Thứ bảy 19/04/2025 19:36
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hà Nội: Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

07/12/2021 16:48
Năm 2022, quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo thấp hơn năm 2021, đây là rào cản đối với sự phục hồi kinh tế của đất nước cũng như của Thủ đô Hà Nội. Mục tiêu của Thành phố Hà Nội trong năm 2022 là phải thích ứng an toàn, linh ho

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại kỳ họp thứ 3 HĐND TP. Hà Nội. Ảnh: VGP/Gia Huy

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh như trên trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 HĐND TP. Hà Nội khoá XVII diễn ra sáng nay (7/12).

Trong các kết quả TP. Hà Nội đã thực hiện năm 2021, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh đến việc Thành phố đã tiêm phủ vaccine mũi 1 đạt tỉ lệ trên 94%, mũi 2 cho khoảng 85% người dân từ 18 tuổi trở lên và hiện nay Thành phố đang tổ chức tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi (đến nay đạt trên 85%), từng bước cho các em học sinh trở lại trường học.

Tăng trưởng GRDP của Thành phố cả năm ước đạt khoảng 2,35-3,0%, mặc dù không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 7,5%), nhưng vẫn duy trì ổn định; cân đối thu-chi ngân sách vẫn được đảm bảo: Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 108,3% dự toán Trung ương giao, đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán, nhất là các nhiệm vụ chi phòng chống dịch bệnh, chi cho công tác an sinh xã hội…

Sản xuất công nghiệp phục hồi khá, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 4,78% (năm 2020 tăng 4,7%). Nông nghiệp ước tăng trưởng 2,83-2,95% góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Thương mại điện tử được đẩy mạnh, tăng cường kết nối bán hàng trực tuyến qua các sàn giao dịch điện tử. Hỗ trợ tích cực cho các lĩnh vực sản xuất, điều hành của chính quyền các cấp từng bước trở thành giải pháp phát triển bền vững, lâu dài. Thành phố đã tổ chức thành công 2 Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp để tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội, kinh tế Thủ đô mặc dù có tăng trưởng, nhưng thấp hơn mục tiêu đề ra. Công tác tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Thành phố hiệu quả chưa cao. Một số địa phương, đơn vị trong chỉ đạo phát triển kinh tế còn thiếu quyết liệt, nhất là cụ thể hóa các đột phá, nhiệm vụ trọng tâm của nghị quyết đại hội đảng các cấp. Giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; công tác phòng, chống dịch bệnh có nơi, có lúc còn lơ là, chủ quan...

Khẩn trương tham mưu, xây dựng kế hoạch của năm 2022

Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhận định, năm 2022, quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo thấp hơn năm 2021 là rào cản thực sự đối với sự phục hồi kinh tế của đất nước cũng như của Thủ đô Hà Nội. Mục tiêu của thành phố Hà Nội trong năm 2022 là phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19; tập trung thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Vì vậy, các cấp, các ngành của Thành phố khẩn trương tham mưu, xây dựng kế hoạch triển khai các công việc với tiến độ cụ thể đối với các chủ trương lớn của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, như: Đầu tư đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020; rà soát, sửa đổi Luật Thủ đô và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô… tạo điều kiện thuận lợi cho Thủ đô ngày càng phát triển.

Tại kỳ họp, các đại biểu sẽ thảo luận, quyết nghị đối với các nghị quyết chuyên đề quan trọng liên quan đến chủ trương chính sách lớn, làm cơ sở trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ thường xuyên năm 2022 và các năm tiếp theo. Vì vậy, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị HĐND Thành phố đi sâu, làm rõ tính hiệu quả, các giải pháp đột phá, tầm nhìn xa hơn, bảo đảm phù hợp, khả thi để triển khai nhanh, góp phần khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế to lớn của Thủ đô về nguồn lực con người, khoa học và công nghệ, giải phóng các nút thắt về hạ tầng, thể chế và phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ của cơ sở.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội cũng đề nghị đại biểu cần phân tích, đánh giá những kết quả trong công tác phòng chống dịch bệnh của Thành phố thời gian vừa qua, đặc biệt là việc triển khai các mô hình phòng, chống dịch hiệu quả, sự nỗ lực hy sinh của lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh chưa từng có trong tiền lệ, đã được nhân dân toàn Thành phố ghi nhận.

Bên cạnh đó, tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỉ lệ giải ngân đầu tư công đảm bảo đạt mức cao nhất; kiên quyết cắt giảm vốn của các dự án không giải ngân được, hoặc có tỉ lệ giải ngân thấp để bổ sung nguồn vốn chi trả nợ, thu hồi vốn ứng trước, các dự án có khả năng giải ngân tốt… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ 6, Hà Nội đã thống nhất tiếp tục chọn chủ đề công tác năm 2022 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; đề cao vai trò, trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu ở tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị; chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm, gắn với kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Kỳ họp cuối năm rất nhiều nội dung quan trọng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đề nghị các vị đại biểu tiếp tục phát huy cao nhất các kết quả đã đạt được của HĐND Thành phố trong thời gian vừa qua, nâng cao hơn nữa chất lượng kỳ họp; nhất là chất lượng thảo luận, chất vấn, trả lời chất vấn theo hướng: Tập trung vào những vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm; những vấn đề lớn, vấn đề khó để bàn đưa ra các giải pháp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Tổng thu NSNN trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2021 ước thực hiện 241.896 tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán Trung ương giao và đạt 96,2% dự toán HĐND Thành phố giao, bằng 84,1% so với thực hiện năm 2020. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 85.600 tỷ đồng, đạt 78,8% dự toán HĐND Thành phố giao.

Vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới ước đạt 345.000 tỷ đồng (giảm 16%) với khoảng 25.190 doanh nghiệp (giảm 5%). Kim ngạch xuất khẩu giảm, kim ngạch nhập khẩu tăng khá. Xuất khẩu ước đạt 14,98 tỷ USD, giảm 1,2% (năm 2020 giảm 3,4%); nhập khẩu ước đạt 34,35 tỷ USD tăng 18,33% (năm 2020 giảm 9,2%).

Năm 2021, kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng thấp hơn kế hoạch, lũy kế 9 tháng đầu năm, GRDP tăng 1,28% - mức thấp nhất từ trước đến nay (GDP cả nước tăng 1,42%), trong đó dịch vụ chỉ tăng 0,85%.

Dự báo, GRDP của TP. Hà Nội quý IV tăng 5,09-7,37% và năm 2021 tăng khoảng 2,35-3,0%, thấp hơn kế hoạch đề ra từ đầu năm là 7,5%.

GiaHuy/Baochinhphu.vn

Tin bài khác
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Dù nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh trong quý I/2025, thị trường bất động sản căn hộ và nhà phố Hà Nội vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá rõ rệt, đặc biệt tại các khu đại đô thị.
Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh sẽ bao gồm nội dung đánh giá môi trường chiến lược – một bước quan trọng để đảm bảo tính bền vững và gắn kết chặt chẽ giữa sử dụng đất và bảo vệ môi trường sống.
Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025 cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét với những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng – mở ra kỳ vọng tăng trưởng dài hạn.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị cần xây dựng chính sách nhà ở riêng dành cho đội ngũ công chức, viên chức, trong bối cảnh giá nhà tại các đô thị lớn đang vượt xa khả năng chi trả từ thu nhập thực tế của họ.
Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Khi hoàn thiện và đi vào hoạt động, khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có thể tạo ra khoảng 32.000 việc làm, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Bình Dương.
Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận nguồn cung tăng mạnh trong quý 1/2025, nhưng giá bán có dấu hiệu hạ nhiệt sau một năm “nóng sốt”. Cung tăng, giao dịch ổn định, giá giảm nhẹ.
Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố quan trọng giúp phát triển bền vững ngành bất động sản công nghiệp xanh tại Việt Nam, tạo ra cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành, phân khu xây dựng 1/2000, Khu công nghiệp Phước An có tổng diện tích đất khoảng 330 ha.
Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng là công cụ quan trọng điều tiết thị trường bất động sản, ngăn bong bóng và đảm bảo ổn định kinh tế, như các quốc gia đã thành công áp dụng.
Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng triển khai giải pháp tháo gỡ các dự án nghìn tỷ dở dang, chống lãng phí và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2025 có nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với thách thức lớn từ nguồn cung hạn chế và yêu cầu khắt khe về mặt bằng.
Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội đang trở thành động lực quan trọng phát triển thị trường bất động sản trong năm 2025, khi phân khúc nhà ở bình dân thiếu trầm trọng.
Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Cùng với việc chính sách tín dụng nới lỏng, bất động sản đang thu hút dòng tiền mạnh mẽ, nhưng liệu đây là cơ hội thật hay chỉ là những cơn sóng đầu cơ ảo?
TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

Dự án đường Tố Hữu nối dài đến sân bay Phú Bài đã khởi công với vốn đầu tư 1.143 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành năm 2027, dự án hứa hẹn tăng cường giao thông và thu hút đầu tư cho TP. Huế.
Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng đẩy nhanh tiến độ, kỳ vọng hoàn thành vào tháng 9/2025 để đồng bộ với sân bay quốc tế Long Thành.