Thứ sáu 10/01/2025 19:56
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Không còn cảnh "ăn đong", visa vào Việt Nam đã hết rào cản?

12/10/2020 00:00
Không còn “ăn đong” theo từng năm nữa, song vẫn có nhiều quy định về xin thị thực vào Việt Nam đang là “rào cản” đối với sự phát triển ngành kinh tế xanh.

Từ 1/7, chính sách miễn visa cho 5 nước Tây Âu (gồm Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia) với thời hạn 3 năm chính thức có hiệu lực. Thời hạn tạm trú không quá 15 ngày, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hưởng lợi đáng kể

Trước đây, chính sách miễn visa cho du khách 5 nước Tây Âu được triển khai theo kiểu “ăn đong” từng năm gây phiền hà cho doanh nghiệp và du khách. Tuy nhiên, đầu tháng 5, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý tiếp tục miễn visa cho thị trường này với thời hạn 3 năm. Trước đó, Quốc hội cũng đã cho phép Chính phủ thí điểm cấp visa điện tử. Đây là những cải cách quan trọng giúp thu hút khách Tây Âu nói riêng, khách quốc tế nói chung đến Việt Nam.

Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam cho hay Việt Nam có thể được hưởng lợi đáng kể từ việc mở rộng diện miễn thị thực tới các nước phương Tây như Canada, Úc, New Zealand, Thụy Sĩ, Hà Lan và Bỉ.

Với việc tạo thuận lợi cho cấp thị thực sẽ tăng số lượng khách đến khoảng 8-10% thì doanh thu trực tiếp tăng thêm 100 triệu đô la Mỹ - cao hơn rất nhiều so với số tiền phí thị thực thất thu là 17 triệu đô la Mỹ.

Cũng theo thông tin từ Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam, chương trình miễn thị thực du lịch không phải là không có đi có lại. Điều này đặc biệt đúng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mỗi quốc gia như Singapores, Malaysia. Indonesia, Philippines đều thực hiện miễn thị thực cho hơn 160 nước. Mặc dù không phải tất cả quốc gia đó đều miễn thị thực song phương.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, giai đoạn 2010 - 2014, tổng lượng khách từ thị trường 5 nước Tây Âu đến Việt Nam chỉ tăng trung bình 5,35%/năm. Tuy nhiên, năm 2016 sau khi được miễn thị thực nhập cảnh, có 781.000 lượt khách Tây Âu đến Việt Nam, trong đó, số khách tăng thêm so với năm 2015 là 87.000 lượt. Với 87.000 lượt khách Tây Âu tăng thêm mang về tổng thu trực tiếp tăng thêm cho ngành du lịch hơn 114 triệu USD, thu gián tiếp và lan tỏa đạt trên 124 triệu USD, tổng thu đạt 238 triệu USD. Con số này cao gấp hơn 100 lần so với 2,2 triệu USD thu được từ phí visa (25 USD/người) của 87.000 lượt khách (nếu không miễn visa). Điều đó cho thấy, miễn visa chẳng những không làm thất thu ngân sách mà còn mang về khoản ngoại tệ kếch xù cho quốc gia.

Vẫn còn điểm nghẽn

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp lữ hành, vẫn còn nhiều quy định về xin visa vào nước ta đang là “chướng ngại vật” đối với doanh nghiệp và du khách.

Đơn cử, các nước Đông Nam Á chủ yếu miễn thị thực từ 30 - 90 ngày cho khách quốc tế, thì Việt Nam chỉ miễn visa trong 15 ngày, ngắn hơn thời gian trung bình đi tour của khách. Cho nên, dù lượng khách Tây Âu đến Việt Nam tăng đáng kể nhưng chúng ta vẫn chưa thể thu được lợi nhuận tối đa.

Ông Trần Trọng Kiên, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch quốc gia, nhận định chính sách miễn thị thực khuyến khích du khách đến Việt Nam. Tuy nhiên, nếu mở rộng thành 30 ngày thì thích hợp hơn vì hầu hết du khách đến từ các nước Tây Âu, nơi kỳ nghỉ kéo dài, họ thường phải lưu trú hơn 15 ngày.

Ngoài ra, theo ông Kiên, chính phủ có thể cân nhắc miễn visa cho công dân Australia, New Zealand, Canada, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan vì đây là các thị trường tiềm năng cao. Nếu được miễn visa, lượng khách Australia có thể đạt một triệu khách tới Việt Nam trong 5-10 năm tới, các thị trường khác đều kỳ vọng mức tăng trưởng là 20% nếu chính sách thị thực tốt.

Cùng với việc kéo dài thời gian miễn visa, Hội đồng Tư vấn du lịch còn kiến nghị chính phủ cấp visa transit cho khách đến Việt Nam trải nghiệm trong vòng 72 tiếng hoặc 48 tiếng mà không cần thị thực. Việc này giúp phát triển dịch vụ cho các hãng hàng không Việt Nam và tạo cơ hội cho khách trải nghiệm thời gian ngắn, sau đó quay lại nghỉ dưỡng dài hơn.

Theo ông Trần Trọng Kiên, với việc tạo thuận lợi cho cấp thị thực sẽ tăng số lượng khách đến khoảng 8-10%, thì doanh thu ngành du lịch tăng thêm 100 triệu USD, cao hơn rất nhiều so với số tiền phí thị thực thất thu là 17 triệu USD.

Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch còn đánh giá, chính sách E-visa cần được tiếp tục cải thiện về tốc độ truy cập, cách tiếp thị website, quy trình đơn giản và dễ dàng hơn. Ngoài ra, cần phải cải thiện chính sách cấp visa tại cửa khẩu vì hiện tại việc này "rất phức tạp và không hiệu quả".

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, thời gian qua, chính sách thông thoáng về visa, việc quảng bá tốt du lịch đã góp phần giúp Việt Nam liên tục giữ được mức tăng trưởng khách quốc tế đạt gần 30%. Khách nước ngoài hiện nay dù ở bất cứ nơi nào cũng có thể đăng ký cấp visa.

Nha Trang

Tin bài khác
Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có 1.825 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn hơn 22,59 tỷ , trong đó Lào nhận vốn đầu tư lớn nhất.
Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đưa ra dự thảo Nghị định về xử lý tài sản công, đề xuất 5 hình thức sắp xếp nhà, đất, trong đó có các thay đổi quan trọng liên quan đến quản lý tài sản công.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Năm 2024, Lào đã xuất siêu sang Việt Nam 732,7 triệu USD. Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin tại Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Vientine (Lào).
Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Năm 2024, ngành Hải quan không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong khu vực ASEAN mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ qua các thành tựu trong thu ngân sách, đấu tranh phòng chống tội phạm và phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp. Những nỗ lực này không chỉ góp phần nâng cao vị thế của ngành Hải quan trên trường quốc tế mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững trong nước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

Với những động lực mạnh mẽ được chuyển tiếp từ năm 2024, UOB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7% trong năm 2025.
Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Tăng trưởng kinh tế năm 2025 được nhóm phân tích của SSI Research dự báo chủ yếu đến từ đầu tư và sản xuất, thay vì tiêu dùng trong ngắn hạn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động, Chính phủ Việt Nam quyết định áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt kết hợp với chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.
Cao tốc Cà Mau - Đất Mũi: Động lực phát triển mới cho vùng cực Nam Tổ quốc

Cao tốc Cà Mau - Đất Mũi: Động lực phát triển mới cho vùng cực Nam Tổ quốc

Trong một bước tiến quan trọng nhằm củng cố hệ thống giao thông đường bộ quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 12/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050. Điểm nổi bật của quyết định này là việc bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực cực Nam của Việt Nam.
Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025: Thách thức lớn nhưng khả thi

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025: Thách thức lớn nhưng khả thi

Chiều ngày 8/1/2025, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã trả lời các câu hỏi của báo chí về triển vọng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme) cho rằng, diễn đàn Kinh tế Việt Nam mùa Xuân 2025 đã thành công với nhiều giải pháp đột phá từ các chuyên gia, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới, với mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính có thể đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 nếu CPI tăng trên 20%, giúp giảm áp lực cho người nộp thuế trong năm 2025.
Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện nhằm triển khai thi hành Luật Điện lực, với điểm nổi bật là giảm chu kỳ điều chỉnh giá từ 3 tháng xuống còn 2 tháng. Đây là bước tiến mới hướng tới việc điều tiết giá điện linh hoạt hơn, đảm bảo tính thị trường và công bằng giữa các đối tượng chịu tác động.
Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Đây là thông tin ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7/1.
Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Tại họp báo thường kỳ quý IV/2024 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 7/1 tại Hà Nội, bà Mai Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,4%, mức cao nhất kể từ năm 2020.
Theo sát chỉ số CPI để xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh

Theo sát chỉ số CPI để xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh

Nếu chỉ số CPI biến động lớn thì có thể tại kỳ họp 50 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 10/2025 sẽ có nội dung nghị quyết liên quan tới giảm trừ gia cảnh.