Thứ năm 10/07/2025 11:54
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hàng không Việt có thể mất 25.000 tỷ trong năm 2020 vì Covid-19

12/10/2020 00:00
2020 dự kiến là năm tăng trưởng âm của toàn ngành hàng không do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng loạt doanh nghiệp trong ngành xin giảm thuế, phí dịch vụ do doanh thu sụt giảm.

Sáng 27/2, Bộ GTVT tổ chức cuộc họp với các cục, tổng cục để nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp vận tải trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang khiến lượng hành khách sụt giảm mạnh.

Báo cáo Bộ trưởng GTVT, Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng cho biết dịch bệnh Covid-19 có thể làm giảm doanh thu của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 25.000 tỷ đồng trong năm 2020.

Dừng hết đường bay đến Hàn Quốc là kịch bản xấu

Chỉ vài ngày sau khi dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc, các hãng hàng không Việt Nam phải cắt giảm 41% số chuyến bay đến quốc gia này. Sản lượng vận chuyển đã giảm nghiêm trọng từ 26.000 khách/ngày xuống còn 8.000-12.000 khách (giảm 54-70%).

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, Vietnam Airlines và các đơn vị thành viên đánh giá doanh thu năm 2020 sẽ sụt giảm 12.500 tỷ đồng, tương đương mức lỗ 4.300 tỷ đồng.

Hang khong Viet co the mat 25.000 ty trong nam 2020 vi Covid-19 hinh anh 1 TAN_5228_zing.jpg
Bộ trưởng GTVT nghe các cục báo cáo tình hình. Ảnh: Ngọc Tân.

Khó khăn của hãng bay cũng kéo theo khó khăn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không. Tổng công ty Quản lý bay (VATM) cho biết phải đối mặt với việc các hãng chậm thanh toán chi phí điều hành bay.

Báo cáo Bộ trưởng GTVT, Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng chỉ ra 2 kịch bản sụt giảm sản lượng của thị trường hàng không dựa vào diễn biến của dịch Covid-19.

Ở kịch bản khả quan nhất, dịch bệnh được kiểm soát trước tháng 4/2020, tổng thị trường sẽ đạt 67 triệu khách, giảm 15,4% so với 2019. Trong đó các hãng Việt Nam vận chuyển 12,7 triệu khách quốc tế (giảm 28,3%) và 35,3 triệu khách nội địa (giảm 5,5%). Tổng vận chuyển chỉ đạt 48 triệu khách (giảm 9,2%).

Trong trường hợp xấu hơn, phải hủy toàn bộ đường bay đi/đến Hàn Quốc và đến tháng 6 mới hết dịch, tổng thị trường chỉ đạt 61,2 triệu khách, giảm 22,6% so với 2019. Trong đó, lượng khách quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam sẽ giảm đến 41,2%.

Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng cho rằng dừng hết đường bay đến Hàn Quốc là kịch bản xấu, tuy nhiên còn có thể xấu hơn nếu dịch tiếp tục bùng phát.

Doanh nghiệp mong Nhà nước "chia lửa"

Trao đổi với Zing.vn, Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng cho biết các giải pháp tình thế vẫn đang được hãng bay áp dụng để hạn chế thiệt hại trong giai đoạn này.

Cụ thể, các hãng sẽ xúc tiến việc trả lại các máy bay thuê, giãn thời gian nhận bàn giao các máy bay đã đặt hàng. Các chặng bay thường sử dụng máy bay thân rộng được chuyển sang loại thân hẹp để phù hợp với lượng khách ít.

Hang khong Viet co the mat 25.000 ty trong nam 2020 vi Covid-19 hinh anh 3 TAN_5215_zing.jpg
Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng. Ảnh: Ngọc Tân.

Về lâu dài, các hãng hàng không kiến nghị Bộ GTVT và Chính phủ cho áp dụng giảm 50% giá cất hạ cánh và giá dịch vụ điều hành bay với các chuyến nội địa trong 3 tháng (từ 1/3 đến hết 31/5), đồng thời miễn thuế hoặc giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong 3 tháng.

Phương án này sẽ giúp các hãng hàng không giảm tổng chi phí từ 1.000 đến 1.900 tỷ đồng (trong đó 204 tỷ đồng từ giảm giá dịch vụ).

"Hiện nay các đơn vị cung ứng xăng dầu đã cho các hãng bay lùi hạn thanh toán từ 10 đến 15 ngày. Các đơn vị trong thẩm quyền cũng giảm giá dịch vụ, suất ăn, xăng dầu... Chưa bao giờ ngành hàng không đoàn kết như thời điểm này", Cục trưởng cho biết.

Ông Thắng cho rằng việc tần suất bay giảm gây ra nhiều thiệt hại nhưng cũng là "thời điểm vàng" để các doanh nghiệp tái cơ cấu, tranh thủ sửa chữa đường băng, nâng cấp nhà ga để đón thời điểm phục hồi.

Ghi nhận các khó khăn của ngành hàng không, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể vẫn lưu ý Cục Hàng không phải nắm diễn biến của dịch kịp thời. "Chỉ nghe doanh nghiệp báo cáo thì chưa chính xác, phải có kiểm chứng, số liệu thiệt hại phải được nắm hàng ngày, hàng tuần để có đề xuất", ông Thể yêu cầu.

Bên cạnh các vấn đề phải xin ý kiến Chính phủ, Bộ trưởng cũng khẳng định một số giải pháp bộ có thể tự làm được như mở thêm đường bay mới ở trong nước và quốc tế.

"Trong 48 quốc gia bùng phát dịch chủ yếu là các nước đang có mùa lạnh, virus dễ phát tán. Có thể mở thêm các chuyến bay đến các nước ở vùng nóng, ví dụ như Ấn Độ. Tại sao mở đến 56 thành phố ở Trung Quốc mà không mở thêm đến các thành phố của Ấn Độ, Indonesia, châu Phi?", Bộ trưởng Thể gợi ý.

Thậm chí, để tháo gỡ khó khăn, tư lệnh ngành giao thông đề nghị các doanh nghiệp có thể cho một số cán bộ không cần thiết tạm nghỉ không lương trong thời gian này.

Ngọc Tân

Tin bài khác
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Cần tìm giải pháp đột phá để đạt tăng trưởng kinh tế hai con số

Cần tìm giải pháp đột phá để đạt tăng trưởng kinh tế hai con số

Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang nhấn mạnh cần tìm giải pháp đột phá để Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế hai chữ số.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.
Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra chiều ngày 8/7, ông chủ Sunhouse đã đề xuất Việt Nam cần một chiến lược đồng hành toàn diện giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu muốn đạt được tăng trưởng hai con số.
"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất loạt giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển 2045.
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.
Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Dự thảo Nghị định Luật Ngân sách Nhà nước 2025 cho phép địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát, để tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển quan trọng.
Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ giúp Việt Nam tránh được mức thuế đối ứng 46%, nhưng cũng mở ra một kỷ nguyên thuế cao mới, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và thích nghi.