Cụ thể, các huyện: Yên Thủy, Cao Phong, Lạc Thủy, Đà Bắc mỗi huyện 4 sản phẩm; các huyện: Kim Bôi, Lương Sơn, Mai Châu, TP Hòa Bình mỗi đơn vị 3 sản phẩm; huyện Tân Lạc 5 sản phẩm; huyện Lạc Sơn 6 sản phẩm.
Với 39 sản phẩm mới được công nhận năm 2023, đến nay, tỉnh có 153 sản phẩm OCOP (22 sản phẩm 4 sao, 131 sản phẩm 3 sao), trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng 4 sao tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm đặc thù, thế mạnh của tỉnh được khách hàng trong nước và quốc tế tin dùng như: cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, cá sông Đà, nhóm sản phẩm chế biến từ măng nứa, măng bát độ, nhóm dược liệu như cà gai leo, cao xạ đen..., du lịch cộng đồng và thổ cẩm dân tộc.
Để đạt được kết quả đó, tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ các chủ thể chuẩn hóa quy trình và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao tỷ lệ sản phẩm OCOP đạt 4 sao trở lên. Hướng dẫn các chủ thể có sản phẩm được chứng nhận OCOP tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả theo chuỗi, đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Chỉ đạo các huyện, thành phố hỗ trợ chủ thể khắc phục vấn đề về bao bì, nguồn gốc sản phẩm và sở hữu trí tuệ, tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP chất lượng
Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.. Triển khai một số mô hình về bảo tồn và phát huy vai trò của các làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm OCOP. Phát triển các vùng nguyên liệu gắn với chế biến sâu, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP và đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số trong Chương trình OCOP. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát chủ thể về quản lý, phát triển sản phẩm OCOP…
Đức Phượng – VPĐD Hòa Bình