẻ năng động, sáng tạo và giàu tâm huyết.
Năm 2013, ngay khi ra mắt, BusMap đạt 50.000 lượt tải. Đến năm 2019, ứng dụng này đã đạt mức một triệu lượt tải. Năm 2020, con số này đã là hai triệu lượt tải với 400.000 người dùng mỗi tháng. Một con số tăng trưởng mà bản thân Thanh cũng không ngờ. Từ một đồ án “made in sinh viên”, BusMap đã trở thành app thân thiện được hàng ngàn sinh viên, người lao động yêu thích vì có nhiều tính năng tích hợp. Ban đầu chỉ phủ sóng tại TP.HCM, đến nay, BusMap đã mở rộng ra Hà Nội hiện đạt được hơn 200.000 lượt tải và sử dụng, TP. Đà Nẵng và hai thành phố lớn của Thái Lan là Bangkok và Chiang Mai để người dân Việt sang đó du lịch khỏi bỡ ngỡ chuyện đi lại, vui chơi.
Ứng dụng BusMap có thể giải quyết vấn đề hướng dẫn đi xe buýt như đi ở trạm nào, xuống tuyến nào, đề xuất lựa chọn tuyến đường, hiển thị chi tiết thời gian chờ xe buýt, giá vé, khoảng cách đường đi, sắp tới sẽ có tính năng phát loa người dân và người khiếm thị có thể sử dụng được… Những điều này giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với xe buýt hơn. Còn với người nước ngoài có thể sử dụng bằng tiếng Anh, sắp tới có nhiều ngôn ngữ khác nữa. Nhiều người nước ngoài đánh giá cao sản phẩm và nhận định đây là ứng dụng “ngang ngửa” với các sản phẩm công nghệ tương tự của Nhật, Úc… thậm chí là tiên tiến hơn với tính năng GPS và tích hợp nhiều dịch vụ khác.
Với ứng dụng BusMap, mục tiêu của chúng tôi không chỉ dừng lại là một ứng dụng cho xe buýt. Chúng tôi sẽ đưa ra các hướng dẫn cho người dùng sử dụng nhiều loại hình phương tiện giao thông công cộng. Cụ thể như hướng dẫn người dân đến một điểm nào đó sử dụng xe buýt, sau đó tiếp tục hướng dẫn họ sử dụng taxi, xe ôm công nghệ, metro… giúp cho người dùng đi đến điểm đến tối ưu nhất. Những hãng taxi, taxi công nghệ, hay những đơn vị cung cấp dịch vụ về giao thông công cộng khác sẽ là đối tác của chúng tôi trong tương lai.
Nhà sáng lập Lê Yên Thanh chia sẻ, điều chắc chắn là BusMap sẽ luôn miễn phí và phát triển nhiều tính năng hơn hướng đến người dùng giao thông công cộng. Trong 2-3 năm tới, theo tôi, giao thông công cộng sẽ rất phát triển, nhất là ở TP HCM và Hà Nội khi các tuyến metro hoàn thành. Lúc đó, người dùng BusMap hoặc bất kỳ ứng dụng nào khác do chúng tôi phát triển, sẽ nhiều lên. BusMap sẽ không chỉ là ứng dụng phục vụ người đi xe buýt mà phục vụ người dùng trong suốt quá trình sử dụng giao thông công cộng nói chung.
Ngoài ra, chúng tôi có kế hoạch mở rộng sang thị trường nước ngoài. Nhìn chung, giao thông công cộng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn chưa phát triển. Đây là cơ hội để BusMap nhân rộng mô hình của mình. Vào tháng 3/2020, startup này nhận vốn đầu tư hơn 1,5 triệu USD từ một tập đoàn lớn.
TH
Tin liên quan
#Khởi nghiệp

Tuổi trẻ Lâm Đồng với tinh thần khởi nghiệp đầy nhiệt huyết
Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã có rất nhiều mô hình khởi nghiệp thành công, nhiều thanh niên trẻ vươn lên thành tỷ phú. với chính sách và tổ chức nhiều chương trình nhằm khuyến khích, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên.

ThinkZone khởi động Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp Khóa 04, cơ hội nhận gói đầu tư trực tiếp lên tới 500.000 USD
ThinkZone Accelerator chính thức công bố mở đơn cho khóa 04 - CT Tăng tốc Khởi nghiệp dành cho các startup ở giai đoạn đầu tại Việt Nam với 50,000 USD - 500,000 USD đầu tư trực tiếp cùng các gói hỗ trợ khác trị giá hơn $50,000 từ các đối tác.

Khởi nghiệp nhờ ý tưởng của mẹ, triệu phú trẻ người Nhật thành công với trang thương mại điện tử
Mọi thứ thay đổi đối với Yuta Tsuruoka khi mẹ anh, người chủ một cửa hàng nhỏ ở vùng nông thôn Nhật Bản, đưa ra gợi ý: Bà muốn thành lập cửa hàng trực tuyến của riêng mình nhưng không biết làm thế nào.

Shark Tank mùa 3: Shark Dũng là ai?
Nếu nhìn lại hồ sơ, Shark Dũng được coi là "người đỡ đầu" cho các startup nổi tiếng như Tiki, Vatgia, NhacCuaTui, Batdongsan, Vicare, Jupviec, Topica, Vexere, CleverAds, Luxstay… và tham gia sáng lập Foody.

Techfest Vietnam 2019 tại Hoa Kỳ và Hàn Quốc: Đưa startup ra thế giới
Techfest Vietnam cùng đồng hành với startup, các nhà đầu tư, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo quốc gia diễn ra tại Mỹ (07 - 13/09) và Hàn Quốc (01 - 06/11). Đây là hoạt động thuộc chuỗi sự kiện lớn nhất về công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài, Amazon Web Service, Republic, Ai20X, Vietnam Silicon Valley (VSV), Hatch Ventures và các đối tác khác trong và ngoài nước.

'Nhà đầu tư tài năng' của Anh giúp startup châu Á tiến ra toàn cầu
Trở thành doanh nghiệp hỗ trợ startup trong bước đầu tiên lập nghiệp – tạo thêm động lực cho họ có cơ hội đạt được thành công ở tỷ lệ cao nhất – Đó chính là mục tiêu mà Alice và cộng sự của cô hướng tới.
Đọc thêm Khởi nghiệp
Gã khổng lồ bán lẻ Walmart đầu tư vào công ty khởi nghiệp xe tự lái bằng điện của GM
Walmart đang đặt cược vào lĩnh vực xe tự lái với khoản đầu tư vào công ty sản xuất ô tô điện tự hành Cruise của GM. Gã khổng lồ bán lẻ hôm nay đã thông báo rằng họ đã tham gia vòng tài trợ mới nhất trị giá 2,75 tỷ đô la của startup, mặc dù họ từ chối tiết lộ khoản đóng góp của mình.
6 công ty khởi nghiệp hàng đầu thúc đẩy sự bùng nổ của pin dành cho xe điện
Khi Ford, Volkswagen, General Motors, Tesla và phần còn lại của ngành công nghiệp ô tô “tấn công” thị trường xe điện đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất phải đối mặt với một vấn đề khó khăn tồn tại bất lâu nay: Những chiếc xe đắt tiền vẫn sử dụng Pin lithium-ion truyền thống. Và nỗ lực tiếp tục cắt giảm chi phí pin là trở ngại chính để cung cấp những chiếc xe điện giá rẻ thực sự cũng như hoàn thành việc chuyển đổi không sử dụng động cơ đốt trong mà vẫn thu được lợi nhuận.
Ngân hàng Rakyat của Indonesia đầu tư vào nền tảng thương mại điện tử Bukalapak
Kỳ lân Bukalapak, một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu của Indonesia, đã nhận được tài trợ từ Ngân hàng Rakyat Indonesia - công ty cho vay lớn nhất của đất nước.
Kế hoạch của Grab mở ra chương mới trong câu chuyện khởi nghiệp của Đông Nam Á
Kế hoạch của tập đoàn công nghệ Singapore Grab để trở thành một công ty đại chúng niêm yết của Hoa Kỳ thông qua việc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC), là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt đối với công ty.
Startup Việt Nam với tham vọng trở thành công ty xe máy điện hàng đầu Đông Nam Á
Đạt Bike , một công ty khởi nghiệp Việt Nam với tham vọng trở thành công ty xe máy điện hàng đầu Đông Nam Á, đã huy động được 2,6 triệu USD tiền tài trợ trong vòng Series A do Jungle Ventures đứng đầu.
IPO thông qua SPAC có lợi ích gì? Chia sẻ từ câu chuyện của nhà sáng lập startup Hims and Hers trị giá 1,6 tỷ đô la
Startup sức khỏe trị giá 1,6 tỷ đô la Hims and Hers ra mắt công chúng sau ba năm hoạt động. Nhà sáng lập công ty khởi nghiệp đã lựa chọn IPO thông qua một công ty mua lại với mục đích đặc biệt (SPAC) với nhiều lợi ích hơn so với IPO truyền thống.
Công ty công nghệ Yappa huy động 3,5 triệu đô la để chống lại các bình luận xúc phạm trên mạng internet
Với thực trạng khoảng 40% người Mỹ từng bị làm xúc phạm trên mạng internet, một công ty công nghệ thuộc sở hữu của 2 người da màu đã ra đời nhằm tạo ra một phương thức giao tiếp ảo văn knh hơn.
Memic gây quỹ 96 triệu đô la cho nền tảng phẫu thuật có sự hỗ trợ của rô bốt
Memic, một công ty khởi nghiệp đang phát triển một nền tảng phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot, gần đây đã nhận được ủy quyền tiếp thị từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Phía công ty thông báo đã kết thúc vòng tài trợ Series D trị giá 96 triệu đô la.
88 công ty khởi nghiệp công nghệ hủy bỏ các đợt IPO tại Trung Quốc trong năm nay
Bị áp lực bởi Đảng Cộng sản cầm quyền trong nước và chính quyền Hoa Kỳ, các công ty khởi nghiệp của Trung Quốc đã bắt đầu suy nghĩ lại về kế hoạch ra mắt công chúng (IPO).
Chương trình "Ươm tạo Đàn Sếu khởi nghiệp Đất Sen hồng" - Giúp các DN trẻ tự tin khởi nghiệp và phát triển bền vững
Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp và Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) đã đạt được thỏa thuận hợp tác về việc triển khai chương trình phát triển Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2020-2025, còn gọi là chương trình "Ươm tạo Đàn Sếu khởi nghiệp Đất Sen hồng".