Thứ sáu 27/09/2024 20:18
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Hai bạn trẻ mang đặc sản Huế ra thế giới

26/09/2024 09:40
Hai bạn trẻ xứ Huế Phạm Lê Nguyên Hảo và Ngô Phước Tuần đã xây dựng thương hiệu Huế Thương chuyên sản xuất các dòng sản phẩm đặc sản Huế đóng gói, cấp đông. Trong năm 2024, Huế Thương đã xuất khẩu 50.000 sản phẩm đi Mỹ, trong đó bánh canh cá lóc Huế là sản phẩm chủ lực.
aa
Phạm Lê Nguyên Hảo và Ngô Phước Tuần tại vòng thi bán kết Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 (Ảnh: Hoàng Bình)
Phạm Lê Nguyên Hảo và Ngô Phước Tuần tại vòng thi bán kết Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024. (Ảnh: Hoàng Bình).

Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 vừa công bố danh sách 15 dự án xuất sắc nhất vào vòng chung kết. Trong đó, dự án Huế Thương – Bánh canh đóng gói vị Huế nhận được những phản hồi tích cực từ Ban giám khảo cũng như cộng đồng khởi nghiệp Huế. Vòng chung kết năm nay còn có 14 dự án khác và dự kiến tổ chức vào giữa tháng 10 tới.

Hai bạn trẻ mang đặc sản Huế ra thế giới
"Huế Thương" lọt vào chung kết cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Với sản phẩm các món ăn nhanh đặc sản Huế như bánh canh cá lóc, bánh canh cá rô, bánh canh Nam Phổ, bún xào nghệ…, Huế Thương được đánh giá sản phẩm sáng tạo, mới, rất tiện dụng và có tiềm năng phát triển rất lớn. Đặc biệt là thị trường xuất khẩu sang các nước Mỹ, Úc, Nhật, Hàn, Canada. Dự án còn nhằm quảng bá, giới thiệu văn hoá ẩm thực Huế, mang hình ảnh, hương vị của kinh đô ẩm thực Huế ra thế giới. Đến tháng 9 năm nay, thương hiệu Huế Thương vừa đạt được cột mốc xuất khẩu 50.000 gói bánh canh cá lóc Huế và các sản phẩm đặc sản Huế khác sang thị trường Mỹ theo đường chính ngạch.

Phạm Lê Nguyên Hảo và Ngô Phước Tuần là hai bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở Huế. Cả hai đều rất yêu quê và đặc biệt có chung sở thích phát triển, quảng bá ẩm thực Huế đến bạn bè trong và ngoài nước. Theo Phạm Lê Nguyên Hảo, người sáng lập thương hiệu Huế Thương, cho biết, bánh canh cá lóc Huế là món đặc sản Huế đóng gói hiếm hoi xuất khẩu chính ngạch vào thị trường khó tính và nghiêm ngặt như Mỹ. Ngoài bánh canh cá lóc, Huế Thương còn có các sản phẩm đặc sản Huế đóng gói tươi nguyên chất cũng vào thị trường Mỹ trong năm 2024 như miến lươn vị Huế, bánh canh Nam Phổ, cá nục kho vị Huế, bánh canh cua… Trong các sản phẩm đặc sản Huế đóng gói, bánh canh cá lóc vẫn là sản phẩm chủ lực và được khách hàng, cộng đồng người Việt tại Mỹ yêu thích, đón nhận.

Nói về cột mốc 50.000 sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ, Phạm Lê Nguyên Hảo cho rằng, để xuất khẩu chính ngạch vào thị trường “khó tính”, nghiêm ngặt với nhiều quy định khắc khe như Mỹ là một niềm hạnh phúc. Để làm được điều đó là nhờ nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xuất khẩu thuỷ sản của bản thân.

“Tôi yêu ẩm thực Huế. Tôi muốn lan toả, quảng bá ẩm thực Huế ra thế giới vừa để bà con xa quê thưởng thức món ăn đậm vị quê nhà mà còn giúp lan toả các đặc sản Huế. Trong tương lai, Huế Thương sẽ tiếp tục phát triển các món ăn đặc sản Huế khác như bún bò Huế, bún hến, bún chay, các loại bánh nậm, bánh ít, bánh ướt…”, Nguyên Hảo chia sẻ.

Theo bạn Ngô Phước Tuần, Phụ trách Thương hiệu của Huế Thương, trong định hướng phát triển ngành thức ăn nhanh đặc sản Huế đông lạnh, Huế Thương sẽ tập trung vào thị trường xuất khẩu 90%, nội địa 10%. “Do ở Việt Nam cửa hàng ăn nhanh rất lớn nên nhu cầu và thói quen sử dụng sản phẩm thức ăn nhanh đông lạnh chưa nhiều. Giai đoạn đầu, Huế Thương sẽ tập trung vào cộng đồng người Huế tại TP.HCM và các thành phố lớn. Thị trường nội địa cũng có thể phát triển ở các siêu thị mini tại các khu chung cư, các quán cà phê văn phòng, công ty du lịch dã ngoại và cả trên tàu lửa, tàu biển. Hiện nay dịch vụ Logistic phát triển, người dân đều có tủ lạnh nên tương lai sản phẩm đóng gói rất có tiềm năng vì sự tiện lợi, chất lượng”,

Về thị trường quốc tế, sau thị trường Mỹ, Huế Thương đang có kế hoạch xuất khẩu bánh canh cá lóc và các sản phẩm đặc sản Huế đóng gói chính ngạch qua EU, Úc, Canada. Đặc biệt, trong tương lai là Nhật Bản và Hàn Quốc để phục vụ cộng đồng du học sinh, người lao động đang làm việc tại đây.

Tin bài khác
Startup Việt Alternō nhận 100.000 USD cho giải thưởng về phát triển bền vững

Startup Việt Alternō nhận 100.000 USD cho giải thưởng về phát triển bền vững

Chiến thắng của startup Việt Alternō tại Greenhouse Accelerator APAC 2024 là minh chứng rõ ràng cho tiềm năng, nỗ lực không ngừng nghỉ từ công ty thời gian qua.
Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL - Lần II năm 2024: Thúc đẩy định hướng kinh tế xanh

Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL - Lần II năm 2024: Thúc đẩy định hướng kinh tế xanh

Chiều 25/9, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về việc tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp ĐBSCL lần thứ 2, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.
Startup công nghệ giáo dục Ấn Độ được định giá 2,8 tỷ USD

Startup công nghệ giáo dục Ấn Độ được định giá 2,8 tỷ USD

Startup công nghệ giáo dục Physics Wallah đã thành công huy động thêm 210 triệu USD trong bối cảnh ngành EdTech Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ startup công nghệ GenAI với Singapore

Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ startup công nghệ GenAI với Singapore

Đây cũng là nhận định của ông Denning Tan, Giám đốc Quỹ Đầu tư GenAI Fund dựa trên Báo cáo Khởi nghiệp GenAl của 6 nước ASEAN vừa được công bố.
Hai startup Việt được tham gia vào chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của Amazon

Hai startup Việt được tham gia vào chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của Amazon

Vượt qua hơn 4.700 startup đăng ký đến từ 129 quốc gia, 2 startup Việt Nam là AI Hay và Kompato AI đã được lựa chọn nhờ vào việc ứng dụng AI một cách sáng tạo.