Thứ bảy 10/05/2025 20:03
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hướng tới xây dựng Thành Phố Thanh Hóa là thành phố thông minh vào năm 2045

20/09/2021 14:00
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa đã thông qua Đề án xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030 trở thành 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại.

Đánh giá kết quả Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; 10 năm xây dựng, phát triển TP Thanh Hóa (2011-2020) với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, của Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh - Ủy ban MTTQ, các đoàn thể; sự phối hợp tạo điều kiện của các ngành, địa phương và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, với tinh thần “Cả tỉnh vì thành phố - thành phố vì cả tỉnh”, thàng phố Thanh Hóa đã giành được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện và đang trên đà phát triển đi lên mạnh mẽ. Đó là tiền đề để thành phố vươn lên thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, góp phần cùng Thanh Hóa thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị (khóa XII), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, xứng đáng với vai trò đô thị tỉnh lỵ, là “trái tim” của xứ Thanh Anh hùng.

Hội nghị thông qua đề án xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Hội nghị thông qua đề án xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. (Ảnh: TH)

Tuy nhiên, những thành quả đó chưa thực tương xứng với tiềm năng, lợi thế, cũng như sự quan tâm đầu tư của tỉnh…Vai trò trung tâm, động lực, đầu tàu, dẫn dắt và sức lan toả của một “trung tâm kinh tế lớn”, một “động lực kinh tế”, lôi kéo các địa phương lân cận chưa rõ nét. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị còn nhiều hạn chế...

Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội tuy phát triển khá nhanh so với mặt bằng chung của tỉnh, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và nguyện vọng của Nhân dân… An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định; tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có mặt chậm chuyển biến. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu chủ động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt, trách nhiệm và nhiệt huyết trong công việc, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên…

Vì thế, trong ý kiến góp ý vào đề án, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: Trước yêu cầu và nhiệm vụ phát triển mạnh mẽ của tỉnh, TP Thanh Hóa giữ vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với TP Sầm Sơn là trung tâm kinh tế động lực của tỉnh và giữ vai trò trung tâm kết nối trong các hành lang kinh tế trung tâm và hành lang kinh tế Bắc - Nam, với các định hướng phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ, nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX cũng đã định hướng nhiều nội dung liên quan đến xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa, trong đó có định hướng về việc sáp nhập nguyên trạng huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa vào năm 2023. Chính vì vậy, Đề án lần này cần phải bám sát các định hướng phát triển đã được nêu trong Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị (khóa XII), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, các chương trình trọng tâm, khâu đột phá đã được tỉnh xác định và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XXI đề ra; trên cơ sở đó nắm chắc tình hình và yêu cầu thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn để đưa ra quan điểm, mục tiêu và các giải pháp sát đúng, phù hợp, đưa thành phố Thanh Hóa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế và sự quan tâm, kỳ vọng của tỉnh.

Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng cơ bản thống nhất với những mục tiêu trong đề án đặt ra và cho ý kiến trực tiếp vào mục tiêu chung là: “TP Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn về thương mại dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục - đào tạo của vùng Bắc Trung bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ; có kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được bảo đảm; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước về quy mô kinh tế và tốc độ tăng trưởng, động lực quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2045 trở thành thành phố giàu đẹp, văn minh, hiện đại, “kiểu mẫu” của cả nước”.

Về các mục tiêu cụ thể, trên cơ sở quan điểm, mục tiêu chung, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban Chỉ đạo Đề án cần chỉ đạo các ngành chức năng, đặc biệt là TP Thanh Hóa rà soát lại hệ thống các chỉ tiêu trong từng giai đoạn, nhất là các chỉ tiêu theo phương án sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa. Ban Chỉ đạo cũng cần tiếp thu các ý kiến của các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy để hoàn thiện Đề án.

Thanh Hóa sẽ trở thành một thành phố phát triển năng động
Thanh Hóa sẽ trở thành một thành phố phát triển năng động. (Ảnh: NL)

Đối với nhiệm vụ, giải pháp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thống nhất với những nhiệm vụ giải pháp đã được nêu trong Đề án và lưu ý TP Thanh Hóa một số nội dung trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, đó là: Phải quán triệt và cụ thể hóa thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải luôn bám sát đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Phải đoàn kết, thống nhất cao với tinh thần tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc của mình, không trông chờ, không ỷ lại, không né tránh, phải chủ động hơn, quyết liệt hơn, tích cực hơn, năng động đổi mới, sáng tạo hơn, đạt được kết quả tổng thể vượt trội, thực hiện thành công các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được nêu trong Đề án.

Tiếp tục tập trung nghiên cứu, đánh giá kỹ những thời cơ, vận hội mới và những tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, về con người, về truyền thống lịch sử, văn hóa, cũng như những khó khăn, thách thức đang đặt ra đối với TP Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, Đảng bộ thành phố cần nêu cao hơn nữa tinh thần năng động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới tư duy, phong cách lãnh đạo, điều hành, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, nhiệm vụ trước mắt, chiến lược, lâu dài và những giải pháp khả thi để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ hơn nữa trên các lĩnh vực công tác và xây dựng, phát triển thành phố xứng đáng với vai trò, vị thế đô thị tỉnh lỵ, “trái tim” của cả tỉnh. Trước mắt phải triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, để đi đầu trong việc thực hiện “mục tiêu kép”, vừa không để xảy ra bùng phát dịch COVID-19 trên địa bàn, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu trong mục tiêu, giải pháp của Đề án cần đề cấp đến việc khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao; tiếp tục huy động mọi tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ; bảo đảm sự vững vàng về chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh; chủ động, tích cực hội nhập cả trong nước và quốc tế, với các tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn; tập trung mọi nỗ lực xây dựng hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh…

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nêu rõ Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất thông qua Đề án và giao Văn phòng Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo 363 của tỉnh xây dựng dự thảo Nghị quyết trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào tháng 10-2021. Đối với chương trình hành động thực hiện Nghị quyết và một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Thanh Hóa, UBND tỉnh cần triển khai xây dựng để sớm trình HĐND tỉnh quyết nghị.

Ngọc Lâm

Tin bài khác
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất và Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tây Bắc Dung Quất có diện tích hơn 3.300 ha.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bà Cao Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Taseco Land, chia sẻ về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với tổng vốn đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng.
Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Thị trường căn hộ Hà Nội trong quý 1/2025 chứng kiến nghịch lý: giá sơ cấp tiếp tục tăng cao, trong khi giá thứ cấp lại điều chỉnh giảm, phản ánh áp lực cân bằng cung - cầu rõ nét.
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Quy hoạch TP.Dĩ An cùng với quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được xem xét điều chỉnh, tích hợp phù hợp với định hướng phát triển trong bối cảnh hành chính mới.
Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định mới nhằm mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, sử dụng đất từ năm 2025, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân và tổ chức phi lợi nhuận phục hồi sau dịch.