Thứ ba 06/05/2025 10:41
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Lạm phát 2025 có thể kiểm soát ở mức dưới 4,5%

09/01/2025 15:49
Một số yếu tố được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giảm áp lực lên mặt bằng giá. Lạm phát toàn cầu có xu hướng hạ nhiệt, giúp giảm áp lực nhập khẩu lạm phát.
Bài liên quan
Cập nhật 2 kịch bản lạm phát bình quân năm 2024
Nền kinh tế Nga đang “quá nóng”, lạm phát là “tín hiệu đáng lo ngại”

Tại hội thảo "Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2024 và dự báo năm 2025" do Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức vào ngày 9/1, các chuyên gia đã thống nhất dự báo rằng lạm phát tại Việt Nam trong năm 2025 sẽ được kiểm soát ở mức hợp lý, dao động từ 3 đến 4,5%, đáp ứng mục tiêu Quốc hội đặt ra là duy trì lạm phát không vượt quá 4,5%.

TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính nhận định, bên cạnh các yếu tố tiền tệ và tỷ giá, lạm phát trong năm 2025 còn phụ thuộc nhiều vào tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu, giá dầu và các nguyên vật liệu đầu vào. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, kinh tế thế giới năm 2025 được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định ở mức 3,2%, tương đương năm 2024, trong khi giá dầu và hàng hóa cơ bản đầu vào dự kiến giảm nhẹ. Tuy nhiên, những yếu tố bất định về tỷ giá và lãi suất có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá cả trong nước.

Lạm phát 2025 có thể kiểm soát ở mức dưới 4,5%
Lạm phát 2025 có thể kiểm soát ở mức dưới 4,5%

Cục Quản lý giá cho rằng áp lực lên mặt bằng giá năm 2025 có thể đến từ diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khi nhiều quốc gia điều chỉnh chính sách theo biến động kinh tế và địa chính trị, dẫn đến thay đổi giá cả các mặt hàng chiến lược trên thị trường quốc tế. Đồng thời, việc thực hiện lộ trình thị trường đối với một số mặt hàng Nhà nước quản lý bị trì hoãn trong thời gian qua có thể tạo thêm áp lực. Tỷ giá VND/USD duy trì ở mức cao cũng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu, trong khi rủi ro thiên tai, bão lũ và thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến sản xuất, cùng nhu cầu tiêu dùng tăng vào các dịp lễ, tết, đều là những yếu tố tiềm ẩn gây khó khăn trong việc ổn định giá cả.

Tuy nhiên, một số yếu tố được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giảm áp lực lên mặt bằng giá. Lạm phát toàn cầu có xu hướng hạ nhiệt, giúp giảm áp lực nhập khẩu lạm phát và cải thiện tâm lý thị trường trong nước. Việt Nam có nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, trong khi mức học phí đối với khối mầm non và phổ thông công lập tiếp tục được giữ ổn định theo quy định tại Nghị định số 97/2023/NĐ-CP, không tác động đáng kể đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ như giảm thuế môi trường đối với xăng dầu và giảm thuế VAT tiếp tục được triển khai, góp phần giảm chi phí sản xuất và giá thành hàng hóa, dịch vụ.

Cục Quản lý giá nhấn mạnh rằng để đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra, cần tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp quản lý, điều hành giá, đặc biệt là kiểm soát lạm phát. Cần thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các dịch vụ công và hàng hóa do Nhà nước quản lý khi điều kiện cho phép, đồng thời đẩy mạnh công tác tổ chức, thi hành Luật Giá năm 2023, có hiệu lực từ tháng 7/2024. Việc theo dõi sát sao diễn biến giá cả các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới, đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế và địa chính trị, cũng như đề xuất các giải pháp ứng phó linh hoạt là nhiệm vụ quan trọng. Cục cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công khai, minh bạch thông tin về giá cả, đồng thời thông tin rộng rãi đến công chúng trước khi điều chỉnh giá để tránh gây hoang mang dư luận.

Cũng tại Hội thảo, Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, để kiểm soát CPI hiệu quả, cần tập trung vào việc bình ổn giá các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, điện, thực phẩm và thuốc men, đồng thời xây dựng dự trữ quốc gia để can thiệp khi cần thiết. Ông Ngô Trí Long cũng nhấn mạnh, tầm quan trọng của việc phát triển sản xuất nội địa, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp và đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến để đảm bảo nguồn cung ổn định. Các biện pháp này, nếu được triển khai đồng bộ và phù hợp với thực tế, sẽ không chỉ giúp kiểm soát lạm phát mà còn tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Tuy nhiên, ông Ngô Trí Long cũng cảnh báo rằng, một số giải pháp như kiểm soát giá cả hoặc tăng lãi suất có thể làm giảm động lực đầu tư của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tin bài khác
Giá vàng hôm nay 6/5: Vàng nhẫn tròn trơn giảm mạnh nhất 1,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 6/5: Vàng nhẫn tròn trơn giảm mạnh nhất 1,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 6/5/2025 ghi nhận ngược chiều với diễn biến của thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 6/5: Đồng Yên phục hồi nhẹ từ ngưỡng hỗ trợ, tỷ giá USD/JPY giảm gần 0,8%

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 6/5: Đồng Yên phục hồi nhẹ từ ngưỡng hỗ trợ, tỷ giá USD/JPY giảm gần 0,8%

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 6/5/2025 tại ngân hàng trong nước biến động trái chiều; quốc tế ghi nhận tỷ giá USD/JPY giảm mạnh do nhu cầu trú ẩn tăng, đồng Yên phục hồi nhẹ từ vùng hỗ trợ kỹ thuật.
Giá cao su hôm nay 6/5/2025: Giá cao su tăng nhẹ tại Singapore, ổn định ở thị trường trong nước

Giá cao su hôm nay 6/5/2025: Giá cao su tăng nhẹ tại Singapore, ổn định ở thị trường trong nước

Giá cao su hôm nay 6/5, trong nước, Công ty Cao su Mang Yang báo giá thu mua mủ nước dao động khoảng 415 - 420 đồng/TSC. Trên thế giới, giá cao su tăng nhẹ tại sàn SGX – Singpore, đi ngang tại sàn Tocom Nhật Bản và SHFE Trung Quốc.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 6/5: Giá đường và cà phê tăng nhẹ, ca cao tiếp tục giảm sâu

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 6/5: Giá đường và cà phê tăng nhẹ, ca cao tiếp tục giảm sâu

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 6/5/2025 ghi nhận giá đường và cà phê ghi nhận phục hồi, trong khi giá ca cao giảm mạnh do lo ngại về thuế và nhu cầu yếu.
Thị trường nhóm nông sản 6/5: Giá lúa mì, ngô và đậu tương tiếp tục lao dốc

Thị trường nhóm nông sản 6/5: Giá lúa mì, ngô và đậu tương tiếp tục lao dốc

Thị trường nông sản ngày 6/5/2025 ghi nhận giá lúa mì, ngô và đậu tương giảm trên sàn giao dịch Chicago, với sự tác động từ các yếu tố thời tiết và tình hình xuất khẩu.
Giá bạc hôm nay 6/5/2025:  Giá bạc tiếp tục tăng mạnh

Giá bạc hôm nay 6/5/2025: Giá bạc tiếp tục tăng mạnh

Giá bạc hôm nay 6/5, trong nước và thế giới ghi nhận tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh giá bạc tăng 12.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra. Giá bạc thế giới tăng 10.000 VND/ounce, hiện niêm yết ở mức 844.000 - 849.000 VND/ounce.
Giá thép hôm nay 6/5: Thị trường quốc tế giảm; thị trường trong nước duy trì ổn định

Giá thép hôm nay 6/5: Thị trường quốc tế giảm; thị trường trong nước duy trì ổn định

Giá thép hôm nay 6/5 ổn định trong nước, dao động 13.380 - 14.200 đồng/kg; thị trường quốc tế ghi nhận giá thép cây giảm do nhu cầu yếu, trong khi giá phôi thép ghi nhận diễn biến phân hóa ở nhiều khu vực.
Giá heo hơi hôm nay 6/5/2025: Giá heo hơi giảm nhẹ tại miền Trung và miền Nam

Giá heo hơi hôm nay 6/5/2025: Giá heo hơi giảm nhẹ tại miền Trung và miền Nam

Giá heo hơi hôm nay 6/5, ghi nhận giảm tại khu vực miền Trung và miền Nam. Hiện tại, heo hơi trên cả nước được bán ra với giá dao động từ 66.000 - 74.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 6/5: Thị trường trong nước và thế giới biến động trái chiều

Giá tiêu hôm nay 6/5: Thị trường trong nước và thế giới biến động trái chiều

Giá tiêu hôm nay 6/5/2025 ghi nhận thị trường tiêu trong nước giảm nhẹ tại khu vực Tây Nguyên; trong khi đó thị trường tiêu thế giới tăng nhẹ tại Indonesia.
Giá xăng dầu hôm nay 6/5: Dầu WTI và Brent tăng nhẹ sau chuỗi giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay 6/5: Dầu WTI và Brent tăng nhẹ sau chuỗi giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay 6/5/2025, giá xăng E5 Ron 92 ở mức 18.882 đồng/lít; xăng Ron 95 ở mức 19.207 đồng/lít. Tại thị trường quốc tế, dầu WTI và Brent tăng nhẹ, nhưng triển vọng vẫn ảm đạm do lo ngại dư cung và nhu cầu yếu.
Giá lúa gạo hôm nay 6/5/2025: Giá gạo nguyên liệu tăng, lúa tươi vững giá

Giá lúa gạo hôm nay 6/5/2025: Giá gạo nguyên liệu tăng, lúa tươi vững giá

Giá lúa gạo hôm nay 6/5, tại thị trường trong nước điều chỉnh tăng 100 - 150 đồng/kg với một số gạo nguyên liệu, lúa tươi vững giá. Thị trường giao dịch gạo chậm, hàng đẹp giữ giá.
Giá sầu riêng hôm nay 6/5: Thị trường tiếp đà giảm mạnh, giá rẻ

Giá sầu riêng hôm nay 6/5: Thị trường tiếp đà giảm mạnh, giá rẻ

Giá sầu riêng hôm nay 6/5, sầu riêng giá giảm đến 15.000 đồng/kg, thị trường xuống ở mức thấp; sầu riêng Ri6 A có giá dao động quanh mức 45.000 - 55.000 đồng/kg, sầu riêng Thái A có giá dao động quanh mức 70.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 6/5/2025: Giá cà phê trong nước giảm, arabica tiếp đà tăng nhẹ

Giá cà phê hôm nay 6/5/2025: Giá cà phê trong nước giảm, arabica tiếp đà tăng nhẹ

Giá cà phê hôm nay 6/5, trong nước điều chỉnh giảm từ 800 - 1.500 đồng/kg, xuống mức 128.200 - 128.700 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê robusta không biến động so với phiên giao dịch cuối tuần trước, trong khi arabica tiếp đà tăng 2.85 cent/Ib.
Tỷ giá USD hôm nay 6/5/2025: Lo ngại chính sách thuế quan mới, đồng USD suy yếu

Tỷ giá USD hôm nay 6/5/2025: Lo ngại chính sách thuế quan mới, đồng USD suy yếu

Sáng 6/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 12 đồng, hiện ở mức 24.944 đồng.
Dự báo giá vàng 6/5: Vàng trong nước và thế giới có xu hướng giảm "sâu"

Dự báo giá vàng 6/5: Vàng trong nước và thế giới có xu hướng giảm "sâu"

Dự báo giá vàng ngày 6/5/2025 dự kiến giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có xu hướng giảm.