Thứ ba 08/04/2025 01:34
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hơn 2.400 doanh nghiệp thành lập mới tại Thanh Hóa: Bước tiến trong phát triển kinh tế địa phương

28/10/2024 16:23
Trong 9 tháng năm 2024 trên địa bàn Thanh Hóa có hơn 2.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 22,51% so với cùng kỳ.

Thời gian gần đây, tỉnh Thanh Hóa đang chủ động triển khai nhiều biện pháp và chương trình hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu thành lập doanh nghiệp mới, nhằm góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành điểm sáng trong phong trào khởi nghiệp, sáng tạo và phát triển doanh nghiệp (DN) trên cả nước.

Thống kê cụ thể từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cho biết, 9 tháng năm 2024, trên địa bàn tỉnh có hơn 2.400 DN đăng ký thành lập mới, đạt 80,37% kế hoạch, tăng 22,51% so với cùng kỳ; vốn điều lệ đăng ký đạt gần 18.500 tỷ đồng, tăng 43,5% so với cùng kỳ, vốn điều lệ đăng ký bình quân đạt 7,64 tỷ đồng/DN.

Hơn 2.400 doanh nghiệp thành lập mới tại Thanh Hóa: Bước tiến trong phát triển kinh tế địa phương
Thanh Hóa đứng thứ 8 cả nước về số lượng doanh nghiệp mới thành lập năm 2024.

Số DN thành lập mới của tỉnh trong 9 tháng năm 2024 đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ. Một số địa phương có số DN thành lập mới đạt cao so với kế hoạch là Như Xuân đạt 180%, Thường Xuân đạt 173,3%, Thiệu Hóa 156,4%, Triệu Sơn 126,7%, Nông Cống 124,6%, Bá Thước 110%.

Đây là kết quả có được từ nỗ lực của tỉnh Thanh Hóa và ngành chức năng. Nhiều huyện đã xây dựng các chính sách cụ thể hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp. Nhất là đầu tư mạnh vào hạ tầng sản xuất, kinh doanh như cụm công nghiệp tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng thuê mặt bằng.

Cụ thể, tại Nghi Sơn, trong 6 tháng đầu năm 2024, Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đã cấp mới 7 dự án đầu tư ở trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký đầu tư là 410 tỷ đồng và 5 triệu USD, đồng thời đăng ký điều chỉnh 48 lượt dự án tăng vốn đầu tư.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Ban đẩy mạnh thực hiện quyết liệt, hiện Ban có 60 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết, trong đó 58/60 TTHC tiếp nhận và giải quyết dịch vụ công trực tuyến; 39/60 TTHC cắt giảm thời gian giải quyết so với quy định. Từ đầu năm đến nay, Ban đã tổ chức tiếp nhận 263 hồ sơ giải quyết TTHC, trong đó: giải quyết sớm, đúng hạn 236 hồ sơ, đang giải quyết 27 hồ sơ; tiếp nhận và xử lý 5.625 văn bản đến, ban hành 2.250 văn bản đi đúng quy định của pháp luật.

Công tác quản lý, vận hành hệ thống mạng và ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được quan tâm thực hiện, đáp ứng kịp thời nhu cầu tra cứu thông tin và hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ban. Việc khai thác các phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả tốt, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính gắn với tổ chức thực hiện chuyển đổi số.

Nhiều địa phương khác cũng có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận pháp lý, tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng. Những biện pháp này đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp

Dù vậy, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có quy mô DN nhỏ, tỷ lệ DN phát triển bền vững thấp và mất cân đối về lĩnh vực, vùng miền; một số địa phương phát triển DN theo phong trào dẫn đến hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh chưa cao... Nhiều địa phương kế hoạch giao thành lập mới doanh nghiệp quá lớn khiến địa phương đã “nỗ lực” để gia tăng số doanh nghiệp bằng mọi giá trong khi bản thân doanh nghiệp chưa đủ nội lực để tồn tại, dẫn đến việc có những doanh nghiệp chỉ ra đời trên giấy hoặc tuyên bố phá sản sau thời gian rất ngắn. Kết quả này đã khiến những biện pháp hỗ trợ ban đầu của địa phương vô tình trở thành “mồi nhử” kích thích doanh nghiệp khởi nghiệp, nhưng lại không đảm bảo lâu dài.

Để các doanh nghiệp có thể tồn tại và hoạt động hiệu qủa thì sự hỗ trợ đúng mức và lâu dài từ phía chính quyền, các cơ quan chức năng có vai trò hết sức quan trọng. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn về nguồn lực đất đai, tài chính và mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, Thanh Hóa cũng sẽ tiếp tục tập trung cải cách thủ tục hành chính và phối hợp với Thanh tra tỉnh để chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra trên địa bàn. Tuy nhiên, để thuận lợi cho DN, rất cần sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ngành và địa phương nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng và hiệu quả.

Các ngành chức năng và các địa phương phải có biện pháp hỗ trợ phù hợp, đồng hành lâu dài, tháo gỡ khó khăn, để doanh nghiệp phát triển bền vững.

Tin bài khác
Giải pháp chiến lược đặc biệt để tạo đột phá phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Giải pháp chiến lược đặc biệt để tạo đột phá phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Cùng với tiến trình Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân nước ta đã không ngừng phát triển và có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, hơn lúc nào hết, cần được khơi dậy, cởi bỏ các rào cản để phát triển mạnh mẽ, hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước...
“Khơi thông” động lực khoa học công nghệ và kinh tế số giúp Việt Nam phát triển bền vững

“Khơi thông” động lực khoa học công nghệ và kinh tế số giúp Việt Nam phát triển bền vững

Việc thúc đẩy khoa học công nghệ và phát triển kinh tế số hiện nay đang đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu.
27 địa phương "ì ạch", Thủ tướng Chính phủ thúc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

27 địa phương "ì ạch", Thủ tướng Chính phủ thúc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần hành động quyết liệt, chủ động tháo gỡ vướng mắc trong quy trình thủ tục đầu tư, đấu thầu, giải phóng mặt bằng và phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công được giao.
Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý I/2025 lên 7,7%

Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý I/2025 lên 7,7%

Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý I/2025 lên mức 7,7%, nhích nhẹ so với quý IV/2024 (7,6%).
Chỉ thị số 10/CT-TTg: Động lực mới cho khối DN nhỏ và vừa

Chỉ thị số 10/CT-TTg: Động lực mới cho khối DN nhỏ và vừa

Cùng với việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chỉ thị số 10/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/3/2025 được đánh giá là bước đi kịp thời trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn đang "loay hoay" với nhiều thách thức về vốn, thị trường và năng lực cạnh tranh.
Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Chiều 4/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã họp với các hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan ngoại giao để bàn về các giải pháp xử lý vấn đề thuế quan với Hoa Kỳ.
Bộ Công Thương ra kế hoạch ứng phó với biến động thương mại toàn cầu

Bộ Công Thương ra kế hoạch ứng phó với biến động thương mại toàn cầu

Kế hoạch phát triển của ngành Công Thương năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen, kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức.
Việt Nam sẽ đàm phán với Mỹ để tìm tiếng nói chung về thuế quan

Việt Nam sẽ đàm phán với Mỹ để tìm tiếng nói chung về thuế quan

Việt Nam đang khẩn trương chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với Mỹ sau khi nước này áp mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam – một động thái được đánh giá là nghiêm trọng và gây lo ngại trong bối cảnh hai nước vốn có mối quan hệ kinh tế mang tính bổ trợ, không cạnh tranh trực tiếp.
Ô tô sản xuất trông nước được gia hạn nộp thuế đến cuối năm 2025

Ô tô sản xuất trông nước được gia hạn nộp thuế đến cuối năm 2025

Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác đến 20-11-2025, giúp hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Kinh tế tư nhân - Động lực phát triển kinh tế và những đổi mới cần thiết

Kinh tế tư nhân - Động lực phát triển kinh tế và những đổi mới cần thiết

Nhìn lại quá trình phát triển của kinh tế tư nhân tại Việt Nam, từ chỗ không được thừa nhận trong nền kinh tế, đến năm 1986 được chính thức ghi nhận, và nay được định hướng là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.
Nhiều động lực để thu ngân sách Nhà nước quý I tăng 29,3% so với cùng kỳ 2024

Nhiều động lực để thu ngân sách Nhà nước quý I tăng 29,3% so với cùng kỳ 2024

Bên cạnh yếu tố tích cực từ tăng trưởng kinh tế, kết quả thu ngân sách Nhà nước còn được hỗ trợ mạnh mẽ nhờ vào việc triển khai đồng bộ các giải pháp của cơ quan thuế.
Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Ngay sau khi Mỹ ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đang tiếp tục tìm kiếm các giải pháp trước mắt với thuế quan của Mỹ, trong đó mục tiêu quan trọng là hướng đến cân bằng thương mại theo hướng phát triển bền vững.
Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Rạng sáng 3/4 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế đối ứng sẽ áp dụng với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức thuế cao nhất 46%.
Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.