Thứ năm 17/10/2024 19:30
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Họp báo Chính phủ tháng 10: Giải đáp các vấn đề về đầu tư công, xử lý nợ xấu, gói hỗ trợ DN

30/10/2020 22:51
Tình hình giải ngân vốn đầu tư công; xử lý nợ xấu; quy hoạch, hướng dẫn xây dựng nhà an toàn cho người dân ở những vùng sạt lở; giá nhà ở tại các địa phương đang cao hơn thu nhập trung bình người lao động; tác động của con người đối với thiên tai vừa
aa

Họp báo Chính phủ thường kỳ 10/2020

Giải ngân đầu tư công chịu ảnh hưởng mưa lũ

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2020, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, giải ngân vốn đầu tư công là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm 2020.

Cụ thể, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tăng rất mạnh, đạt trên 68% kế hoạch được giao, cao hơn 14 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 10 điểm phần trăm so với 9 tháng năm 2020. Đây là kết quả của một loạt giải pháp Chính sách của Chính phủ từ đầu năm đến nay.

“Đây là thể hiện kết quả đáng khích lệ, là kết quả của một loạt giải pháp chính sách của Chính phủ thực hiện từ đầu năm,” Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Về giải pháp từ nay đến cuối năm, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định, các giải pháp đã đưa ra từ đầu năm đến nay hoàn toàn đúng đắn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ tiếp tục các giải pháp đã đề ra. Theo tính toán hiện nay đã giải ngân 68%, còn 32% trong 3 tháng còn lại. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hy vọng tỷ lệ giải ngân sẽ đạt cao trong năm 2020.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Phương cũng nhìn nhận, với miền Trung – vùng kinh tế trọng điểm lớn của đất nước vừa qua chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ khiến nhiều công trình hạ tầng kinh tế- xã hội bị thiệt hại sẽ làm ảnh hưởng đến giải ngân đầu tư công của khu vực này. Qua đó tác động phần nào đến kết quả giải ngân cả nước.

Tuy nhiên với kết quả 10 tháng qua, với sức ép tiến độ công trình và kết quả giải ngân lớn từ đầu năm đến nay thì tỷ lệ giải ngân sẽ đạt khả quan.

Kinh tế khó khăn, nợ xấu phát sinh

Trả lời vấn đề nợ xấu, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, từ ngày 15/8/2017 - ngày hiệu lực của Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu đến hết tháng 9/2020, các ngân hàng thương mại đã xử lý 312,3 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, xử lý nội bảng đạt 167,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,8% tổng nợ xấu và xử lý các khoản nợ hạch toán ngoài kế toán 74,9 nghìn tỷ đồng. Các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) dưới hình thức trái phiếu đặc biệt được 69,5 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng nhìn nhận, có những ngân hàng thời gian vừa qua nợ xấu tăng lên do trong 9 tháng năm 2020 là thời gian đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế.

Hoạt động ngân hàng là trung gian tài chính, người vay tiền là doanh nghiệp và người dân. Khi doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn, nguồn thu sụt giảm thì khả năng trả nợ gặp khó. Đây là nguyên nhân nợ xấu tăng lên.

Ngoài ra một nguyên nhân nữa là vấn đề kỹ thuật tính toán. Trong bối cảnh tác động của COVID-19, tình hình kinh tế khó khăn, cầu tín dụng không cao như những năm trước, do đó, tỉ lệ tương đối nợ xấu/dư nợ phát sinh cũng tăng lên.

Thời gian qua, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động vào cuộc, ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, chưa biết thời điểm kết thúc sẽ tiếp tục gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ. Trong điều kiện đó, nhiều khả năng nợ xấu tiếp tục gia tăng.

Để kiểm soát nợ xấu, Phó Thống đốc cho biết, về phía Ngân hàng Nhà nước đã giao các đơn vị chức năng đánh giá, dự báo phân tích, đề ra các biện pháp ứng phó làm sao quản lý để hoạt động của các tổ chức tín dụng luôn đảm bảo an toàn, phát huy vai trò trung gian nền kinh tế.

Nới lỏng điều kiện gói cho vay 16.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

Trả lời báo chí về việc doanh nghiệp tiếp cận gói vay 16.000 tỷ đồng để trả lương cho người lao động, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, Nghị quyết 154/NQ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 32/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đã bổ sung đối tượng được hỗ trợ là giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non đến trung học phổ thông dân lập, tư thục…

Các quy định này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động, đó là giảm điều kiện về doanh thu, khả năng tài chính, chỉ cần giảm từ 20% là đủ điều kiện; nới đường biên về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Ngày 19/10 Chính phủ ban hành Nghị quyết thì ngày 20/10, Ngân hàng Chính sách xã hội đã có văn bản hướng dẫn đến tất cả các ngân hàng địa phương triển khai việc cho vay.

Ngày 23/10, Ngân hàng này đã tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến đến tất cả chi nhánh, các đại diện quận, huyện, xã về gói cho vay này.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã có công văn hướng dẫn về tạm ngừng đóng bảo hiểm hưu trí cho doanh nghiệp, đề nghị các địa phương triển khai Nghị quyết 154 cũng như Quyết định 32. Các doanh nghiệp hiện đang làm thủ tục.
“Điều kiện bây giờ cũng dễ hơn. Trước kia yêu cầu doanh nghiệp phải lấy giấy xác nhận nhưng giờ chỉ yêu cầu doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, tức là tự kê khai doanh thu, lập danh sách người lao động, ngân hàng điều tra và cho vay, nên thời gian cho vay rất nhanh. Tôi tin trong tuần tới việc cho vay sẽ được tiến hành”, ông Lê Văn Thanh thông tin.

Lựa chọn địa điểm để tránh được lũ ống, lũ quét, sạt lở đất

Liên quan đến tình hình mưa lũ, sạt lở đất xảy ra rất nghiêm trọng tại miền Trung, báo chí đề cập đến việc năm 2017 đã xảy ra tình trạng này và cũng đã có nhiều cảnh báo được đưa ra.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, gió bão thường xảy ra ở khu vực biển với khoảng cách 30-50 km từ bờ biển vào. Đối với hình thái thiên tai này, chúng ta đã có giải pháp công trình để có thiết kế cho phù hợp.

Qua khảo sát, nhà có 3 cứng (sàn cứng, tường cứng, mái cứng) cơ bản là chịu được các gió bão; đổ vỡ chủ yếu là nhà cấp 4, mái tôn, cổng chào, mái kính...
Về lũ lụt, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.

Thực tế, đã xây dựng được trên 3.200 nhà có cốt sàn trên mức đỉnh lũ, vừa rồi phát huy tốt.

Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu để nhân rộng, phát triển thêm mô hình này. Đây cũng là một giải pháp khả thi thực hiện được, nhưng cần có nguồn lực.
Đối với lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định “không có giải pháp công trình nhà ở nào có thể chịu được”. Theo ông, đối với việc xây mới, giải pháp quan trọng là lựa chọn địa điểm để tránh được lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
“Hiện nay, chúng ta đã có bản đồ về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, nhưng tỉ lệ không cao, khoảng 1/20.000 hoặc 1/50.000, xã chỉ là một chấm nhỏ, vấn đề làm sao là phải đưa ra tỉ lệ 1/500. Chúng tôi sẽ phối hợp cùng các chuyên gia để chuyển tỉ lệ này về 1/500 thì khi đó chúng ta mới quản lý được”, Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho hay.

Còn đối với những công trình đã xây dựng, ông cho rằng, một là rà soát để di dời, lựa chọn địa điểm khác; hai là cần có hướng dẫn. Bộ Xây dựng đang phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, có hướng dẫn cụ thể để người dân có thể nhận được cảnh báo.

“Đối với lũ quét, sạt lở đất, người dân nên nhận được những chỉ dẫn rất đơn giản về vấn đề địa chất, trung văn… trong bán kính khoảng 500 m. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ khác tiến hành việc này”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói.

Giá nhà ở còn cao so với thu nhập người dân

Thông tin về giá nhà ở còn cao so với thu nhập người dân, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, hiện đã có một loạt giải pháp. Trước hết, với nhà xã hội có khung giá từ 15 đến 20 triệu đồng/m2 và đã có đầy đủ cơ chế chính sách, vấn đề là đẩy nhanh các dự án để thực hiện nguồn cung này.

Tiếp theo là Bộ Xây dựng có đề xuất chính sách nhà ở thương mại giá rẻ với mức từ 20-28 triệu đồng/m2, diện tích dưới 45m2 tạo nguồn cung cho loại nhà phân khúc tầm trung vừa mức hộ gia đình mua được. Với nhà ở thương mại thông thường giá từ 30-45 triệu đồng/m2 thì do thị trường quyết định.

Với loại hình này, theo Thứ trưởng Lê Quang Hùng cách giải quyết là đảm bảo nguồn cung và minh bạch thông tin. Theo đó, làm sao thông tin được thực hiện từ nhà đầu tư đến người mua, qua đó tránh khâu trung gian, môi giới, đầu cơ.

Gia Gia

Tin bài khác
Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc

Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc

Bệnh nhân đang đổ về khu vực ASEAN để tìm kiếm các phương pháp điều trị y tế thay thế, chất lượng cao, trong khi các công ty dược phẩm sinh học đang mở rộng sang những thị trường mới nổi.
Bình Dương sẽ sớm có cơ chế hỗ trợ dự án đầu tư nhà ở xã hội

Bình Dương sẽ sớm có cơ chế hỗ trợ dự án đầu tư nhà ở xã hội

Tỉnh Bình Dương sẽ kích thích thị trường và khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Nghệ An sẽ tổ chức “Lễ hội du lịch và ẩm thực Sen”

Nghệ An sẽ tổ chức “Lễ hội du lịch và ẩm thực Sen”

UBND tỉnh Nghệ An vừa giao cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh chủ trì, phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (Bộ VHTT&DL) để tổ chức “Lễ hội Du lịch và ẩm thực Sen”…
Vì sao Hà Tĩnh đề xuất chưa sắp xếp thị xã Hồng Lĩnh?

Vì sao Hà Tĩnh đề xuất chưa sắp xếp thị xã Hồng Lĩnh?

Việc sắp xếp thị xã Hồng Lĩnh sẽ gây khó khăn trong bố trí và thực hiện các chính sách liên quan cho cán bộ, công chức, người lao động dôi dư do Hà Tĩnh dự kiến sắp xếp và giảm một đơn vị hành chính cấp huyện.
Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước

Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước

Hiện tại, Nga đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc trong thương mại do các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự cô lập khỏi các thị trường toàn cầu.
Điều hành chính sách tiền tệ 9 tháng đầu năm: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ 9 tháng đầu năm: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Ngày 17/10, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo thông tin về một số kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 9 tháng đầu năm. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.
Việt Nam trong công cuộc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu

Việt Nam trong công cuộc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu

Việc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng là cơ hội lớn để Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển bền vững và sâu rộng hơn trong nền kinh tế toàn cầu.
Bán điện mặt trời mái nhà cho tổ chức, cá nhân ngoài EVN sẽ được xem là vi phạm pháp luật

Bán điện mặt trời mái nhà cho tổ chức, cá nhân ngoài EVN sẽ được xem là vi phạm pháp luật

Dự thảo mới của Bộ Công Thương quy định Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị mua duy nhất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất và tự tiêu thụ.
Phú Thọ: Tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt trên 23 tỷ đô la

Phú Thọ: Tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt trên 23 tỷ đô la

Theo số liệu từ Chi Cục Hải quan Phú Thọ, trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đạt trên 23 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm hỏi và trao quà cho ngư dân Cà Mau

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm hỏi và trao quà cho ngư dân Cà Mau

Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ và chính quyền địa phương luôn đồng hành, tạo điều kiện để ngư dân an tâm khai thác biển và chuyển đổi nghề phù hợp.
Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái

Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái

Theo Morgan Stanley, nền kinh tế Mỹ dường như đang trên đà tăng trưởng, nhưng có hai yếu tố có thể phá vỡ dự báo không suy thoái của Phố Wall.
Lào Cai tiếp tục cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất

Lào Cai tiếp tục cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất

Lào Cai cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ có thể gây tác động đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân.
Bình Dương sắp thí điểm xây dựng hai khu thương mại tự do

Bình Dương sắp thí điểm xây dựng hai khu thương mại tự do

Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, triển khai các khu thương mại tự do tại Dĩ An và Bàu Bàng sẽ tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Hội thảo khoa học “Doanh nghiệp và Trường Đại học Kinh tế Nghệ An hợp tác cùng phát triển”

Hội thảo khoa học “Doanh nghiệp và Trường Đại học Kinh tế Nghệ An hợp tác cùng phát triển”

Hội thảo được tổ chức để tìm kiếm giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cả hai bên; góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Lãnh đạo Hồng Kông (Trung Quốc) công bố biện pháp nhằm giải quyết khủng hoảng nhà ở

Lãnh đạo Hồng Kông (Trung Quốc) công bố biện pháp nhằm giải quyết khủng hoảng nhà ở

Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông đã công bố các biện pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở của thành phố, và gọi đây là “vấn đề được công chúng đặc biệt quan tâm”.