Thứ tư 27/11/2024 12:31
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

‘Khơi thông’ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

03/08/2024 10:43
Mặc dù được coi là động lực quan trọng trong nền kinh tế, nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của Việt Nam vẫn gặp khó trong tiếp cận vốn, mở rộng khách hàng mới và thiếu công cụ quản lý rủi ro trong kinh doanh.
Ảnh minh họa
Hàn trụ cực cho ắc quy xe máy tại Công ty. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.

Nhu cầu vốn vay gần 24 tỷ USD

Bà Nguyễn Thị Anh Đào, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) tiêu dùng Việt Nam chia sẻ: Liên hiệp gồm nhiều thành viên SME, nhưng việc tiếp cận vốn ngân hàng đang gặp khó do năng lực về kiểm toán, báo cáo tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn yếu. Trong khi, việc minh bạch thông tin doanh nghiệp để các ngân hàng cho vay vốn là điều kiện tiên quyết.

Trong buổi họp mới đây về "Đổi mới dịch vụ và sản phẩm tài chính ngân hàng dành cho các SME", ông Nguyễn Minh Tú, Giám đốc Điều hành khối thông tin doanh nghiệp FiinGroup cho biết: Khoảng 62% tổng nhu cầu tài chính của các SME vẫn chưa được đáp ứng, tương đương khoảng 24 tỷ USD.

Theo ông Nguyễn Minh Tú, các doanh nghiệp SME vẫn đối mặt với nhiều khó khăn trong tiếp cận tài chính; tiếp cận khách hàng mới, bởi sau COVID-19, việc trực tiếp gặp khách và thúc đẩy thương mại truyền thống không còn hiệu quả; thiếu công cụ quản trị rủi ro; môi trường kinh doanh, chính sách...

Doanh nghiệp SME chiếm gần 85% số doanh nghiệp cả nước, nhưng khả năng vay vốn còn thấp. Tổng nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp SME chỉ chiếm hơn 9% tổng nợ vay của số doanh nghiệp Việt Nam, thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn, nhóm chỉ chiếm chưa tới 20% số doanh nghiệp cả nước, nhưng tổng nợ vay chiếm tới hơn 90%.

Thị trường tài chính tại Việt Nam đang thiếu các sản phẩm ngân hàng và dịch vụ tài chính dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Theo Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, dù NHNN đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhưng tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm vẫn chậm.

Nguyên nhân khách quan được chỉ ra là cầu tín dụng và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu do bị ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, trong khi kinh tế trong nước phục hồi chưa rõ nét, năng lực tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm, chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn... Về chủ quan, nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) có xu hướng thận trọng trong việc cấp tín dụng trong bối cảnh nợ xấu gia tăng.

Cần thêm gói tín dụng nhỏ

Ông Lưu Việt Linh, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng OCB TP Hồ Chí Minh cho rằng: Để khơi thông “điểm nghẽn” tiếp cận vốn cho các SME, doanh nghiệp nên lưu trữ cẩn thận và đầy đủ, thường xuyên cập nhật tình trạng pháp lý đúng với thực tế hoạt động. Hồ sơ pháp lý rõ ràng, đầy đủ sẽ rút ngắn thời gian thẩm định, xác minh của ngân hàng, đồng thời tạo được uy tín và sự đảm bảo trong đánh giá của các ngân hàng.

Theo OCB, nếu các doanh nghiệp đã có khoản vay, điều đặc biệt lưu ý là doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện tín dụng. Uy tín của doanh nghiệp khi thực hiện các điều kiện tín dụng sẽ là thước đo quan trọng để được xếp hạng tốt hơn và được cấp những chính sách ưu đãi, kể cả cho vay tín chấp.

Trước thực trạng, tỷ lệ dư nợ tín dụng của nhóm doanh nghiệp SME còn khiêm tốn, ông Nguyễn Văn Nam, Phó Giám đốc Khối thông tin doanh nghiệp, Phụ trách Mô hình rủi ro và Phân tích dữ liệu của Fiin Group cho rằng: Nhóm doanh nghiệp này cần nhận được nhiều hỗ trợ của Chính phủ. Chính phủ cần xem xét các chính sách hỗ trợ cho các SME, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp cận vốn.

Còn theo bà Nguyễn Thị Anh Đào, đối với ngân hàng, ngoài các ngân hàng thương mại, công ty tài chính trong nước và quốc tế cũng cần quan tâm hơn với doanh nghiệp SME, cũng như có các gói tín dụng đáp ứng nhu cầu, kể cả những gói tín dụng nhỏ của doanh nghiệp SME và các HTX, từ đó doanh nghiệp, HTX mới dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng.

Các chuyên gia ngân hàng đề xuất một số giải pháp nâng cao tài chính bao trùm cho doanh nghiệp SME Việt Nam như: Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính, tạo môi trường thuận lợi cho chuyển đổi số ngành ngân hàng; đa dạng hóa sản phẩm cho vay để phù hợp với bản chất kinh doanh của doanh nghiệp; đa dạng hóa các tổ chức tài chính; tận dụng và tối ưu hóa công nghệ trong hoạt động cho vay…

Minh Phương/Báo Tin tức

Tin bài khác
Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, khó giảm trong tương lai

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, khó giảm trong tương lai

Dù có dấu hiệu ổn định, giá chung cư Hà Nội vẫn duy trì đà tăng mạnh. Nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu lớn khiến giá khó giảm, nhưng sẽ không còn tăng “nóng”.
Thuế bất động sản: Biện pháp mới để kiểm soát đầu cơ

Thuế bất động sản: Biện pháp mới để kiểm soát đầu cơ

Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân theo thời gian sở hữu bất động sản, nhằm giảm đầu cơ và góp phần ổn định thị trường bất động sản.
Chuyên gia Savill:  Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Chuyên gia Savill: Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Theo bà Trịnh Huỳnh Mai, Phó Giám đốc Savills Hà Nội, Tây Hồ Tây sẽ trở thành điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội nhờ lợi thế về tiện ích và các dự án.
Yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc bất động sản, tránh "hình sự hóa"

Yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc bất động sản, tránh "hình sự hóa"

Quốc hội yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án bất động sản vướng pháp lý, tránh "hình sự hóa" quan hệ kinh tế – dân sự và làm rõ “không hợp thức hóa vi phạm”.
Nhà ở vừa túi tiền: Thực trạng và giải pháp cần thực hiện

Nhà ở vừa túi tiền: Thực trạng và giải pháp cần thực hiện

Nguồn cung nhà ở vừa túi tiền ngày càng thiếu hụt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Cần có các giải pháp can thiệp từ Chính phủ để giải quyết vấn đề này.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.