Thứ hai 18/11/2024 15:46
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Không thế lực nào có thể ngăn cản khát vọng vươn lên của toàn dân tộc

23/04/2021 14:10
Tìm đủ chiêu trò để bôi nhọ, xuyên tạc nhằm chống phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Các đại biểu biểu quyết, thông qua Nghị quyết Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh: TTXVN).
Các đại biểu biểu quyết, thông qua Nghị quyết Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)..

Nhưng các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lại xuyên tạc việc Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra tầm nhìn, khát vọng phát triển đất nước như vậy là viễn cảnh hão huyền, viển vông.

Một lối suy diễn quy chụp, vô lương

Tìm đủ chiêu trò để bôi nhọ, xuyên tạc nhằm chống phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là âm mưu, thủ đoạn không bao giờ thay đổi của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị. Việc Đảng ta tổ chức Đại hội XIII thành công rất tốt đẹp trên mọi phương diện, được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao, khiến những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị càng thêm cay cú. Họ không chỉ phủ nhận nền tảng tư tưởng, xuyên tạc đường lối chính trị của Đảng mà còn cố tình đánh lạc hướng dư luận bằng những cái nhìn thiển cận, hẹp hòi và suy diễn ác ý về những điểm mới được xác định trong nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Họ cho rằng, các quan điểm và giải pháp mà Đại hội XIII của Đảng đưa ra trùng lắp, chống chéo, cái nọ cản trở cái kia nên khó có thể thực hiện được. Họ rêu rao việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu “Đến năm 2025, là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp” chỉ là những chiếc bánh vẽ ghi trong văn kiện Đảng”; còn việc “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là mục tiêu tuyên truyền “vẽ voi trên giấy” của tuyên giáo Cộng sản Việt Nam sau Đại hội XIII”, là thái độ mị dân của những người cộng sản “chỉ nói hay mà không làm”...

Từ cái nhìn sặc mùi phản động đó, họ đã bộc lộ rõ tim đen của những kẻ chống phá quyết liệt đối với Đảng và chế độ ta: “Còn chuyên chế cộng sản lãnh đạo thì người Việt Nam không có quyền tự do, dân chủ, hạnh phúc và cũng không có khát vọng phát triển thịnh vượng, hùng cường”!

Cơ sở khoa học để từng bước hiện thực hóa khát vọng chính đáng, nhân văn

Việc Đảng ta đưa ra tầm nhìn, mục tiêu phấn đấu từng bước đưa nước ta phát triển trong 5 năm, 10 năm, 25 năm nhân dịp các mốc son lịch sử của dân tộc, không chỉ khích lệ, động viên, thúc giục toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH mà còn chủ động tạo ra thế và lực ngày càng ổn định, vững vàng để đưa đất nước bứt phá, phát triển cùng với xu thế phát triển của thời đại.

Sau nhiều năm giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, đặc biệt năm 2020 trong điều kiện đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, phần lớn các nước trên thế giới có mức tăng trưởng âm thì nước ta vẫn giữ được mục tiêu kép là vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa giữ mức tăng trưởng dương. Năm 2020 quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD, đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư ASEAN; GDP bình quân đầu người đạt 3.521USD, đứng thứ sáu ASEAN.

Theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, để nằm trong nhóm các nước thu nhập trung bình cao vào năm 2025, theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới (WB) thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam phải ở mức 4.046-12.535USD/người/năm. Khi đó, quy mô GDP năm 2025 của Việt Nam cần đạt từ 410 tỷ USD (mức cận dưới) đến 1.260 tỷ USD (mức cận trên). Nếu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 ở mức 6,7-6,8% (tương đương với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020) thì đến năm 2027 Việt Nam sẽ vào nhóm nước thu nhập trung bình cao.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chỉ tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5-7%/năm; GDP bình quân đầu người khoảng 4.700-5000USD. Như vậy, đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mục tiêu phấn đấu “là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp” là có cơ sở. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, mục tiêu phấn đấu “là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao” cũng có căn cứ hiện thực, vì mục tiêu này dựa trên các kịch bản tăng trưởng kinh tế phù hợp với nguồn lực, khả năng hiện tại và triển vọng phát triển của đất nước.

Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, định hướng tầm nhìn và khát vọng phát triển cho Việt Nam dựa trên nguyên tắc lấy thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, phản ánh quy luật phát triển ở Việt Nam và khai thác có hiệu quả những thành tựu phát triển của thế giới, nhất là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiến bộ của nhân loại về phát triển toàn diện con người, vì con người, lấy con người làm trung tâm, phù hợp với triết lý phát triển của dân tộc Việt Nam và bản chất nhân văn cao đẹp của chủ nghĩa xã hội; đồng thời phù hợp với những chuẩn mực quốc tế về quản trị tốt, phục vụ phát triển và có khả năng xử lý, ứng phó linh hoạt với những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn.

Tầm nhìn, khát vọng phát triển của Việt Nam không phải dựa trên ý chí chủ quan, không phải là tâm lý “con hát mẹ khen hay” như một số luận điệu rêu rao mà điều này được giới truyền thông quốc tế nhận định là có cơ sở. Báo The Washington Times (phiên bản báo in) của Mỹ ngày 9-4 vừa qua đăng bài viết đánh giá Việt Nam đã thành công trong việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt nhà nước; đồng thời nhận định Việt Nam có một quá trình phát triển kinh tế đáng kinh ngạc khi vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong hai thập kỷ qua. Mặt khác, Việt Nam đã có được sự ổn định về mặt chính trị, tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức thu nhập của người dân trong những năm tới.

Mới đây, nhiều hãng truyền thông uy tín tại Romania, như: Hãng thông tấn quốc gia Agerpres, Romaniatv.net, Republicatv.ro, Proarges.ro, Digi24.ro,... cũng nhận định, vào đầu nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 14 trên thế giới về dân số, quy mô nền kinh tế đứng thứ 48, nhưng đến nay, xếp hạng của Việt Nam đã tăng 11 bậc, đứng thứ 37 thế giới. Dù con đường phát triển còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng có cơ sở để tin tưởng Việt Nam từ ngưỡng thu nhập trung bình sẽ gia nhập nhóm nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Mỗi con người có khát vọng đã là điều đáng quý. Càng quý trọng hơn khi mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia dân tộc đều có khát vọng cao cả để hy vọng làm được những điều tốt đẹp, góp phần làm thay đổi cuộc sống, xã hội theo chiều hướng tích cực, văn minh, tiến bộ; qua đó đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại.

Do đó, ngăn cản khát vọng vươn lên của một dân tộc không chỉ là thái độ phản lại những giá trị tiến bộ của nhân loại mà còn là hành vi chà đạp lên ước nguyện chính đáng của gần 100 triệu người Việt đang chung tay góp sức, nỗ lực đồng lòng xây dựng đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh, văn minh. Những luận điệu sai trái đó nhất định sẽ bị phủ nhận hoàn toàn bởi niềm tin, ý chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, như lời khẳng định của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Khát vọng về một nước Việt Nam hùng cường 2045 “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như ước nguyện của Bác Hồ và tinh thần Đại hội Đảng XIII đề ra, là mục tiêu cao cả mà chúng ta hôm nay và những thế hệ tiếp theo phải nỗ lực phấn đấu để giành được. Cha ông ta đã làm nên những trang sử hào hùng, được viết bằng mồ hôi và xương máu của biết bao thế hệ. Chúng ta có niềm tin mãnh liệt rằng: Tiếp nối truyền thống hào hùng sẽ có nhiều chương sử mới viết tiếp những kỳ tích tiến lên giàu mạnh, hùng cường của đất nước ta và dân tộc ta”.

Theo qdnd.vn

Tin bài khác
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).
Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Quyết định 54/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai đưa ra quy định chi tiết về các điều kiện, diện tích tối thiểu cho việc tách thửa đất trên địa bàn.
Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Việc liên tiếp đón hàng loạt các dự án lớn và các chủ đầu tư tầm cỡ, giá đất Đông Anh trở nên sôi động trong thời gian gần đây khi mặt bằng giá thiết lập.
Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Dự án sân bay quốc tế Long Thành, công trình trọng điểm quốc gia, vừa được Chính phủ đề xuất điều chỉnh tiến độ hoàn thành Giai đoạn 1 từ 2025 sang cuối 2026.
Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh, cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, đang "lột xác" mạnh mẽ với hàng loạt dự án khu đô thị và hạ tầng quy mô lớn, hứa hẹn phát triển vượt bậc trước 2025.
Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố rằng đến cuối năm 2024, cả nước dự kiến hoàn thành hơn 243,5km đường ven biển, góp phần quan trọng vào phát triển hạ tầng giao thông.
Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước đang nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ.