Thứ sáu 04/07/2025 09:00
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hải Phòng: Tăng cường công tác thoát nước đảm bảo năng lực thoát nước tại khu vực đô thị

25/10/2022 09:42
Với việc đầu tư các công trình thoát nước và xử lý nước thải, cùng với sự nỗ lực quản lý, vận hành hệ thống thoát nước của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hải Phòng, công tác thoát nước và xử lý nước thải của thành phố Cảng sẽ càng ngày càng được cải thi
Ảnh minh họa

Hệ thống thoát nước khu vực đô thị Hải Phòng được xây dựng từ thời Pháp, trải qua nhiểu thời kỳ cũng đã được cải tạo, nâng cấp nhưng còn chắp vá, thiếu đồng bộ. Hiện nay hệ thống thoát nước đô thị Hải Phòng vẫn đan xen giữa cũ và mới, vẫn là hệ thống thoát nước chung (nước mưa và nước thải sinh hoạt thoát cùng một hệ thống) nên khả năng thoát nước không đồng đều.

Những người công nhân nỗ lực vì một thành phố không ngập lụt
Những người công nhân nỗ lực vì một thành phố không ngập lụt.

Là một đô thị ven biển có địa hình khá bằng phẳng, cốt nền hiện trạng tương đối thấp và được bao bọc bới 06 con sông: Sông Bạch Đằng, Sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, Sông Thái Bình và sông Hóa nên hệ thống thoát nước Hải Phòng chịu rất nhiều ảnh hưởng của chế độ thủy, hải văn.

Ảnh minh họa

Theo quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 08/3/2018, lưu vực thoát nước khu vực đô thị Hải Phòng gồm 07 lưu vực thoát nước : Lưu vực đô thị cũ, lưu vực Đông Bắc thành phố, lưu vực Tây Nam thành phố, lưu vực Đông Nam thành phố, lưu vực quận Kiến An, lưu vực quận Dương Kinh, lưu vực quận Đồ Sơn.

Các công trình thoát nước hiện trạng khu vưc 04 quận bao gồm: gần 70 ha hồ điều hòa; trên 27 km mương các loại; 22 cống ngăn triều; 8 trạm bơm nước mưa; trên 650 km đường cống các loại (từ D200 đến D2000 và các loại cống hộp khác nhau); gần 40.000 ga cống các loại; trên 170 Van phai tại các miệng xả ra mương, hồ và sông.

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trên địa bàn đô thị thành phố Hải Phòng thường xuyên xuất hiện mưa lớn có cường độ cao trên 100mm, thậm chí có những trận mưa trên 250mm, kết hợp với hiện tượng triều cường, nước biển dâng và cốt nền hiện trạng thấp dẫn đến tình trạng ngập lụt.

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa của Hải Phòng phát triển tương đối nhanh. Do đó, nhu cầu về thoát nước và xử lý nước thải tăng cao. Quá trình đô thị hóa khiến ao hồ, kênh mương bị san lấp, thu hẹp; đất đai bị bê tông hóa, đường nhựa hóa làm gia tăng bề mặt không thấm nước. Đồng thời, làm cho quá trình tự thấm nước trong các đô thị giảm, gây nên hiện tượng gia tăng các dòng chảy nước mặt trong đô thị. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngập lụt khi trời mưa to, kéo dài.

Khơi thông đường thoát sau bão
Khơi thông đường thoát sau bão.

Thời gian qua, hệ thống thoát nước cũ của đô thị Hải Phòng đã được các dự án đầu tư mở rộng qua nhiều thời kỳ như Dự án Thoát nước và Vệ sinh thành phố Hải Phòng (Dự án thoát nước 1B); Dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng, giai đoạn 1; Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng khu dân cư thu nhập thấp đô thị Hải Phòng. Những dự án này đã góp phần tăng khả năng tiêu thoát nước cho một số lưu vực, góp phần chỉnh trang đô thị của thành phố.

Tuy nhiên, hệ thống thoát nước cơ bản vẫn thiếu đồng bộ, các hạng mục xây dựng mới chủ yếu được xây dựng để giải quyết vấn đề ngập lụt trước mắt nên khả năng tiêu thoát nước mưa còn hạn chế, cơ bản chỉ đáp ứng được yêu cầu thoát nước đối với những trận mưa cường độ trung bình khoảng 50mm.

Để đảm bảo cho việc tiêu thoát nước của thành phố trong mùa mưa bão năm 2022, ngay từ những tháng đầu năm, Công ty đã triển khai các công tác: Nạo vét bùn tại tất cả các miệng ga thu hàm ếch đảm bảo thu thoát nước nhanh; Khơi thông đảm bảo tiêu thoát nước cho các miệng xả, mương rãnh thoát nước. Bảo dưỡng, sửa chữa tất cả các trạm bơm, cống ngăn triều, van phai đảm bảo việc vận hành thường xuyên, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Giám sát hệ thống vận hành các trạm bơm nước mưa lớn Máy Đèn – Vĩnh Niệm, Ba Tổng, Sở Dầu, Thượng Lý. Công tác quản lý thường xuyên là một trong những yếu tố then chốt trong công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước của thành phố. Do đó, Công ty luôn quán triệt đến tất cả các cán bộ công nhân viên trong Công ty phải vận hành các công trình thoát nước đảm bảo theo đúng quy trình đã được phê duyệt của lãnh đạo Công ty.

Lập Kế hoạch mưa bão và có Kế hoạch cụ thể đối với từng trận mưa bão khác nhau. Phân công cụ thể cán bộ công nhân viên ứng trực tại tất cả các điểm nóng về ngập lụt, các vị trí cần mở nắp ga tiêu thoát nước. Thời gian bắt đầu làm việc của cán bộ công nhân viên Công ty trong ngày khhi trời mưa bão là 5h sáng.

Đối với các khu vực trũng thấp hoặc chịu ảnh hưởng của dự án, lãnh đạo Công ty cho biết sẽ bố trí máy bơm công suất lớn 1000m3/h để bơm cưỡng bức hỗ trợ việc tiêu thoát nước.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu tình trạng ngập lụt và chủ động trong công tác ứng phó với sự cố về thoát nước. Công ty đã yêu cầu tất cả các chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải có phương án dẫn dòng đảm bảo tiêu thoát nước cho các lưu vực thoát nước hiện trạng và có phương án ứng phó khi sự cố xảy ra trong suốt thời gian thi công các hạng mục của dự án.

Trong thời gian thi công, Công ty chủ động phối hợp với các nhà thầu trong việc điều tiết nước khi có mưa lớn, kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các phương án đã được phê duyệt và cam kết của các nhà thầu, chủ đầu tư.

Bố trí lực lượng, phương tiện ứng trực đối với từng dự án có liên quan đến các điểm ngập để tăng tính chủ động khi chủ đầu tư và nhà thầu không thực hiện hoặc chậm thực hiện các biện pháp như đã cam kết để giảm thiểu tối đa ngập lụt cho các khu vực.

Với vai trò là đơn vị quản lý chuyên ngành lớn nhất của thành phố, để tăng cường hiệu quả công tác thoát nước, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hải Phòng đã tham mưu, đề xuất với UBND thành phố Hải Phòng và Sở Xây dựng một số giải pháp.

Giải pháp dài hạn: Triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch thoát nước đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phê duyệt tại Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 27/3/2018 về việc quy hoạch thoát nước thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Hải Phòng cần xây dựng thêm 32 nhà máy xử lý nước thải tập trung, bổ sung thêm 447,84 km đường cống và 174 trạm bơm nước thải.

Riêng khu vực 3 quận nội thành (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân) cần xây dựng 39,72km cống trục và có 18 trạm bơm nước thải; Tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của nhà máy xử lý nước thải Vĩnh Niệm nâng công suất xử lý nước thải lên 72. 000m3/ngày-đêm.

Giải pháp trung hạn: Sửa chữa, cải tạo lại 1 số hạng mục của các dự án do đơn vị khác làm chủ đầu tư cho đúng kỹ thuật để đảm bảo việc tiêu thoát nước; Thực hiện nạo vét các mương hồ điều hòa, các đường ống thoát nước theo chu kỳ để đảm bảo cho việc tiêu thoát nước cũng như chống ô nhiễm môi trường; Xây mới, cải tạo lại một số tuyến cống chính có tiết diệt nhỏ không đảm bảo lưu lượng; Đặt các trạm bơm cưỡng bức cho các khu vực trũng, tiêu thoát nước chậm.

Giải pháp ngắn hạn: Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án để các công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng; Các dự án dở dang cần giải quyết dứt điểm, các dự án chưa thực hiện đấu nối hoặc đấu nối không đảm bảo kỹ thuật cần đưa ra phương án khắc phục; Xây dựng trạm bơm nước mưa để bơm cưỡng bức tại khu vực hồ Cát Bi; Tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ các công trình thoát nước;

Lãnh đạo đơn vị cũng đề nghị các địa phương quận - huyện đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước đồng bộ với hệ thống ngõ, ngách đang được cải tạo theo cơ chế hỗ trợ xi măng của thành phố; Chống ngập cho một số khu vực đang bức xúc thoát nước; Nâng cốt san nền một số khu vực có cốt san nền thấp như khu vực trước cửa Thành ủy, khu vực trước cửa Sở Xây dựng, khu vực đường Cầu Đất và một số khu vực khác.

Nam Trí Đức

Bài liên quan
Tin bài khác
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.
TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

Sau khi sáp nhập ba địa phương trọng điểm là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCN) của TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút đầu tư lên tới hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn 2025 - 2030, với cam kết giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo đúng tiến độ.
“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) thu hút hơn 100 tác phẩm dự thi, 6 nhóm hạng mục: Đồ án quy hoạch xây dựng; khu vực đã đầu tư xây dựng; chất lượng môi trường đô thị; quy hoạch nông thôn; ấn phẩm về quy hoạch; tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phát triển đô thị.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc điều chỉnh "Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Một trong những điểm nổi bật nhất trong quyết định này là việc đưa sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch tổng thể, giữ lại sân bay Vũng Tàu hiện hữu và dành quỹ đất đảo Gò Găng để phát triển đô thị, dịch vụ.
Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang vừa ký 3 quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với tổng diện tích 7.045ha, nằm toàn bộ trên địa phận huyện Bình Sơn.
Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam phục hồi mạnh, Bình Dương nổi lên nhờ hạ tầng, quy hoạch, sức cầu mạnh và đề án sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, tạo đà mặt bằng giá mới.
Dự án senturia an phú quận 2Mở bán Liền kề Vinhomes Ocean Park 3 Sản xuất nắp hố ga composite theo yêu cầuDự án Gladia Khang Điền lahome mở bán phân khu River ParkDự án Spring Ville Khu Đô Thị Đẳng Cấp gạch nhà tắm Thông tin chi tiết Vinhomes Giảng Võ: https://vinhomescangiohcm.com/ Dự án Sun Feliza Suites Xuân Thủy Căn hộ TT Avio giá đã gồm VAT