Thứ sáu 18/10/2024 15:46
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan kinh tế hợp tác, hợp tác xã

13/12/2020 08:20
Kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội của Việt Nam. Tuy số lượng tăng nhưng các HTX cũng đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, kể cả các chính sách hỗ trợ trong dịch Covid-19
aa

Hợp tác xã có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội

Năm 2020, cả nước có 26.100 HTX, thu hút gần 6,1 triệu thành viên, tạo việc làm cho 1,133 triệu người.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực kinh tế HTX những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng, xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế hợp tác, HTX hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; tạo việc làm; tăng thu nhập; xóa đói giảm nghèo cho các thành viên; góp phần xây dựng nông thôn mới; bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội của nước ta, nhất là từ khi Luật Hợp tác xã 2012 được ban hành, tư duy về mô hình HTX kiểu mới với hạt nhân là “hợp tác” đã bước đầu thành công, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường. Thời gian qua, dù tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều bất ổn, ngân sách hạn hẹp, nhưng khu vực kinh tế tập thể vẫn hoạt động khá ổn định.

“Số lượng HTX tăng dần theo từng năm, phát triển khá đồng đều trên khắp các vùng miền, chất lượng hoạt động được nâng lên. Năm 2020, cả nước có 26.100 HTX, thu hút gần 6,1 triệu thành viên, tạo việc làm cho 1,133 triệu người”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Theo Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, tại nhiều quốc gia trên thế giới, HTX là thể chế không thể thiếu, góp phần vào sự phát triển hài hoà về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa; là tất yếu đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể, đặc biệt ở các vùng nông thôn, nơi các tập đoàn, công ty lớn không muốn đầu tư, phát triển. Tại Việt Nam, phát triển kinh tế tập thể luôn là mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Chính phủ nhằm hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Khó khăn, thách thức đi kèm

Đánh giá cao sự phát triển của kinh tế hợp tác trong thời gian qua, nhưng Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng chỉ ra một số hạn chế bất cập của khu vực kinh tế này, như tốc độ tăng trưởng còn thấp so với các khu vực kinh tế khác, tỉ lệ đóng góp vào GDP chưa đáp ứng yêu cầu. Số lượng HTX tuy tăng nhưng số lượng thành viên có xu hướng giảm. Sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức kinh tế hợp tác, HTX với nhau và với các loại hình kinh tế khác còn yếu.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định, bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực kinh tế hợp tác phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều hạn chế, khó khăn, như tốc độ tăng trưởng chậm, thiếu ổn định; năng lực nội tại của các HTX còn yếu, chủ yếu dựa vào vốn tự có, chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng; sự liên kết, hợp tác chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp; vai trò của liên hiệp HTX chưa được phát huy.

Là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế tập thể, đến nay, Sơn La đã có trên 660 HTX, thu hút 29.750 thành viên, với tổng vốn hoạt động khoảng 3.400 tỷ đồng, thu nhập bình quân của thành viên đạt 48 triệu đồng/năm. Nhờ có HTX, sản phẩm cây ăn quả, rau an toàn của Sơn La không chỉ vào được các siêu thị lớn trong nước, mà còn xuất khẩu hàng chục ngàn tấn mỗi năm.

Lãnh đạo tỉnh Sơn La cho rằng, quy mô sản xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp tuy tăng mạnh, song vẫn còn nhỏ bé; liên kết với doanh nghiệp còn nhiều lúng túng; nguồn vốn hoạt động rất mỏng, trong khi tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng rất hạn chế. Một trong những hạn chế nhất hiện nay là đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn thiếu và yếu, trình độ hạn chế, công tác quản lý thiếu chuyên nghiệp; lao động thiếu kỹ năng nên hiệu quả hoạt động và chất lượng của HTX chưa cao.

Theo lãnh đạo tỉnh Sơn La, HTX gặp sức ép cạnh tranh gay gắt trong điều kiện vốn ít, còn non trẻ về kinh nghiệm quản lý, thương trường, thiếu hiểu biết về nhu cầu, thị hiếu, hệ thống phân phối, kinh doanh trên thị trường. Sự liên kết giữa HTX với nhau và với doanh nghiệp còn rất hạn chế, làm tăng nguy cơ chịu rủi ro đối với HTX.

Từ thực tế của HTX, bà Lê Thị Hương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc HTX Nông nghiệp Nhân Lý (tỉnh Vĩnh Phúc) cũng cho biết dù HTX này tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động nhưng các chính sách hỗ trợ HTX hiện nay vẫn còn hạn hẹp. Đáng chú ý, trong thời điểm dịch Covid-19 vừa qua, HTX chỉ được vay vốn hơn 10 triệu đồng, dựa trên số lượng người được đóng BHXH, trong khi các doanh nghiệp được vay vốn nhiều hơn.

"Sắp tới phải có chính sách riêng cho HTX trong ngành nông nghiệp. Cứ chung chung thế này thì toàn bộ HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng sẽ thiệt thòi mãi, có chính sách nhưng không được hưởng", bà Hương kiến nghị.

Bà Đỗ Thị Hiệp, Giám đốc HTX Chè Tân Hương (tỉnh Thái Nguyên), cũng cho biết, các khó khăn lớn của HTX này là chưa có đất để xây dựng trụ sở và nhà xưởng ổn định; chưa tiêu thụ được hết sản phẩm cho thành viên và không có tài sản để thế chấp vay vốn từ ngân hàng. Chính vì vậy, bà Hiệp đề nghị Chính phủ, bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện để HTX được vay các nguồn vốn với lãi suất thấp và bằng tín chấp.

Hoàn thiện văn bản pháp luật về cơ chế, chính sách

Trong tham luận gửi đến Diễn đàn Kinh tế hợp tác, HTX với chủ đề "Liên kết, hợp tác cùng phát triển - Xu hướng hội nhập quốc tế và thời đại cách mạng công nghiệp 4.0", Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng nhìn nhận quá trình triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX vẫn còn một số khó khăn.

Theo đó, nhiều HTX còn hạn chế trong quản trị, điều hành, năng lực tổ chức quản lý hoạt động, quản lý vốn; thiếu công khai, minh bạch, thực hiện chưa đúng quy định về quản lý tài chính, kế toán, không tuân thủ các nguyên tắc của Luật HTX 2012, chưa chuyển đổi hoặc chỉ chuyển đổi về mặt hình thức... nên thiếu cơ sở pháp lý để vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của HTX còn thấp, số lượng dịch vụ ít, chất lượng dịch vụ chưa cao. Việc sản xuất hàng hóa chưa gắn với thị trường tiêu thụ, dẫn tới chưa xây dựng được phương án sản xuất, kinh doanh khả thi khi tiếp cận vốn vay tại các tổ chức tín dụng.

Hiệu quả hoạt động của HTX còn thấp, số lượng dịch vụ ít, chất lượng dịch vụ chưa cao.
Hiệu quả hoạt động của HTX còn thấp, số lượng dịch vụ ít, chất lượng dịch vụ chưa cao.

NHNN cũng chỉ ra rằng một số HTX sử dụng không hiệu quả nguồn vốn vay, sử dụng sai mục đích, nợ quá hạn kéo dài, có tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước. Trong khi đó, hoạt động của hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân cũng bộc lộ các bất cập như hoạt động chưa đúng tôn chỉ, mục đích, chạy theo lợi nhuận, chưa hỗ trợ các hành viên phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao đời sống, dẫn đến yếu kém.

Về các giải pháp hỗ trợ HTX thời gian tới, NHNN kiến nghị tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện văn bản pháp luật về cơ chế, chính sách, trong đó có Nghị định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX Trung ương và Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX địa phương, tạo điều kiện hỗ trợ cho các HTX tiếp cận vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.

"Ưu tiên bố trí và lồng ghép các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ HTX", đại diện NHNN cho hay.

Chủ trì diễn đàn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định kinh tế tập thể là một trong 4 thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam. Phát triển kinh tế tập thể phù hợp với quy luật khách quan, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, xu hướng phát triển và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

"Kinh tế tập thể, HTX cũng cần tiếp thu kinh nghiệm, ứng dụng linh hoạt, hiệu quả mô hình thành công trong nước và quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh", Phó Thủ tướng yêu cầu và cho biết mục tiêu đến cuối năm 2025 sẽ thành lập mới 10.000 tổ chức kinh tế tập thể, bao gồm HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác; thu hút khoảng 8 triệu thành viên tham gia vào các tổ chức kinh tế tập thể. Trong đó, xây dựng 3.000 mô hình tổ chức kinh tế tập thể ứng dụng công nghệ cao, có sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững.

Sau khi lắng nghe kiến nghị của đại diện các HTX, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện về pháp lý, cơ chế chính sách liên quan kinh tế tập thể, HTX; tháo gỡ rào cản, quy định nhằm nâng cao khả năng huy động và tiếp cận vốn, nguồn lực cho các HTX. Tạo điều kiện cho HTX tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. "Xây dựng mô hình HTX và tổng kết mô hình HTX hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, chương trình OCOP; mô hình HTX quy mô cấp tỉnh, cấp vùng miền, cấp quốc gia theo ngành hàng", Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Bảo Bảo

Tin bài khác
Thị trường chứng khoán 17/10: VN-Index bứt phá ấn tượng lên ngưỡng 1.270 điểm

Thị trường chứng khoán 17/10: VN-Index bứt phá ấn tượng lên ngưỡng 1.270 điểm

thị trường chứng khoán hôm nay chứng kiến sự bứt phá ấn tượng của VN-Index, nhờ vào dòng tiền mạnh mẽ đổ vào nhóm cổ phiếu bất động sản.
Bà nội trợ kiếm hơn 6,5 tỷ đồng/năm từ công việc online ít người biết đến

Bà nội trợ kiếm hơn 6,5 tỷ đồng/năm từ công việc online ít người biết đến

Với công việc trợ lý ảo, bà nội trợ Catherine Gladwyn vừa có thể kiếm thêm thu nhập, mà vẫn đủ thời gian chăm sóc sức khỏe và gia đình.
Áp lực đáo hạn trái phiếu trong quý IV ở mức cao nhất năm 2024

Áp lực đáo hạn trái phiếu trong quý IV ở mức cao nhất năm 2024

Quý IV/2024 được dự đoán là thời điểm có giá trị đáo hạn trái phiếu lớn nhất trong năm, với tổng giá trị trái phiếu đáo hạn chiếm khoảng 42% toàn bộ năm.
Thị trường chứng khoán 15/10: Giao dịch tẻ nhạt, VN-Index lùi về gần 1.280 điểm

Thị trường chứng khoán 15/10: Giao dịch tẻ nhạt, VN-Index lùi về gần 1.280 điểm

Ngày giao dịch hôm nay trên sàn chứng khoán Việt Nam diễn ra tẻ nhạt, với dòng tiền luân chuyển yếu và lực bán gia tăng, nhất là vào cuối phiên.
Thị trường chứng khoán 14/10: Giao dịch biến động, VN-Index về mức 1,286.34 điểm

Thị trường chứng khoán 14/10: Giao dịch biến động, VN-Index về mức 1,286.34 điểm

Thị trường chứng khoán hôm nay 14/10, trải qua một phiên giao dịch biến động, với VN-Index giảm 2.05 điểm xuống 1,286.34 điểm (-0.16%) và HNX-Index giảm 0.65 điểm.
Chứng khoán tháng 10: Kịch bản tăng trưởng và tâm điểm đầu tư

Chứng khoán tháng 10: Kịch bản tăng trưởng và tâm điểm đầu tư

Tháng 10/2024, các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam chuẩn bị cho giai đoạn biến động. Theo Chứng khoán Tiên Phong (TPS), VN-Index đang đối mặt với kháng.
Thị Trường chứng khoán 11/10: VN-Index khôi phục sắc xanh nhờ nhóm bất động sản

Thị Trường chứng khoán 11/10: VN-Index khôi phục sắc xanh nhờ nhóm bất động sản

Thị trường chứng khoán ngày 11/10, VN-Index tăng 2.03 điểm (0.16%) lên 1,288.39 điểm, trong khi HNX-Index tăng 0.08 điểm (0.03%) đạt 231.37 điểm, cho thấy sức .
Thị trường chứng khoán 10/10: FPT và  MSN giúp VN-Index giữa bối cảnh phân hóa

Thị trường chứng khoán 10/10: FPT và MSN giúp VN-Index giữa bối cảnh phân hóa

Thị trường chứng khoán hôm nay, VN-Index ghi nhận sự phân hóa mạnh mẽ. Trong bối cảnh này, hai cổ phiếu lớn FPT và MSN đã giữ vững sắc xanh cho chỉ số.
Thị trường chứng khoán 9/10: Sắc xanh trở lại, VN-Index tăng gần 10 điểm

Thị trường chứng khoán 9/10: Sắc xanh trở lại, VN-Index tăng gần 10 điểm

Phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán ghi nhận tín hiệu tích cực, VN-Index tăng 9.87 điểm (0.78%) lên 1,281.85 điểm.
Đà Nẵng: Cả 2 chi nhánh SJC đóng cửa tạm ngừng giao dịch

Đà Nẵng: Cả 2 chi nhánh SJC đóng cửa tạm ngừng giao dịch

Ngày 8/10, cả 2 chi nhánh SJC tại Đà Nẵng vẫn đóng cửa. Phía ngoài cửa hàng dán bảng tạm ngưng giao dịch khiến người dân gặp khó khi muốn giao dịch vàng.
Thị trường chứng khoán 8/10: VN-Index tăng nhẹ ở mức 2,05 điểm

Thị trường chứng khoán 8/10: VN-Index tăng nhẹ ở mức 2,05 điểm

Phiên giao dịch ngày 8/10 trên thị trường chứng khoán diễn ra phức tạp, với sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm cổ phiếu, đặc biệt là nhóm ngân hàng.
Thị trường chứng khoán 7/10: VN-Index giảm xuống dưới 1.270 điểm

Thị trường chứng khoán 7/10: VN-Index giảm xuống dưới 1.270 điểm

Trong phiên đầu tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự điều chỉnh nhẹ, VN-Index giảm 0,67 điểm (-0,05%) xuống 1.269,93 điểm, trong khi HNX-Index.
Giới trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam đang cách mạng hóa ngành cà phê

Giới trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam đang cách mạng hóa ngành cà phê

Việc kinh doanh quán cà phê hiện đang là một xu hướng cho giới trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam. Nhiều bạn trẻ đang cùng những tách cà phê espresso thách thức kỳ vọng của gia đình về một công việc ổn định.
Thợ làm tóc trở thành CEO của đế chế làm đẹp triệu USD

Thợ làm tóc trở thành CEO của đế chế làm đẹp triệu USD

Sess Lee Cannon là chủ tiệm làm tóc Flourish Curls tại Arlington, Texas (Mỹ). Chỉ trong năm ngoái, doanh nghiệp của cô đã đạt mức doanh thu 1,1 triệu USD.
Chứng khoán 4/10: VN-Index lao dốc, nhóm ngân hàng không còn là bệ đỡ

Chứng khoán 4/10: VN-Index lao dốc, nhóm ngân hàng không còn là bệ đỡ

Trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index giảm mạnh 7,5 điểm (-0,59%) khi nhóm cổ phiếu ngân hàng mất khả năng chống đỡ. Dòng tiền rút lui mạnh, buộc bên bán.