Thứ tư 02/07/2025 02:07
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hòa Bình: Phát triển bền vững nguồn nguyên liệu mía ăn tươi phục vụ chế biến, xuất khẩu

17/09/2022 11:16
Ngày 15/9, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức họp bàn về phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía ăn tươi phục vụ chế biến, xuất khẩu. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Đến năm 2021, tổng diện tích canh tác mía của tỉnh Hòa Bình là 7.130ha, năng suất bình quân 72 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 513.185 tấn. Trong đó mía ăn tươi đạt 6.053ha (chiếm khoảng 85% diện tích), sản lượng ước đạt trên 430 nghìn tấn. Giai đoạn từ năm 2015 đến nay, diện tích mía ăn tươi hàng năm khá ổn định, từ 6.000-6.500ha, tuân thủ đúng quy hoạch sản xuất mía do UBND tỉnh đã phê duyệt. Đã hình thành một số vùng sản xuất mía ăn tươi chủ lực, có chất lượng tốt, có thương hiệu tại các huyện Cao Phong, Lạc Sơn…

Về cơ cấu, giống mía ăn tươi gồm 2 loại mía tím và mía trắng. Ngoài tỉnh Hòa Bình, hiện các giống mía này rất ít có ở các tỉnh, thành phía Bắc khác, do vậy việc phát triển những vùng sản xuất tập trung 2 giống mía này trở thành lợi thế của tỉnh Hòa Bình. Từ năm 2013 Cục Sở hữu trí tuệ cấp Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm mía tím Hòa Bình, sản phẩm này thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm nông nghiệp, thương mại trong và ngoài tỉnh. Trong các niên vụ 2020-2021, 2021-2022, giá mía thương phẩm khá ổn định và ở mức cao. Bình quân mỗi ha đem lại 200-250 triệu cho người trồng mía. Thời gian qua, việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của tỉnh trong đó có mía tím là mục tiêu trọng tâm của ngành Nông nghiệp, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án của Tỉnh ủy Hòa Bình và Đề án “Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, ngành khoa học và công nghệ tỉnh đã đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất, thực thi các đề tài, giải pháp nhằm phát triển bền vững mùng mía nguyên liệu ăn tươi, phục vụ chế biến.
Tuy nhiên, việc phát triển chuỗi giá trị sản phẩm mía ăn tươi còn những khó khăn: chất lượng giống mía còn thấp, diện tích mía được chủ động tưới còn thấp, kỹ thuật canh tác mía của nông hộ không đồng bộ, thị trường tiêu thụ trong nước chưa ổn định…
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá về thực trạng, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía ăn tươi trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ khẳng định sản phẩm mía tím ăn tươi có giá trị kinh tế, nếu được định hướng tổ chức sản xuất tốt sẽ mang tại thu nhập cao. Vì vậy đề nghị thời gian tới, cần thúc đẩy việc liên kết chuỗi, thành lập các HTX sản xuất và tiêu thụ mía; đẩy mạnh việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, hỗ trợ đánh giá, chứng nhận, VietGAP, OCOP, an toàn thực phẩm. Chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của các Chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2020-2025 để thực hiện có hiệu quả phát triển vùng nguyên liệu mía ăn tươi. Sở NN&PTNT nghiên cứu cơ cấu vùng trồng, ổn định diện tích, sản lượng, cân đối sản xuất giữa 2 giống mía để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phối hợp với Sở KH&CN, các huyện xem xem quy trình sản xuất, cải tạo chất lượng mía giống. Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX trong tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu trong và ngoài nước. Giao Sở KH&CN rà soát, quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể mía tím Hòa Bình; sử dụng có hiệu quả các nhãn hiệu đã được xác lập, đẩy nhanh tiến độ đề tài nuôi cấy mô đối với sản phẩm mía trắng; chuyển giao nhanh kết quả nghiên cứu đưa ra thực tế sản xuất…Giao Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư, mở cơ sở chế biến, xúc tiến thương mại. Sở Công thương chủ trì, tăng cường công tác quảng bá, xây dựng kênh thị trường trong và ngoài nước thông qua phương thức hội chợ, tiếp thị, quảng cáo, hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao hỗ trợ các địa phương sản xuất sản phẩm mía ăn tươi và thành lập các HTX. Đối với 5 huyện chủ lực tổ chức phát triển vùng nguyên liệu mía, trồng theo định hướng, quy hoạch, tránh ồ ạt.
Đức Phượng – VPĐD Hòa Bình

Bài liên quan
Tin bài khác
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.
TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

Sau khi sáp nhập ba địa phương trọng điểm là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCN) của TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút đầu tư lên tới hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn 2025 - 2030, với cam kết giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo đúng tiến độ.
“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) thu hút hơn 100 tác phẩm dự thi, 6 nhóm hạng mục: Đồ án quy hoạch xây dựng; khu vực đã đầu tư xây dựng; chất lượng môi trường đô thị; quy hoạch nông thôn; ấn phẩm về quy hoạch; tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phát triển đô thị.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc điều chỉnh "Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Một trong những điểm nổi bật nhất trong quyết định này là việc đưa sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch tổng thể, giữ lại sân bay Vũng Tàu hiện hữu và dành quỹ đất đảo Gò Găng để phát triển đô thị, dịch vụ.
Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang vừa ký 3 quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với tổng diện tích 7.045ha, nằm toàn bộ trên địa phận huyện Bình Sơn.
Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam phục hồi mạnh, Bình Dương nổi lên nhờ hạ tầng, quy hoạch, sức cầu mạnh và đề án sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, tạo đà mặt bằng giá mới.