Thứ ba 08/07/2025 21:08
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Kinh tế Việt Nam 9 tháng cuối năm: Đối mặt không ít thách thức

12/10/2020 00:00
Báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố sáng 19/4 dự báo GDP Việt Nam năm 2019 đạt 6,88%, lạm phát bình quân khoảng 3,71%, tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 9,02%, thặng dư thương mại ở mức 3,1 tỷ USD.

GDP quý I lần thứ 7 liên tiếp vượt mức tiềm năng

Quý I kết thúc với kết quả tăng trưởng đạt 6,79%, thấp hơn cùng kỳ năm trước (7,45%) và kịch bản ban đầu của Chính phủ (6,93%). Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn cùng kỳ các năm 2009 – 2017.

"Nhìn từ bất định đối với tăng trưởng trong quý I và dự báo triển vọng kinh tế thế giới, Việt Nam sẽ gặp không ít thách thức trong các quý II-IV để đạt mục tiêu cả năm 2019 là 6,8-7,0%", theo Viện CIEM.

Nhìn chung, CIEM cho rằng kinh tế Việt Nam tiếp tục đà mở rộng tăng trưởng. Quý I là quý thứ 7 liên tiếp GDP vượt mức tiềm năng, và là quý thứ 8 liên tiếp tăng trưởng GDP vượt mức tiềm năng.

Kinh tế Việt Nam 9 tháng cuối năm: Đối mặt không ít thách thức và sẽ bị tác động bởi những yếu tố này - Ảnh 1.

Tốc độ tăng GDP (nguồn GSO)

Nhưng CIEM cũng lưu ý tốc độ tăng trưởng tiềm năng, thể hiện ở xu thế tăng trưởng GDP, vẫn tiếp tục suy giảm. Điều này có thể gây quan ngại về củng cố nền tảng kinh tế vi mô cho tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.

Theo tổ chức này, đà phục hồi tăng trưởng trong những năm qua có một phần quan trọng từ những cải cách thể chế kinh tế nói chung và môi trường kinh doanh nói riêng.

Cơ cấu GDP theo sử dụng cuối cùng trong quý I/2019 có sự thay đổi nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng đều tăng chậm hơn so với cùng kỳ 2018, tương ứng ở mức 7,1% và 6,2%.

Điều này có thể phản ánh việc cộng đồng doanh nghiệp và hộ gia đình ít nhiều lo ngại về những rủi ro kinh tế vĩ mô, đặc biệt là về lãi suất và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức

Khu vực doanh nghiệp tiếp tục có sự điều chỉnh mạnh về cơ cấu. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có xu hướng chậm lại trong quý I, đạt 28.451 doanh nghiệp, tăng 6,2%. Quý I cũng chứng kiến sự quay trở lại hoạt động của 15.050 doanh nghiệp, tăng tới 78,1%.

Số doanh nghiệp tạm ngừng và giải thể gia tăng, tương ứng 120% số doanh nghiệp đăng ký mới. Nguyên nhân một phần là do một số lượng lớn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm 2018.

Trong quý I, CPI chịu tác động khác nhau từ thị trường thế giới. Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa giảm 0,27% so với quý IV/2018 và tăng 1,06% so với cùng kỳ 2018. Trong khi đó, chỉ số giá xuất khẩu tăng tới 3,63% so với quý IV/2018 và 2,88% so với cùng kỳ 2018. Dù vậy, áp lực từ giá xuất khẩu lên CPI dường như còn chưa lớn, chủ yếu do hàng hóa xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước có sự khác biệt về phân khúc.

Lạm phát cơ bản bình quân 3 tháng đầu năm tăng 1,83% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. CIEM cho rằng việc điều hành chính sách tiền tệ vẫn ổn định và không gây áp lực lên mặt bằng giá.

Kinh tế Việt Nam 9 tháng cuối năm: Đối mặt không ít thách thức và sẽ bị tác động bởi những yếu tố này - Ảnh 2.

Tuy nhiên, lạm phát cơ bản quý I đã vượt mục tiêu cả năm 2019 (1,6-1,8%). Điều này đòi hỏi phải tiếp tục theo dõi để có các biện pháp phù hợp hơn nhằm ổn định lãi suất và tỷ giá trong các tháng cuối năm.

Trong thời gian tới, phía CIEM nhận định CPI có thể chịu áp lực tăng từ các yếu tố như điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá (điện, dịch vụ y tế), tăng lương tối thiểu vùng, bất định về giá xăng dầu thế giới, và một số diễn biến bất lợi trong nước (dịch tả lợn châu Phi). Giá điện sẽ được điều chỉnh tăng thêm 8,36% từ cuối tháng 3/2019, có thể tác động lên mặt bằng giá chung.

Mặc dù tính toán của các cơ quan liên quan cho thấy tác động của tăng giá điện lên mặt bằng giá không quá lớn. Các giải pháp kích thích tăng trưởng – trong khung chính sách vĩ mô hiện hành – khó gây áp lực đáng kể đối với lạm phát. Trong chừng mực ấy, thực hiện mục tiêu lạm phát CPI năm 2019 vẫn được bảo đảm.

Tăng trưởng năm 2019 dự kiến đạt 6,88%

Kết quả dự báo của CIEM cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 6,88%. Tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 9,02%. Thặng dư thương mại ở mức 3,1 tỷ USD. Mức tăng giá tiêu dùng trong năm là khoảng 3,71%.

Kinh tế Việt Nam 9 tháng cuối năm: Đối mặt không ít thách thức và sẽ bị tác động bởi những yếu tố này - Ảnh 3.

Thứ nhất là rủi ro suy thoái của kinh tế Mỹ đã gia tăng. Khảo sát của Wall Street Journal trong tháng 2 cho thấy xác suất suy thoái trong năm 2019, 2020 và 2021 ở Mỹ lần lượt là 24,53%%, 45,7% và 39,1%. Theo đó, lộ trình điều chỉnh lãi suất của Mỹ cũng có thể sẽ được cân nhắc thận trọng hơn.Diễn biến kinh tế vĩ mô trong quý II-IV/2019, theo CIEM, có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố bên ngoài.

Khảo sát của Reuters trong giai đoạn 11-14/3 cho thấy 55% ý kiến dự báo FED tăng lãi suất ít nhất một lần trước quý IV (trong khi lần khảo sát trước cho đồng thuận là tăng lãi suất trong quý II).

Thứ hai là căng thẳng thương mại ở khu vực khó hạ nhiệt. Căng thẳng và đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc còn diễn biến khó lường. Trung Quốc có thể nhượng bộ một số nội dung trong đàm phán, song kết quả đạt được khó có thể giúp đẩy lùi bất đồng giữa hai bên về chính sách thương mại. Mỹ cũng có thể gia tăng căng thẳng thương mại với các nền kinh tế khác (chẳng hạn, Nhật Bản).

Thứ ba, dù kỳ vọng nhiều vào việc phê chuẩn EVFTA, Việt Nam cũng cần lưu ý rằng EU đang rất bận với chương trình nghị sự về thương mại (liên quan đến Brexit, đàm phán thương mại với Mỹ). Bản thân EU cũng đã phê chuẩn hiệp định FTA với Nhật Bản trong quý I, nên nhu cầu phê chuẩn sớm một FTA khác có thể giảm bớt.

Thứ tư là hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều hàng rào kỹ thuật hơn ở các thị trường nước ngoài, kể cả thị trường CPTPP.

Thứ năm là thị trường tài chính quốc tế có thể còn phản ứng nhanh và quá mức trước những diễn biến bất lợi, đặc biệt liên quan đến các vấn đề địa chính trị, v.v., qua đó ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư và dòng vốn vào/ra Việt Nam.

Nam Dương

Tin bài khác
Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Theo báo cáo mới nhất từ Tracxn, trong 6 tháng đầu năm 2025, các startup fintech Đông Nam Á huy động được tổng cộng 776 triệu USD, tăng 31% so với nửa cuối năm 2024 nhưng vẫn giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Ứng dụng AI, dữ liệu lớn và tăng cường liên ngành là giải pháp then chốt giúp ngăn chặn hàng giả, gian lận thương mại trong môi trường số đang bùng nổ.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Mùa du lịch Hè 2025 đang bước vào cao điểm cũng là lúc các chiêu trò lừa đảo “tăng nhiệt”. Nhiều du khách mất tiền oan vì tin vào các tài khoản mạo danh doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… được “gắn mác” chính thống. Bộ Công an đã phát đi cảnh báo khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình trạng đáng lo ngại này.
Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Chiến lược “mua khi giá giảm” đã giúp nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ thu lãi cao nhất kể từ đầu đại dịch, đóng vai trò trung tâm trong đà tăng kỷ lục của Phố Wall năm 2025.
Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Trong báo cáo chiến lược nửa cuối năm 2025 vừa công bố, Công ty Chứng khoán SHS nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một “khoảnh khắc thú vị” – giai đoạn mà tâm lý nhà đầu tư dao động giữa kỳ vọng tăng trưởng và sự thận trọng với các rủi ro vĩ mô.
Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đang xúc tiến thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm với nguồn vốn ban đầu từ ngân sách thành phố.
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp được chấp thuận chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point, dự kiến thu hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược giúp tập đoàn tái cơ cấu tài chính.
Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Trong 6 tháng đầu 2025, các tuyến cao tốc VEC phục vụ gần 37 triệu lượt xe, tăng 9,43%. Mở rộng quy mô, khởi công dự án mới, hướng đến hệ thống giao thông hiện đại.
Xuất khẩu rau quả 2025: Áp lực lớn, khó cán mốc 7,6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả 2025: Áp lực lớn, khó cán mốc 7,6 tỷ USD

Dù được kỳ vọng là ngành hàng tăng trưởng nhanh nhờ lợi thế mùa vụ và các hiệp định thương mại tự do, xuất khẩu rau quả năm 2025 đang đối mặt với thách thức lớn, khi thị trường chủ lực giảm mạnh nhập khẩu. Mục tiêu đạt 7,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vì thế trở nên đầy áp lực.
Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây là cú hích mạnh mẽ, tạo thuận lợi tối đa cho khởi nghiệp và thu hút đầu tư, minh bạch hóa thủ tục.
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Partnership Marketing “Marketing 0 đồng”, một ý tưởng nghe qua tưởng như phi thực tế – lại đang trở thành một lối đi hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Thông tư số 40/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.