Không mua điện Trung Quốc trong năm 2021 để giải tỏa công suất điện mặt trời
- Vấn đề
- 15:35 14/01/2021
DNHN - Đây là thông tin này được ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cho biết tại Hội nghị tổng kết của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây.
1,3 tỷ kwh năng lượng tái tạo bị cắt giảm
Ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) cho biết, điện mặt trời áp mái tăng trưởng một cách đột biến, tháng 6/2020 cả nước có 6.000 MWp nhưng tháng 12/2020 đạt 10.000 MWp. Chỉ riêng trong vòng một tuần cuối năm 2020 có thêm 3.000 - 4000 MWp với mặt trời áp mái.
Trong 2020, ước sản lượng điện mặt trời tiết giảm không khai thác khoảng 365 triệu Kwh, chủ yếu trên 300 triệu Kwh không khai thác dược do quá tải lưới nội vùng chủ yếu lưới 120, 220 Kw ở miền Trung, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tính hết năm 2020 đã có 20 lần cắt giảm, mỗi ngày cắt giảm 2,3 giờ, công suất cắt giảm lớn nhất 27/12.
Ông Nguyễn Tài Anh, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, để giải tỏa năng lượng tái tạo, năm 2020 EVN đã đề xuất Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện, đồng thời các đơn vị đã triển khai thực hiện các công trình: Nâng công suất các TBA 500kV Vĩnh Tân, Di Linh; xây dựng mới các TBA 220kV Ninh Phước, Phan Rí...
Các Tổng công ty Điện lực (SPC, CPC) đã hoàn thành một số công trình lưới điện 110kV quan trọng. Vì vậy, từ tháng 8/2020 EVN đã đáp ứng được yêu cầu giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo đã vận hành trước 30/6/2019 và các dự án mới vào vận hành.
Mặc dù vậy, đến cuối năm, với việc các nguồn điện mặt trời được đưa vào vận hành với khối lượng rất lớn, trong khi nhu cầu phụ tải giảm thấp dẫn đến tình trạng thừa nguồn cấp và thực hiện cắt giảm công suất phát các nguồn điện, bao gồm cả các nguồn điện năng lượng tái tạo.
Trong năm 2021, Phó tổng giám đốc EVN cho biết sẽ tiếp tục gặp khó khăn do dịch Covid 19 còn diễn biến phức tạp, nhu cầu điện tăng trưởng không cao trong khi nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng lớn.
Ông Ninh nhận định, trong năm 2021 sẽ có khoảng 1,3 tỷ kwh năng lượng tái tạo bị cắt giảm vì vấn đề thừa nguồn và quá tải đường dây 500 KV từ miền Trung ra miền Bắc.
Giải quyết tình trạng vừa thừa, vừa thiếu
Đặc điểm của điện mặt trời là phụ thuộc vào khu vực và thời tiết. Tại Việt Nam, điện mặt trời thích hợp lắp đặt ở các khu vực nắng nóng như miền Trung, đặc biệt tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, nhất là vào những giờ cao điểm như trưa từ 11g đến 13g chiều. Điều này dẫn đến nghịch lý vào mùa nắng nóng, buổi trưa cao điểm phát điện của các dự án điện mặt trời dẫn đến thừa nguồn, quá tải đường truyền buộc phải cắt giảm. Trong khi đó, vào những tháng đầu năm, đặc biệt là là 17-18h chiều, nhu cầu điện tăng cao hệ thống gần như không có dự phòng về nguồn điện, thiếu điện, lại phải huy động khai thác dầu.
Trong bối cảnh như vậy, để giải quyết tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia kiến nghị năm 2021, EVN tập trung khai thác cao thuỷ điện để hỗ trợ cao điểm phụ tải chiều (17h00-18h00) khi điện mặt trời không phát và huy động thấp nhiệt điện than để giảm thiểu cắt giảm công suất điện mặt trời, nguy cơ hụt nước các hồ thuỷ điện so với kế hoạch.
Đồng thời, Trung tâm cũng đề nghị các nhà máy thủy điện nhỏ, tập trung ưu tiên phát điện trong cao điểm sáng (6h00-8h00) và chiều (17h00 – 20h00) của hồ thuỷ điện, hạn chế phát điện trong các khung giờ còn lại như 11h00 -13h00 chiều để giải toả công suất điện mặt trời.Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cũng nhận, định năm 2021 sẽ không thực hiện mua điện của Trung Quốc.
Đồng thời, kiến nghị Bộ Công thương quy hoạch tổng thể và đồng bộ điện mặt trời, điện gió theo cân đối cung cầu điện năng Quốc gia/miền/khu vực, và khả năng hấp thụ của lưới điện truyền tải/phân phối, yêu cầu chủ đầu tư năng lượng tái tạo trang bị các thiết bị pin tích trữ điện năng để hỗ trợ chuyển dịch năng lượng.
Chuyển sang cơ chế đấu giá/đấu thầu đối với các điện mặt trời, điện gió để kiểm soát chính xác lượng công suất mới đưa theo cung cầu phụ tải chung cả hệ thống điện trong tương lai..
Đánh giá về tình trạng phát triển điện mặt trời mái nhà năm 2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho biết điện mặt trời áp mái sử dụng tại chỗ rất hiệu quả vì không cần phải lên lưới.
Tuy nhiên, với tình trạng phát triển theo phong trào thời gian, chỉ trong thời gian ngắn đã tăng lên rất mạnh, Phó Thủ tướng đánh giá tiêu chí cho điện mặt trời áp mái của chúng ta đang còn lúng túng.
"Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng tiêu chí phát triển điện mặt trời áp mái, không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách" – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó thủ tướng Chính Phủ Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh, EVN phải xác định rõ cơ cấu nguồn điện, ưu tiên các nguồn điện sạch, năng lượng tái tạo với cơ cấu phù hợp đảm bảo vận hành an toàn hệ thống trong từng giai đoạn.
"Đường dây truyền tải điện nhà nước độc quyền quản lý thôi còn đầu tư thì phải khai thác xã hội hoá", Phó thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu EVN khắc phục triệt để hiện tượng quá tải tại một số đường dây và trạm biến áp, đặc biệt chú trọng việc giải tỏa công suất nguồn điện năng lượng tái tạo.
Bảo Bảo
Tin liên quan
#điện mặt trời

Xây dựng chuỗi cung ứng cho năng lượng tái tạo nhằm khai thác hiệu quả hơn
Tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng và thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, do đó cần xây dựng chuỗi cung ứng cho năng lượng tái tạo nhằm khai thác hiệu quả.

Hiệp hội Năng lượng kiến nghị kéo dài giá FIT điện năng lượng tái tạo
Mới đây, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã có văn bản gửi Chính phủ và Bộ Công Thương, kiến nghị kéo dài giá FIT hiện tại của điện gió và điện mặt trời.

Công ty Cổ phần Năng lượng VSK Việt Nam khai trương chi nhánh tại Đắk Lắk
Sáng ngày 04/01, Công ty Cổ phần Năng lượng VSK Việt Nam đã tổ chức khai trương Chi nhánh tại Đắk Lắk và hội thảo năng lượng - điện mặt trời áp mái, tiết kiệm năng lượng - tại nhà số 15, đường Giải Phóng, thành phố Buôn Ma Thuột.

WB và GIF hỗ trợ Việt Nam trong chương trình thí điểm đấu giá điện mặt trời
Ban Chỉ đạo Quỹ hạ tầng toàn cầu (GIF) đã phê duyệt khoản tài trợ 1,5 triệu USD hỗ trợ Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính phủ Việt Nam thực hiện chương trình thí điểm đấu giá điện mặt trời.

Điện mặt trời có nên đồng giá?
Có ý kiến cho rằng chính sách giá điện mặt trời không nên giữ một mức cho tất cả các vùng bức xạ vì sẽ khiến lợi nhuận của nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Song, quan điểm khác lại nhìn nhận vấn đề quan trọng nhất trong phát triển điện mặt trời là cải thiện cơ sở hạ tầng và hoàn thiện khung pháp lý.

Cách mạng năng lượng mặt trời: Thành công của Trung Quốc và bài học cho ASEAN
Đối mặt với ô nhiễm không khí, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc cách mạng trong ngành năng lượng mặt trời và đạt được những thành công vượt bậc.
Đọc thêm Vấn đề
Phát triển sản xuất, chế biến cà phê Việt Nam theo chuỗi giá trị
Để nâng cao giá trị và hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, cần phát triển ngành cà phê Việt Nam theo hướng chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu,...
Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử để tạo đà tăng trưởng bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử Việt Nam
Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển nhanh tại Việt Nam bởi vậy cần hoàn thiện pháp luật TMĐT nhanh chóng, để các cá nhân, doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh lâu dài và an toàn.
Kịch bản và triển vọng kinh tế năm 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã dự báo năm 2021 kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng theo 2 kịch bản. Kịch bản 1 tăng trưởng đạt mức 5,98%. Kịch bản 2 tăng trưởng đạt 6,46%.
Việt Nam tiếp tục là "ngôi sao đang lên", trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
Đó là nhận định của Bộ phận phân tích thông tin EIU (Economist Intelligence Unit) trong báo cáo đánh giá về Việt Nam mới đây.
Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt: Người dân phải "sống chung với rác" đến bao giờ?
Những năm gần đây, bãi rác tổ dân phố 17, thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều hộ dân sinh sống gần đó.
Xúc tiến thương mại trên môi trường mạng cần hỗ trợ khu vực trưng bày, giới thiệu hàng hóa
Bộ Công Thương mới ban hành Thông tư 40/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2019/TT-BCT, hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) phát triển ngoại thương, thuộc Chương trình cấp quốc gia về XTTM.
Phá bỏ nhiều “rào cản” trong lĩnh vực dược – mỹ phẩm và an toàn thực phẩm
Bộ Y tế đã bãi bỏ số lượng kỷ lục các văn bản quy phạm pháp luật, làm lợi cho các doanh nghiệp 2,4 triệu ngày công và 625 tỷ đồng mỗi năm.
Các hãng tàu cần thực hiện nghiêm túc quy định về giá cước vận chuyển container
Dù Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản đề nghị các hãng tàu phải minh bạch thông tin về giá cũng như có sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên song tới nay tình trạng tăng giá container vẫn diễn ra.
Định hình chiến lược đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh mới
Trong bối cảnh dịch covid hiện hữu, xây dựng chiến lược và đầu tư kinh doanh là một trong những nhiệm vụ then chốt và được xác định là động lực tăng trưởng mới để phát triển phù hợp với điều kiện hiện nay...
Ước tính tăng trưởng doanh thu của ngành sữa là một chữ số trong năm 2021
Về triển vọng tăng trưởng 2021, SSI cho rằng ngành sữa ít nhạy cảm hơn với dịch Covid-19. Mặc dù sữa được coi là mặt hàng thiết yếu, nhưng xu hướng tiêu thụ có thể theo “mô hình chữ K”.