Chủ nhật 11/05/2025 04:58
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Khuyến khích doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ

12/10/2020 00:00
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu thô), nhưng giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Việt Nam không đáng kể. Nguyên nhân, theo TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội

Nhiều người lo ngại nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp FDI, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu, thưa ông?

Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt gần 114 tỷ USD, thì khu vực FDI chiếm khoảng 71% (không kể dầu thô). Tỷ lệ này những năm trước đây cũng tương tự. Tuyệt đại đa số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như điện thoại, linh kiện; điện tử, máy tính, linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; hàng dệt may... do doanh nghiệp FDI sản xuất.

TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Điều đáng nói là, giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam rất thấp do doanh nghiệp nội địa chưa tham gia được chuỗi sản xuất toàn cầu, chưa cung cấp được phụ tùng, chi tiết, phụ kiện, nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp FDI sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, khu vực FDI ngày càng mạnh lên là không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, để nền kinh tế phát triển bền vững, khu vực doanh nghiệp trong nước phải phát triển mạnh hơn nữa, trở thành đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế quốc dân.

Doanh nghiệp nội địa không tiếp cận được chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI là do đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu?

Nhân loại bước vào công nghiệp 4.0 cùng với tiến trình tự do hóa thương mại, đầu tư toàn cầu, doanh nghiệp không thể cạnh tranh bằng nhân lực giá rẻ; nguồn tài nguyên, khoáng sản dồi dào; hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuế, phí, mặt bằng sản xuất, tín dụng ưu đãi..., mà phải cạnh tranh bằng công nghệ cao để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Vì vậy, từ năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát triển khoa học - công nghệ giai đoạn 2011 - 2020, với mục tiêu là đến năm 2020, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đóng góp vào GDP 45%, thay vì khoảng 19% của năm 2011. 8 năm thực hiện chiến lược này cho thấy, mục tiêu đặt ra hoàn toàn có thể đạt được.

Tuy nhiên, phần lớn giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đều do khối doanh nghiệp FDI tạo ra. Đối với doanh nghiệp trong nước, trừ một số lĩnh vực có tốc độ đổi mới công nghệ khá nhanh như công nghệ thông tin - viễn thông, dầu khí, hàng không, tài chính - ngân hàng…, phần lớn doanh nghiệp nội địa vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu 2 - 3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới.

Không doanh nghiệp FDI nào tuyên bố hoặc mong muốn nhập linh kiện, phụ tùng, chi tiết, phụ kiện về Việt Nam để sản xuất, nhưng với trình độ công nghệ của doanh nghiệp nội địa như đã nói ở trên, thì doanh nghiệp FDI không nhập cũng không được hoặc phải mua lại sản phẩm của các doanh nghiệp FDI khác đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.

Vì sao doanh nghiệp nội chưa quan tâm tới đầu tư cho khoa học - công nghệ, thưa ông?

Một phần do tuyệt đại đa số doanh nghiệp nội địa chỉ có vốn 9 - 10 tỷ đồng, đầu tư vào nhà xưởng và mua sắm một ít máy móc, thiết bị lạc hậu đã “cụt vốn”, nên làm gì còn tiền để đầu tư vào công nghệ. Phần nữa là tâm lý kinh doanh của doanh nghiệp vẫn “ăn xổi, ở thì”, chỉ mua máy móc, thiết bị, dây chuyền về sản xuất, chứ không mua công nghệ.

Những năm 1950-1960 tại Nhật Bản, cũng như Việt Nam bây giờ, tuyệt đại đa số doanh nghiệp là nhỏ và vừa. Nhưng doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ mua máy móc, dây chuyền, thiết bị tiên tiến ở châu Âu, Hoa Kỳ, mà mua cả công nghệ. Sau đó, họ tiếp tục cải tiến, hoàn thiện, nâng cấp máy móc, dây chuyền, công nghệ cho phù hợp với thực tế và hiện đại hơn. Điều này đã giúp doanh nghiệp Nhật Bản nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao chất lượng, chiếm lĩnh thị trường.

Theo ông, liệu có cách nào yêu cầu doanh nghiệp FDI phải chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp nội địa?

Công nghệ là tài sản của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ, nên không thể bắt doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân này phải chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác. Tuy nhiên, để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến của nhân loại, Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2018 đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ; đa dạng hóa hình thức, phương thức chuyển giao công nghệ; khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước…

Theo đó, Nhà nước không chỉ khuyến khích chuyển giao máy móc, thiết bị, dây chuyền tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, ít tiêu hao năng lượng, mà còn khuyến khích chuyển giao bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ bằng nhiều hình thức khác nhau.

Bên cạnh hình thức mua bán thông thường, Nhà nước còn khuyến khích doanh nghiệp FDI góp vốn bằng công nghệ, nhượng quyền thương mại, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ; đào tạo cho doanh nghiệp nội địa (bên nhận công nghệ) nắm vững và làm chủ công nghệ; cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.

Mạnh Bôn

Tin bài khác
70 năm và sứ mệnh của doanh nghiệp "dẫn đường"

70 năm và sứ mệnh của doanh nghiệp "dẫn đường"

Vừa qua, tại TP Hải Phòng, ngành bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (15/5/1955-15/5/2025) và công bố thành lập Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam.
Cần chính sách chống sốc kịp thời cho doanh nghiệp

Cần chính sách chống sốc kịp thời cho doanh nghiệp

Ông Shin JuBack -Tổng Giám đốc Lotte Mart Việt Nam cho rằng cần sớm áp dụng các biện pháp “chống sốc” thiết thực về tài chính và chi phí, giúp doanh nghiệp trụ vững trước cơn “bão” thuế đối ứng đang đe dọa nhiều ngành xuất khẩu chủ lực.
Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt cho biết, từ nay đến tháng 6/2025 sẽ tiếp tục tăng cường tiếp xúc, làm việc với các đối tác Hoa Kỳ để thúc đẩy việc hiện thực hóa các hợp đồng và thỏa thuận đã ký.
Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Các doanh nghiệp xi măng Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng, khi những yêu cầu mới từ thị trường xuất khẩu đang buộc doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công nghệ xanh.
Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68-NQ/TW giúp thay đổi tư duy, tạo đà mạnh mẽ giúp các hộ kinh doanh nhỏ vượt qua khó khăn, áp dụng công nghệ để phát triển bền vững, tiến đến trở thành doanh nghiệp kinh doanh bài bản.
VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia đã chính thức khai trương showroom 3S mới tại thành phố Thuận An, đánh dấu một bước phát triển quan trọng cho thị trường xe điện tại Bình Dương. Đây là chiến lược mở rộng của Công ty Việt Huỳnh Gia, vốn hoạt động trong lĩnh vực logistics từ năm 2009.
Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 tạo cú hích lớn cho ngành dược. Imexpharm đón đầu xu hướng với năng lực EU-GMP, sản phẩm công nghệ cao và chiến lược tăng trưởng rõ ràng.
Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Lý giải cho tăng trưởng ấn tượng số doanh nghiệp thành lập mới, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chỉ ra bốn yếu tố chủ chốt đang tạo nền tảng cho sự khởi sắc.
Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Bên lề chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao ngày 4/5 đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

“Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập”. Đó là nhìn nhận của doanh nhân Trần Thị Vui – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đạt Vui.
Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã nhanh chóng ban hành Chương trình hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa các định hướng chiến lược tại Nghị quyết số 68-NQ/TW.
Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Quý 1/2025 đánh dấu một giai đoạn “chững lại” trong tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết sau chuỗi quý phục hồi mạnh.
FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

Thương vụ thâu tóm công ty công nghệ David Lamm Consulting sẽ giúp FPT nâng cao năng lực cung cấp các giải pháp và dịch vụ số cho doanh nghiệp năng lượng.
Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng đã chuyển sang thế chủ động thông qua việc đầu tư bài bản, chuẩn hóa quy trình sản xuất và tăng cường khả năng thích ứng linh hoạt.
Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Với hơn 20 năm gắn bó và cống hiến tại ThaiBinh Seed, bà Trần Thị Trà chính thức đảm nhận vai trò Tổng giám đốc, tiếp nối di sản của người cha - Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, dẫn dắt tập đoàn vững bước phát triển bền vững.