Thứ sáu 09/05/2025 13:44
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hiệp hội Doanh nghiệp Hưng Yên: Lắng nghe - Thấu hiểu - Đồng hành cùng khát vọng phát triển với doanh nghiệp

01/10/2024 22:08
Với sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh, sự hỗ trợ của Hiệp hội doanh nghiệp các cấp; sự nỗ lực, đoàn kết, trí tuệ của đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Hưng Yên đã phát huy những thành tích đã đạt được, vượt qua khó khăn, thử thách, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội DN tỉnh Hưng Yên diễn ra vào chiều ngày 01/10, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên chia sẻ: Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên luôn quan tâm tới cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân thông qua các Hội nghị gặp mặt và đối thoại doanh nghiệp. Tôi rất muốn có nhiều cuộc gặp gỡ đối thoại như thế này nhiều hơn, sẽ tốt hơn. Đây là cơ hội lãnh đạo tỉnh gần gũi chia sẻ, thể hiện tinh thần đóng góp thuận lợi hơn trong đời sống sản xuất kinh doanh của DN nhiều hơn.

Hiện nay, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp (DN) của tỉnh ngày càng khẳng định vai trò, vị thế là lực lượng chủ yếu tạo lập và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh mới, mô hình doanh nghiệp hiện đại, có vai trò quyết định tạo ra chuỗi giá trị mới cho xã hội, thúc đẩy nhanh sự nghiệp CNH - HĐH trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có trên 17.300 doanh nghiệp hoạt động với tổng số vốn đăng ký trên 212.000 tỷ đồng, đã và đang có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách nhà nước, góp phần tích cực giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vietinbank Bắc Hưng Yên
Ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vietinbank Bắc Hưng Yên

Với sự đoàn kết và tinh thần năng động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh, Hưng Yên đã tích cực đổi mới, hội nhập phát triển tạo được những thành tựu bứt phá ấn tượng.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 6,81%, xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xếp thứ 8/11 tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 64,13%; Thương mại, dịch vụ chiếm 28,05%; Nông nghiệp, thủy sản chiếm 7,82%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 31.877,8 tỷ đồng, đạt 45,5% kế hoạch, tăng 11,45% so năm 2023. Tổng thu ngân sách nhà nước đến hết ngày 27/9/2024 là 30.103,4 tỷ đồng, đạt 9,71% dự toán HĐND giao. Cụ thể: Thu nội địa 26.666,2 tỷ đồng, đạt 92,3% dự toán HĐND giao; Nếu trừ thu tiền sử dụng đất đạt 17.966,3 tỷ đồng đạt 155,9% dự toán giao. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: thu được 3.237,2 tỷ đồng, đạt 87,5% dự toán. Tổng chi NSNN đến ngày 25/9/2024 là 12.075,7 tỷ đồng, trong đó: Chi đầu tư phát triển là 6.374 tỷ đồng, đạt 32% kế hoạch; Chi thường xuyên: 5.701,7 tỷ đồng, bằng 63% dự toán được giao.

Phó giám đốc Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc Vũ Hồng Anh
Phó giám đốc Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc Vũ Hồng Anh

Tỉnh Hưng Yên luôn tạo ra những không gian mở, thân thiện, tăng độ tương tác giữa chính quyền và người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp. Nhằm tạo điều kiện, phát huy vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp, tỉnh đã thực hiện đồng bộ, toàn diện nhiều chủ trương, chính sách trong thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân nhằm giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án cũng như trong sản xuất, kinh doanh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng then chốt.

Đồng hành, hỗ trợ, liên kết, phát triển

Dưới góc độ là một doanh nghiệp, tại buổi lễ, đại diện Công ty CP đầu tư và phát triển Thái Dương đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp về những vấn đề pháp lý hỗ trợ để doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới như: Các cơ quan nhà nước và hiệp hội doanh nghiệp cần đẩy mạnh các chương trình tư vấn pháp lý, cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật mới và cung cấp hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính: Việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ cần được thực hiện thông qua các quy trình đơn giản, minh bạch và nhanh chóng. Đặc biệt, các thủ tục về thuế, tài chính, lao động và đầu tư cần được đơn giản hóa để doanh nghiệp dễ dàng thực hiện.

Đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà nước: Các chính sách pháp lý cần có sự phản hồi từ doanh nghiệp để đảm bảo tính thực tiễn và khả năng áp dụng trong từng ngành nghề, khu vực.

Ảnh toàn cảnh
Toàn cảnh sự kiện

Chuyển đổi xanh – Số hóa: Cơ quan chức năng phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu phương án sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, EVFTA, ,… nhằm giảm thiểu các tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đối với doanh nghiệp trên đìa bàn và đánh giá các mặt mạnh, yếu của Việt Nam về pháp lý để hỗ trợ Hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc việc nắm vững các chính sách pháp lý liên quan đến chuyển đổi số và môi trường sẽ giúp doanh nghiệp vừa tăng cường năng lực cạnh tranh, vừa đóng góp vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

Cũng tại hội nghị, để hỗ trợ đồng hành cùng DN tốt hơn trong lĩnh vực vốn, tài chính, tín dụng, ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vietinbank Bắc Hưng Yên đã đề xuất kiến nghị như: Các chủ doanh nghiệp và lãnh đạo các Ngân hàng nghiên cứu chủ động, ủng hộ các xu hướng, sử dụng các sản phẩm dịch vụ trên kênh số hóa của cả hai bên. Xây dựng lộ trình đào tạo, chia sẻ cho các nhân sự về các công nghệ mới; Chuẩn bị các nguồn lực về tài chính để đầu tư cho công nghệ, môi trường xanh, cập nhật các mô hình quản trị, quản lý mới như: Lean, Agile,…

Theo ông Đức, các chủ doanh nghiệp ở Hưng Yên thì có phần đông là có trụ sở, văn phòng làm việc và các mối quan hệ tại Hà Nội, TP HCM, vì vậy tôi cũng mong muốn và đề xuất có sự gắn kết với Hiệp hội Doanh nghiệp của tỉnh Hưng Yên, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trên cơ sở sự chủ động của các bên Ngân hàng, doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên.

Đối Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên và các Hiệp hội Doanh nghiệp cấp Huyện/Thị Xã tiếp tục và thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề mới về công nghệ và quản trị được đề cập ở trên như: Ứng dụng thực tế của công nghệ AI vào hoạt động quản lý/sản xuất của doanh nghiệp, Các mô hình quản trị Agile – Quản lý linh hoạt, Mô hình quản lý tinh gọn Lean,…

Đề xuất Tỉnh uỷ, UBND và các Sở, Ban, Ngành tiếp tục hoàn thiện các cơ chế về gặp mặt thường xuyên, định kỳ với doanh nghiệp như Cà phê sáng, các hoạt động gắn kết khác tuy quy mô không lớn nhưng diễn ra được thường xuyên. Tiếp tục giới thiệu và kết nối cho các Doanh nghiệp bao gồm cả Ngân hàng các cơ hội kinh doanh gắn với sự phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên.

Phó giám đốc Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc Vũ Hồng Anh chia sẻ: Trong vòng 5 năm nay, chúng tôi liên tục có các gói lãi suất ưu đãi như vậy dành cho DN. Năm 2024 được xem là chương mới của trong lịch sử hoạt động của Ngân hàng Shinhan trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu “Top 10 ngân hàng tại Việt Nam” và “Ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam năm 2030”. Chúng tôi cam kết trong thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục nỗ lực nâng cao năng lực thích ứng, qua đó, phát huy những giá trị khác biệt của mình nhằm mang đến cho khách hàng những giải pháp tài chính toàn diện; Cam kết đồng hành bền vững và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên. Cụ thể trong lĩnh vực tín dụng: Ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì các gói vay với lãi suất ưu việt nhất: vay vốn lưu động bằng VND lãi suất chỉ từ 3.6%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, 4,1%/năm cho kỳ hạn 6 tháng. Vay vốn trung và dài hạn bằng VND (cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực xanh theo định hướng của ngân hàng nhà nước: lãi suất từ 6.5%, thấp hơn lãi suất cho vay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ 1 - 3%. Lãi suất cho vay trung và dài hạn cho các doanh nghiệp có xếp hạng tốt: chỉ từ 7.6%/năm.

Tin bài khác
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã nêu rõ: Nghiêm cấm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân.
Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Tổng bí thư Tô Lâm vừa thay mặt Bộ Chính trị ký Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân với nhiều tư tưởng đột phá.