Thứ năm 16/01/2025 03:51
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Kích thích đúng thời điểm, liều lượng và đối tượng

12/10/2020 00:00
Đặt trong bối cảnh chung, mục tiêu đạt GDP năm nay khoảng 4,5% là khá thách thức. Song mục tiêu này vẫn có thể đạt được nếu bảo đảm can thiệp mang tính kiến tạo phát triển. Muốn đạt được điều đó, cần kích thích đúng thời điểm, đúng liều lượng và đúng

Ảnh minh họa

Khó khăn nằm ở quý II

Đại dịch Covid-19 là nhân tố chính yếu khiến GDP toàn cầu sụt giảm tới 3% trong quý đầu tiên năm 2020. Trong đó, GDP quý I của các siêu cường là đối tác kinh tế lớn của Việt Nam giảm rất mạnh, bao gồm Mỹ (giảm 4,8%), Trung Quốc (giảm 6,8%), EU (giảm 3,5%), Anh (giảm 1,6%). Đặc biệt, Trung Quốc lần đầu tiên trong hơn 40 năm cải cách, có mức tăng trưởng lao dốc trong quý lớn như vậy.

Trong bối cảnh đó, tăng trưởng đạt hơn 3,8% trong quý I của Việt Nam rất đáng khích lệ. Nhưng tăng trưởng này có tính thêm cả yếu tố Tết Âm lịch, tác động từ chính sách cấm rượu bia...

Hơn nữa, trong quý I, Việt Nam hầu như chưa có tác động của giãn cách xã hội trong diện rộng. Đồng thời, các nước là thị trường xuất khẩu của Việt Nam chưa chịu tác động nhiều. Các đầu vào nhập khẩu của Việt Nam tuy bị hạn chế hơn, song không đến nỗi trầm trọng do doanh nghiệp (DN) có dự phòng.

Một động lực quan trọng nữa là FDI trong quý I vẫn tăng trưởng. Đặc biệt, Samsung Electronics Việt Nam tăng trưởng tốt vì họ đã kịp rút ra khỏi Trung Quốc. Họ chỉ có cơ sở ở Việt Nam và vài cơ sở ở Hàn Quốc, vì vậy dù có chịu tác động nhưng không lớn và đạt kết quả kinh doanh đáng khích lệ, góp phần cho tăng trưởng/xuất khẩu của Việt Nam.

Đánh giá khái lược kết quả kinh doanh quý I-2020 của DN niêm yết trên thị trường chứng khoán cho thấy, nhiều ngành gặp khó khăn nhưng cũng có ngành gặp thuận lợi hơn.

Đó là những ngành phục vụ trực tiếp cho phòng chống bệnh dịch và sinh hoạt thời đại dịch, như DN chuyển đổi kịp thời sang sản xuất vật tư/công cụ y tế, nhất là khẩu trang; DN y dược, phục vụ giáo dục trực tuyến (như máy tính, laptop); thương mại điện tử, và một số ngành kinh tế số khác; các ngành kinh doanh viễn gián (giao hàng, chuyển phát nhanh…). Một số ngành cũng hưởng lợi gián tiếp từ việc giá dầu giảm bao gồm nhựa, phân đạm…

Song vấn đề nghiêm trọng hơn từ quý II, khi Việt Nam thực hiện giãn cách/cách ly trên diện rộng và các thị trường xuất khẩu lớn (đóng cửa trên diện rộng) gặp khó khăn hơn, nhất là hàng hóa không quá cần thiết đối với những nước sa vào đại dịch.

Trong tình hình đó, Việt Nam đã có những gói kích thích kinh tế lớn và đa dạng chưa từng có, với những gói kích thích về bản chất là kích cầu. Các gói kích thích này đang được xây dựng, chi tiết hóa và triển khai nên chưa thể đánh giá tính hữu hiệu của chúng.

Chính sách kích thích đặt trong bối cảnh toàn cầu

Việc kích thích kinh tế ở Việt Nam cũng cần đặt giữa các yếu tố mới lần đầu tiên có trong lịch sử, như chính sách kích thích kinh tế, kích cầu toàn cầu. Bởi điều này ảnh hưởng đến sự tác động qua lại giữa các chính sách tiền tệ giữa các quốc gia với nhau. Việt Nam cũng thực hiện kích thích trong bối cảnh chằng chịt mạng lưới sản xuất/chuỗi giá trị khu vực và hệ thống hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn cầu.

Chuỗi giá trị này có ảnh hưởng rất mạnh đến sự lan truyền chính sách tiền tệ (nhất là tỷ giá), so với việc trước đây chỉ có 2 nước quan hệ với nhau.

Yếu tố nữa cần quan tâm khi triển khai các gói kích thích, là Việt Nam đã rất mở về kinh tế/thương mại, có độ mở hơn về chính sách tỷ giá, độ mở tài chính vượt xa trình độ phát triển tài chính. Vì thế, vấn đề ở đây phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và gây suy giảm kinh tế Việt Nam, suy thoái toàn cầu, không phải yếu kém của các định chế tài chính, nền kinh tế hay cấu trúc nền kinh tế.

Bên cạnh đó, các nhân tố mới hỗ trợ tăng trưởng (đầu tư, thương mại, cải cách thể chế) bao gồm CPTPP, EVFTA, đại dịch Covid-19, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và chính sách hướng Nam của Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, cũng như chiến lược rút đầu tư khỏi Trung Quốc, phải được tính đến đầy đủ khi thiết kế dung lượng và đối tượng kích thích kinh tế/kích cầu.

Điều này sẽ giúp chúng ta đỡ bỏ phí các nguồn lực. Đại dịch Covid có thể không được xử lý dứt điểm trong phạm vi toàn cầu, do vậy chúng ta phải chuẩn bị tâm thế cho điều này, để có thiết kế chiến lược, chính sách hỗ trợ tăng trưởng phù hợp trong dài hạn.

Nguyên tắc kích cầu phải đúng thời điểm, đúng liều lượng và đúng đối tượng. Do vậy cần xét trên thực tiễn tác động của đại dịch (mức độ, phạm vi, tính dài, ngắn hạn, tính trực tiếp/gián tiếp/liên đới) của từng nhóm DN theo ngành hàng, đặc điểm ngành hàng và cả mức độ tác động và hiệu quả kinh doanh dự kiến.

Lý tưởng nhất là xác định, phân tích được sớm, đầy đủ các yếu tố này. Việc cào bằng hỗ trợ DN hay không tính đến đầy đủ các yếu tố trên, có thể làm giảm hiệu quả kích cầu, thậm chí bị trục lợi, gây mất lòng tin trong cộng đồng.

Những bất cập trong kích cầu trong lịch sử, hay ở Mỹ hiện nay cũng như những vấn đề nảy sinh ở Việt Nam, cho thấy cần phải có sự chuẩn bị kỹ. Tuy vậy, nguyên tắc kích thích đúng thời điểm đặt ra những khó khăn nhất định cho việc này, đòi hỏi phải phân tích nhanh và có dung lượng/mức ưu đãi phù hợp cho từng đối tượng.

Có thể phải xây dựng hệ thống hậu kiểm/phạt nguội những khai báo không trung thực của người thụ hưởng hỗ trợ của Chính phủ, để vừa bảo đảm tính tức thời, hiệu quả và nghiêm minh của chính sách kích cầu. Tuy nhiên, để thực hiện điều này cũng không dễ.

Yên Lam (ghi)

TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Tin bài khác
Phải trình chính sách giảm thuế, phí, lệ phí trong tháng 2/2025

Phải trình chính sách giảm thuế, phí, lệ phí trong tháng 2/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Tài chính sớm nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Duyệt kế hoạch cung cấp điện theo 3 kịch bản điện sản xuất và nhập khẩu

Duyệt kế hoạch cung cấp điện theo 3 kịch bản điện sản xuất và nhập khẩu

Bộ Công Thương đã phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia theo 3 kịch bản về sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu.
Phê duyệt nhiệm vụ, lâp Quy hoạch Cảng hàng không Gia Bình – Bắc Ninh

Phê duyệt nhiệm vụ, lâp Quy hoạch Cảng hàng không Gia Bình – Bắc Ninh

Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Cảng hàng không Gia Bình mở ra cơ hội lớn cho phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế Bắc Ninh.
Sắp có quy định về quản lý trao đổi tín chỉ carbon ra nước ngoài

Sắp có quy định về quản lý trao đổi tín chỉ carbon ra nước ngoài

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Nghị định quản lý hoạt động trao đổi tín chỉ carbon ra nước ngoài, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trong Quý II/2025

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trong Quý II/2025

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo, cơ quan đại diện kiểm tra triển khai Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP, đề xuất trọng tâm là thúc đẩy thị trường trong nước thông qua kết nối cung-cầu, xúc tiến thương mại.
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo rà soát và đẩy nhanh tiến độ sân bay Long Thành, yêu cầu hoàn thành đồng bộ các công trình và đánh giá hiệu quả kinh tế khi rút ngắn tiến độ.
Hợp tác giữa Green Power và Huawei: Bước tiến lớn trong phát triển điện năng lượng mặt trời 100MWp

Hợp tác giữa Green Power và Huawei: Bước tiến lớn trong phát triển điện năng lượng mặt trời 100MWp

Ngày 13/1/2025, một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực năng lượng sạch đã được thực hiện khi Công ty Green Power (Việt Nam) và Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển dự án năng lượng mặt trời với tổng công suất 100MWp. Đây là một sự kiện đánh dấu bước khởi đầu cho mối quan hệ chiến lược giữa hai công ty lớn trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là "đầu tàu" trong hệ sinh thái KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là "đầu tàu" trong hệ sinh thái KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số

Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 13/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh các nội dung và tinh thần của Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị.
Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sáng ngày 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày chuyên đề quan trọng về chủ trương, giải pháp thể chế nhằm thúc đẩy các lĩnh vực này.
Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu, sự tham gia của các tổ chức tài chính và nhà đầu tư tư nhân đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 (VESF 2025) vừa diễn ra với chủ đề tập trung vào các giải pháp đột phá nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cao và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia và doanh nghiệp với nhiều đề xuất mang tính đột phá.
Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe khiến TP.HCM thiệt hại 6 tỷ USD, Hà Nội 1-1,2 tỷ USD mỗi năm. Điều này đẩy chi phí logistics tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có 1.825 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn hơn 22,59 tỷ , trong đó Lào nhận vốn đầu tư lớn nhất.
Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đưa ra dự thảo Nghị định về xử lý tài sản công, đề xuất 5 hình thức sắp xếp nhà, đất, trong đó có các thay đổi quan trọng liên quan đến quản lý tài sản công.