Thứ tư 07/05/2025 20:16
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động

01/06/2022 12:06
Theo quy định trên thì hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản...

Quy định về chế độ chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Đối với người sử dụng lao động, sức khỏe của người lao động lẽ đương nhiên là "nguồn vốn" vô cùng đáng quý! Có một đội ngũ người lao động dồi dào sức khỏe bền vững, doanh nghiệp không chỉ "có vốn quý" để phát triển sản xuất, sáng tạo mà còn cắt giảm được phần kinh phí không đáng có chi cho việc thăm nom người đau ốm, bệnh tật.

Hằng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản (Ảnh minh họa)

Hằng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản (Ảnh minh họa).

Sức khỏe của người lao động luôn được tổ chức, doanh nghiệp đặt lên mối quan tâm hàng đầu. Nhà nước cũng như người sử dụng lao động phải có những chính sách phù hợp để chăm sóc sức khỏe của người lao động. Và trong hợp đồng lao động cũng phải ghi nhận cụ thể những chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người lao động.

Điều 152 của Bộ luật lao động 2012 quy định, người lao động phải được chú trọng và chặm sóc đến sức khỏe của mình. Đó là quyền lợi của họ. Cụ thể: họ phải được căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp, được khám sức khỏe định kỳ, làm việc ở môi trường phù hợp…

Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Lao động 2019 đã không còn quy định rõ ràng về việc chế độ chăm sóc sức khỏe cho người lao động nữa. Bộ luật Lao động 2019 quy định riêng rẽ đối với từng đối tượng thì sẽ có những chế độ chăm sóc sức khỏe khác nhau.

Người lao động sẽ được chăm sóc rất cẩn thận và kỹ lưỡng về sức khỏe theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành. Họ được đảm bảo về công việc và môi trường phù hợp với sức khỏe và được hưởng các chế độ đãi ngộ về sức khỏe khi suy giảm sức khỏe, khả năng lao động.

Việc đảm bảo sức khỏe của người lao động cũng chính là trách nhiệm của Nhà nước cũng như nghĩa vụ của của người sử dụng lao động. Đối với các công việc có tính chất mức độ khác nhau thì đãi ngộ chăm sóc về sức khỏe cũng khác nhau. Nếu như người sử dụng lao động không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ này đối với người lao động thì bị coi là vi phạm pháp luật lao động.

Nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 tại khoản 1 Điều 21 quy định: “Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần”.

Mặt khác, Thông tư 19/2016/TT-BYT đã quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động, cụ thể như sau:

Trách nhiệm của trạm y tế xã, phường, thị trấn trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người lao động: Tham gia sơ cứu, cấp cứu ban đầu đối với các trường hợp tai nạn lao động, nhiễm độc các loại hóa chất và các tai nạn khác xảy ra trên địa bàn khi được yêu cầu; Thông tin, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về vệ sinh phòng chống dịch, phòng chống bệnh nghề nghiệp; Thống kê số cơ sở lao động và các yếu tố có hại trong môi trường lao động để có biện pháp hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho người lao động; Kiểm tra công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn quản lý.”

Trách nhiệm của Trung tâm y tế tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Quản lý, thanh tra, kiểm tra tình hình vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động trên địa bàn theo phân cấp; Thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm cả phòng chống bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu cho cơ sở lao động trên địa bàn quản lý theo phân cấp; Tổ chức giao ban với người làm công tác y tế của các cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật văn bản pháp quy và phối hợp trong công tác quản lý chăm sóc sức khỏe người lao động theo định kỳ 6 tháng/lần.

Trách nhiệm của trung tâm y tế dự phòng hoặc trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Quản lý, thanh tra, kiểm tra tình hình vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động trên địa bàn theo phân cấp; Xây dựng kế hoạch quản lý vệ sinh lao động, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động trên địa bàn trình Sở Y tế phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện; Thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm cả phòng chống bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu cho cơ sở lao động trên địa bàn quản lý theo phân cấp; Tổ chức giao ban với người làm công tác y tế của các cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật văn bản pháp quy và phối hợp trong công tác quản lý chăm sóc sức khỏe người lao động theo định kỳ 6 tháng/lần.

Trách nhiệm của y tế Bộ, ngành: Xây dựng kế hoạch công tác vệ sinh lao động, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, sơ cứu, cấp cứu cho người lao động thuộc phạm vi quản lý trình bộ, ngành phê duyệt và tổ chức thực hiện; Kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm cả quản lý bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu đối với cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý; Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung: danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành và cho người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành.

Trách nhiệm của Sở Y tế: Chỉ đạo, tổ chức và phân cấp việc thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý; Chỉ đạo tổ chức hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm cả phòng chống bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu trên địa bàn quản lý; Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp, đào tạo cấp chứng chỉ Y tế lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.

Trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật lao động, việc các chủ thể xâm phạm quyền con người trong lĩnh vực lao động là điều khó tránh khỏi. Xử phạt vi phạm là biện pháp bảo đảm quyền của người lao động thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra , giám sát tại doanh nghiệp, cơ quan có chức năng phát hiện được những hành vi vi phạm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó phải chịu các hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Việc phát hiện và xử phạt vi phạm nhằm nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Phương Ngân

Tin bài khác
Hướng dẫn mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Hướng dẫn mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN, quy định về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước bởi các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16/6/2025.
Đồng Nai siết chặt quản lý nhà ở xã hội, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm

Đồng Nai siết chặt quản lý nhà ở xã hội, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm

Trước tình trạng mua, thuê nhà ở xã hội không đúng đối tượng diễn ra tại TP. Biên Hòa, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương liên quan thực hiện các biện pháp chấn chỉnh, đảm bảo chính sách an sinh được thực thi đúng mục tiêu.
Cách tính tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước từ 15/6/2025

Cách tính tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước từ 15/6/2025

Ngày 15/6/2025, Thông tư 003/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ sẽ chính thức có hiệu lực, hướng dẫn cụ thể việc quản lý lao động, cách tính tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong các doanh nghiệp nhà nước, căn cứ theo Nghị định số 44/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
Gian lận thương mại diễn biến phức tạp, Hải quan căng mình kiểm soát

Gian lận thương mại diễn biến phức tạp, Hải quan căng mình kiểm soát

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, Cục Hải quan thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp.
Quy định mới về cấp Giấy phép lần đầu cho quỹ tín dụng nhân dân

Quy định mới về cấp Giấy phép lần đầu cho quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 01/2025/TT-NHNN, quy định cụ thể về việc cấp Giấy phép lần đầu và cấp đổi Giấy phép hoạt động cho các quỹ tín dụng nhân dân.
Phú Thọ: Xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Phú Thọ: Xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Theo chỉ đạo từ Công điện số 55/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã yêu cầu các sở, ngành và địa phương triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm nạn sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Thủ tướng Chính phủ: Xử nghiêm vi phạm pháp luật khi kinh doanh vàng

Thủ tướng Chính phủ: Xử nghiêm vi phạm pháp luật khi kinh doanh vàng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an kiên quyết xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các vi phạm hình sự liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng – lĩnh vực nhạy cảm có tác động lớn đến thị trường tài chính và tâm lý xã hội.
Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng chế tài chặn thực phẩm giả

Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng chế tài chặn thực phẩm giả

Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đề xuất đổi mới cách xác định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra chất lượng.
Tăng cường hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng trên toàn quốc

Tăng cường hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng trên toàn quốc

Cục An toàn thực phẩm đề nghị công khai, cảnh báo các đường link, địa chỉ vi phạm để người tiêu dùng tránh mua và sử dụng sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng gây ảnh hưởng sức khỏe và kinh tế.
Hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Ngày 5/5/2025, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP, quy định cụ thể cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia. Nghị định được kỳ vọng sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt trong việc huy động và tiếp cận nguồn vốn phát triển dự án.
Biểu mức giá dịch vụ mới và chi tiết cho lĩnh vực chứng khoán

Biểu mức giá dịch vụ mới và chi tiết cho lĩnh vực chứng khoán

Biểu mức giá dịch vụ này áp dụng thống nhất tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX), hai Sở Giao dịch con (HNX và HOSE), và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Hoàn tất phân định thẩm quyền TTHC cấp huyện trước 10/6 để không gián đoạn phục vụ người dân

Hoàn tất phân định thẩm quyền TTHC cấp huyện trước 10/6 để không gián đoạn phục vụ người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương rà soát, cắt giảm và phân định thẩm quyền giải quyết 346 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc cấp huyện...
Cập nhật quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức từ 15/6/2025

Cập nhật quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức từ 15/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 93/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Nghị định số 19/2020/NĐ- CP liên quan đến việc kiểm tra và xử lý kỷ luật trong thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Nghị định này quy định cụ thể các hình thức kỷ luật áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Bộ Y tế siết quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng: Nhiều sản phẩm bị thu hồi, xử phạt

Bộ Y tế siết quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng: Nhiều sản phẩm bị thu hồi, xử phạt

Bộ Y tế đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo siết chặt công tác kiểm tra, đồng thời phối hợp với các cơ quan như công an, quản lý thị trường và truyền thông để xác minh, xử lý các trường hợp mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc, hoặc gian lận thương mại.
Bộ Tài chính đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ viên chức nghỉ hưu sớm

Bộ Tài chính đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ viên chức nghỉ hưu sớm

Điểm đáng chú ý trong dự thảo là đề xuất hỗ trợ về nguồn kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đặc biệt trong trường hợp viên chức, người lao động nghỉ hưu hoặc thôi việc sớm.