Hàng nghìn dự án đầu tư công chậm tiến độ, lãng phí
- Kinh doanh
- 09:31 14/09/2018
Bộ KH&ĐT vừa có báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2017. Dù có nhiều biện pháp xử lý nhưng vẫn có tới hàng nghìn dự án đầu tư công chậm, lãng phí và vi phạm quản lý chất lượng, tăng cao hơn so với các năm trước.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, một trong những dự án đầu tư công chậm tiến độ
Đua nhau chậm tiến độ, lãng phí
Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, năm 2017 có tới 1.609 dự án đầu tư công chậm tiến độ, chiếm 3,1% số dự án thực hiện đầu tư. Với các dự án này, chủ đầu tư đều nêu lí do như bố trí vốn không kịp thời, chậm giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, có gần 150 dự án chậm tiến độ do chủ quan; do chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu không đủ năng lực. Số dự án chậm tiến độ này đã tăng gần 150 dự án so với con số của năm 2016.
Ngoài số lượng dự án chậm tiến độ, sau khi kiểm tra hơn 12.800 dự án và đánh giá 18.000 dự án, cơ quan nhà nước còn phát hiện gần 850 dự án gây thất thoát lãng phí. Số lượng dự án lãng phí chỉ được phát hiện khi cơ quan thanh tra, quyết toán, kiểm toán làm việc.
Dù đã qua nhiều bước thẩm định trước khi đầu tư nhưng cơ quan nhà nước phát hiện tới 225 dự án vi phạm quy định thủ tục đầu tư, 22 dự án vi phạm quản lý chất lượng. Có tới gần 300 dự án phải ngừng thực hiện.
Về thực trạng chậm tiến độ, lãng phí của các dự án đầu tư công, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, số liệu trên cho thấy “ngựa vẫn quen đường cũ”, tất cả giải pháp đưa ra cho đầu tư công không có tác dụng.
“Việc đầu tư dàn trải, thất thoát lãng phí vẫn còn lặp lại, chứng tỏ Luật Đầu tư công chưa đi vào cuộc sống. Cơ quan chức năng phải xác minh địa chỉ cụ thể để quy trách nhiệm. Chính phủ yêu cầu quyết liệt có chế tài xử lý việc chậm trễ, lãng phí trong đầu tư công và cần mạnh dạn xử lý những đơn vị sai phạm. Nếu không xử lý nghiêm minh, câu chuyện dự án đầu tư công chậm tiến độ, lãng phí sẽ trở thành bài ca muôn thuở và không bao giờ khắc phục được”, ông Long nhấn mạnh.
Theo ông Long, với dự án lãng phí, có thể mời cơ quan điều tra để tìm nguyên nhân, liệu có việc tham nhũng hay không và quy trách nhiệm rõ ràng.
Nhiều bất cập ở dự án hợp tác công - tư
Ngoài các dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, Bộ KH&ĐT cũng điểm mặt tình hình quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP). Năm 2017, cả nước có 60 dự án đầu tư theo hình thức PPP được triển khai đầu tư, trong đó 52 dự án được kiểm tra, 18 dự án được đánh giá.
Hiện nay có tới 41 cơ quan báo cáo số liệu về dự án PPP nhưng nhiều đơn vị số liệu không đầy đủ, thiếu thông tin về số dự án kiểm tra, đánh giá, số liệu về vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn. “Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước nhiều dự án đầu tư theo hình thức BOT nhiệt điện nhưng không có số liệu báo cáo”, Bộ KH&ĐT nêu ví dụ.
Đề cập khó khăn vướng mắc trong các dự án PPP, Bộ KH&ĐT cho rằng, có nhiều quy định của pháp luật chưa thực sự phù hợp thực tế ví như quy định dự án BOT giao thông do các nhà đầu tư trong nước thực hiện, chưa thu hút được đầu tư nước ngoài. Vị trí trạm thu phí, mức thu phí còn nhiều bất cập, thiếu minh bạch.
“Trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước về tính hiệu quả của dự án như mức lợi nhuận của nhà đầu tư, thời hạn nhà đầu tư được nhà nước nhượng quyền thu phí của người sử dụng dịch vụ, giá sử dụng công trình, dịch vụ công... chưa rõ ràng. Năng lực giám sát về cơ chế thu phí còn yếu, thiếu minh bạch trong quá trình quản lý hợp đồng”, Bộ KH&ĐT đánh giá.
Tổng vốn đầu tư các dự án PPP theo kế hoạch trong năm 2017 đạt hơn 25,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó, hơn 20.400 tỷ đồng vốn vay các ngân hàng thương mại. Vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư chỉ là hơn 5.100 tỷ đồng. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro an toàn hệ thống ngân hàng.
Quỳnh Nga
Tin liên quan
#đường sắt

Giải tán điểm kinh doanh cà phê “xóm đường tàu”, nơi vạn người nô nức… “check-in”
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề nghị TP.Hà Nội giải tán điểm kinh doanh cà phê đường tàu đoạn từ phố Điện Biên Phủ tới Phùng Hưng. Lí do “giải tán” vì tại đây tụ tập rất đông người “xem” tàu chạy và chụp ảnh “check-in” hàng ngày, gây mất an toàn giao thông.

Đường sắt muốn xây trung tâm thương mại: Câu hỏi đất vàng
"Chính cách làm của ngành đường sắt hiện nay đang làm mất đi toàn bộ lợi thế của ngành đường sắt".
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy chính thức trước Tết Âm lịch
Ban Quản lý Dự án Đường sắt (Bộ Giao thông vận tải) vừa có thông cáo về kế hoạch vận hành chở khách của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử toàn tuyến vào tháng 9
Dự kiến từ ngày 20/9, đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sẽ được vận hành thử toàn bộ hệ thống.

Độc quyền, Nhà nước và ngành kinh tế đều không được lợi
Tại Hội thảo khoa học “Cải cách độc quyền nhà nước trong các ngành công nghiệp mạng lưới” trong khuôn khổ chương trình "Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam" diễn ra ngày 6/7 (Chương trình Aus4Reform) do chính phủ Australia tài trợ, nghiên cứu của CIEM cho thấy, Nhà nước giữ độc quyền thì Nhà nước không được lợi hơn mà chính ngành đó cũng không phát triển được.
Đọc thêm Kinh doanh
697 doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản gửi Phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, thông báo về việc cập nhật danh sách các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đưa ra dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc, tín hiệu cụ thể là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam.
Cà phê của Việt Nam chiếm 17,61% tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc trong năm 2020
Cục Xuất nhập khẩu cho biết, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 3,7%/năm (tính theo lượng) và tăng 7,3%/năm (tính theo trị giá)
Hàng hóa qua cảng biển tăng mạnh kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát
Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong tháng 01/2021 tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020, đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Cục Hải quan Lạng Sơn thu ngân sách tăng mạnh 2 tháng đầu năm
Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2021, Cục Hải quan Lạng Sơn đã thông quan cho lượng hàng hóa đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 473,4 triệu USD, tăng 138% so với cùng kỳ, thu ngân sách đạt hơn 830 tỷ đồng, đạt hơn 23% chỉ tiêu.
Top nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD tháng đầu năm 2021
Tổng kim ngạch xuất khẩu trên cả nước trong tháng 1/2021 ước đạt 28,55 tỷ USD, tăng mạnh 48,2% so với cùng kỳ 2020. Trong đó có sự đóng góp lớn của 6 nhóm mặt hàng xuất khẩu tỷ USD.
Ngày 25/2/2021: Gía xăng dầu trong nước dự báo sẽ tăng 1.000 đồng/lít trong chiều nay
Thông báo của Bộ Công Thương, tại kỳ điều chỉnh vào chiều nay (25/2), giá xăng dầu trong nước có thể tăng trên dưới 1.000 đồng/lít.
Giá xăng có thể tăng mạnh vào ngày mai 25/2
Theo kế hoạch, ngày mai (25/2), liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ đợt thứ 4 năm mới 2021.
Dự báo năm 2021 nghành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng
Năm 2020 mặc dù ảnh hưởng của dịch covid, nghành sữa Việt Nam xuất khẩu vẫn vượt mốc 300 triệu USD, năm 2021 được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng mạnh.
Chất lượng lợi nhuận thực của ngành ngân hàng 2020?
Năm 2020, dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid-19 nhưng ngành ngân hàng vẫn có một năm kinh doanh khả quan, phần lớn thành viên đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng. Tuy nhiên, chất lượng lợi nhuận thực vẫn còn là một điều đáng để ý?