Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị. |
Hội nghị bàn tròn đã tập trung vào chủ đề ứng dụng trợ lý ảo, nhấn mạnh tiềm năng hợp tác chặt chẽ hơn và phát triển các giải pháp sáng tạo, liên ngành; thảo luận chiến lược, chia sẻ tầm nhìn về tương lai của công nghệ số, vai trò của trợ lý ảo trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực quản trị quốc gia, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững; trao đổi quan điểm, tăng cường hợp tác và thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các bên liên quan toàn cầu.
Tại sự kiện này, các đại biểu đã có nhiều bài phát biểu tâm huyết, chia sẻ về trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo cũng như những kiến thức về nâng cao nhận thức, năng lực phòng, chống tin giả, kỹ năng số, bảo mật thông tin, những cơ hội và thách thức trước sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của công nghệ số. Các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước đã cùng chia sẻ về tiềm năng ứng dụng trợ lý ảo tại khu vực công, cách tiếp cận về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hợp tác mạnh mẽ ứng dụng AI, trợ lý ảo – công cụ AI đắc lực trong thời đại số…
Thứ trưởng Bộ TT&TT - ông Phan Tâm điều hành phiên thảo luận bàn tròn về ứng dụng trợ lý ảo. |
Nhấn mạnh tầm quan trọng của AI, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: Trợ lý ảo có thể là ứng dụng quan trọng của AI, có thể là trợ lý ảo cá nhân cho mỗi người, hay trợ lý riêng cho mỗi tổ chức. Đồng thời, khẳng định AI không thay thế con người mà giữ vai trò hỗ trợ, trao thêm quyền năng cho con người. Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức phải phát triển trợ lý ảo của riêng mình, từ dữ liệu và kiến thức của mình và phục vụ cho mục đích riêng của mình.Trợ lý ảo giúp mỗi chúng ta làm việc của mình tốt hơn, giúp chúng ta được giải phóng khỏi những việc không có tính sáng tạo, nhưng tốn nhiều công sức và thời gian, để con người tập trung vào việc tốt nhất của mình là sáng tạo.
Phó Ban Thư ký Asean: Chúng ta cần phải có chiến lược hợp tác an ninh mạng tạo môi trường số an toàn lành mạnh, công nghệ nhân tạo sẽ là nơi chia sẻ niềm tin tăng cường tính sáng tạo, ứng dụng tại Asean. |
Chia sẻ với đại biểu quốc tế về quan điểm, định hướng của Việt Nam trong phát triển trợ lý ảo, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: Đó là tách biệt vai trò của hãng công nghệ và người dùng trong phát triển trợ lý ảo, trong đó hãng công nghệ cung cấp nền tảng, công cụ AI để huấn luyện trợ lý ảo, còn người dùng nhập dữ liệu, tri thức của mình và đào tạo trợ lý ảo. AI nguồn mở là cách phát triển bền vững, bởi nguồn mở tạo ra sự tin cậy, giúp thúc đẩy sự phát triển toàn cầu.
Bộ trưởng Úc cho rằng, là Chính phủ đầu tiên toàn cầu ứng dụng dịch vụ công. Khuyến khích công dân dịch vụ công tự tin thay đổi tiến bộ thúc đẩy sự phát triển. Việc xây dựng đội ngũ tài năng nguồn nhân lực cũng rất quan trọng.
Ban Liên Hợp Quốc đảm bảo môi trường trực tuyến cho trẻ em. Tập trung AI, kỹ thuật số bao trùm. VP do Chính phủ Ấn Độ tài trợ hoàn toàn, mong muốn hợp tác không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác. |
Bà Courtney Beale, đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết: Chính phủ Mỹ cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp Việt và các bên liên quan trên toàn cầu, cho phép trao đổi chuyên môn và nguồn lực thúc đẩy đổi mới. Trợ lý ảo có tiềm năng to lớn trong việc nâng cao các giải pháp của khu vực công và tư nhân. Bằng cách hợp tác, các bên có thể đảm bảo các công nghệ này được triển khai một cách toàn diện, có đạo đức và an toàn.
Đối với những thách thức đi kèm khi ứng dụng công nghệ AI và trợ lý ảo, Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam giải quyết các bài toán thông qua sáng kiến xây dựng năng lực, chia sẻ ứng dụng thực tiễn và xây dựng chính sách cân bằng giữa đổi mới và bảo vệ quyền riêng tư cũng như bảo mật dữ liệu.
Ảnh toàn cảnh hội nghị. |
Còn ông San Lwin, Phó Tổng Thư ký, Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN cho hay, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống, mang đến cả cơ hội và thách thức. Trọng tâm của cuộc cách mạng lần này là công nghệ AI. ASEAN ghi nhận đóng góp của Việt Nam, dựa trên những ứng dụng mà Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng trong chuyển đổi số vào thành công chung của khối.
Cũng tại phiên thảo luận, đại diện điều phối Liên Hợp Quốc (UN) tại Việt Nam, bà Pauline Tamesis hoan nghênh việc Việt Nam đã áp dụng khuyến nghị Đạo đức AI do UNESCO ban hành năm 2021 và đánh giá: “Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để tận dụng tiềm năng chuyển đổi của nền kinh tế số nhờ tỷ lệ thâm nhập Internet cao và ngày càng tăng, tỷ lệ dân số trẻ lớn và nền kinh tế số đang bùng nổ”.