Thứ năm 19/09/2024 19:32
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Kinh tế Pháp hưởng lợi thế nào từ Olympic?

12/08/2024 10:21
Olympic Paris 2024 diễn ra từ ngày 26/7 tại Pháp và đã kết thúc vào hôm qua, ngày 11/8. Sự kiện này là dịp để Pháp quảng bá hình ảnh, thu hút du lịch và đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai.
aa
Ảnh minh họa
Olympic là dịp để Pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai.

Ngày 26/7, Olympic 2024 chính thức được khai mạc tại Paris (Pháp) và kéo dài đến hôm qua, ngày 11/8, với sự tham gia của hơn 10.700 vận động viên tranh tài trong 32 môn thi đấu.

Ban tổ chức Olympic Paris được cấp ngân sách 4,4 tỷ euro, với nguồn thu đến từ việc bán vé, các nhà tài trợ và sự hỗ trợ của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC). Tuy nhiên, Chính phủ Pháp đã phải bỏ thêm hàng tỷ euro để xây dựng làng Olympic cùng các hạ tầng cần thiết khác.

Theo các chuyên gia, việc ước tính và xác định chi phí thực tế của các kỳ Thế vận hội thường rất khó khăn. Chẳng hạn, Olympic Tokyo 2021 đã tiêu tốn khoảng 12,9 tỷ USD. Olympic Athens 2004 được Bộ Tài chính Hy Lạp ước tính có chi phí khoảng 9,1 tỷ USD, nhưng các tổ chức độc lập cho rằng, con số này có thể gần 15 tỷ USD. Còn Olympic London 2012 đã ngốn khoảng 15 tỷ USD. Những con số này cho thấy sự phức tạp trong việc quản lý ngân sách của các sự kiện thể thao quy mô toàn cầu.

Ảnh minh họa
GDP quý III của Pháp có thể tăng 0,5% và tăng 1,1% trong cả năm.

Theo ước tính từ giới chức Pháp, chi phí để tổ chức Olympic Paris 2024 chỉ khoảng 8,7 tỷ USD, khiến nó trở thành kỳ Thế vận hội có chi phí tiết kiệm nhất trong lịch sử. Số tiền này ít hơn nhiều so với 28,9 tỷ USD mà Nga đã chi trả cho Olympic 2014 hay 23,6 tỷ USD mà Brazil đã chi cho Thế vận hội năm 2016. Thành công này không chỉ là một cột mốc quan trọng trong việc tổ chức sự kiện tầm cỡ quốc tế mà còn chứng tỏ khả năng quản lý tài chính hiệu quả của Pháp.

Do đó, sự kiện này được dự đoán sẽ không gây "tác động lớn" đến khoản nợ công 3.200 tỷ USD của Pháp ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, việc đăng cai các sự kiện thể thao lớn như Olympic thường mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho quốc gia chủ nhà. Vào tháng 2 vừa qua, hãng tư vấn Asteres đã ước tính rằng, Olympic sẽ đem về cho Pháp 5,3 tỷ euro từ thuế và các nguồn thu khác. Điều này không chỉ giúp bù đắp chi phí tổ chức mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo ra việc làm, tăng cường du lịch, và thu hút đầu tư nước ngoài.

Trung tâm Nghiên cứu Luật và Kinh tế Thể thao (CDES) ước tính, Olympic Paris có thể mang lại 6,7-11,1 tỷ euro cho Paris và các thành phố lân cận của Pháp, nhưng lợi ích này sẽ trải dài trong 20 năm kể từ khi bắt đầu chuẩn bị năm 2018. Viện Thống kê Quốc gia Pháp (Insee) dự báo tăng trưởng kinh tế quý này sẽ cao hơn 0,3% so với kịch bản không có Olympic. Bên cạnh đó, nhờ du lịch, bán vé và bản quyền phát sóng, GDP quý III của Pháp có thể tăng 0,5% và tăng 1,1% trong cả năm.

Trong ngắn hạn, các công ty xây dựng được dự báo sẽ tăng thêm 3 tỷ euro doanh thu nhờ Olympic. Ngành du lịch cũng kỳ vọng thu về 3,6 tỷ euro từ 15 triệu du khách, bao gồm 2 triệu người nước ngoài. Các ngành truyền thông, giải trí, đồ uống, hàng tiêu dùng và giao thông vận tải cũng được hưởng lợi từ sự kiện này. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, việc đo lường chính xác tác động của các sự kiện lớn như Olympic là rất khó khăn.

H.C (t/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
Thanh Hóa: Xác định vị trí đề xuất quy hoạch xây dựng kho dự trữ dầu thô quốc gia

Thanh Hóa: Xác định vị trí đề xuất quy hoạch xây dựng kho dự trữ dầu thô quốc gia

Thanh Hóa vừa thực hiện khảo sát vị trí quy hoạch xây dựng kho dự trữ dầu thô quốc gia rộng khoảng 140 ha tại Khu Công nghiệp số 6 của Khu Kinh tế Nghi Sơn.
Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo với diện tích khoảng 3.770ha

Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo với diện tích khoảng 3.770ha

Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo với diện tích khoảng 3.770ha. Quy mô dân số dự kiến đến năm 2030 khoảng 233.000 người.
Vĩnh Phúc: Lĩnh vực giao thông chiếm hơn 43% tổng nguồn vốn đầu tư công

Vĩnh Phúc: Lĩnh vực giao thông chiếm hơn 43% tổng nguồn vốn đầu tư công

Trong giai đoạn 2021 – 2025, Vĩnh Phúc tỉnh đã phân bổ 57.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cho 1.815 dự án, trong đó lĩnh vực giao thông chiếm hơn 43% tổng vốn.
VietinBank Phú Thọ tổ chức gặp mặt, ký kết hợp tác vơi doanh nghiệp

VietinBank Phú Thọ tổ chức gặp mặt, ký kết hợp tác vơi doanh nghiệp

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Phú Thọ (VietinBank Phú Thọ) tổ chức gặp mặt, tọa đàm kết nối với doanh nghiệp.
Ban Cơ yếu Chính phủ làm việc với Tỉnh ủy Đồng Tháp

Ban Cơ yếu Chính phủ làm việc với Tỉnh ủy Đồng Tháp

Vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp – Phan Văn Thắng cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh, đơn vị liên quan tiếp Đoàn công tác Ban Cơ yếu Chính phủ, do ông Nguyễn Đăng Lực - Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm trưởng đoàn.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son