Chủ nhật 06/07/2025 06:47
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hà Nội sau hơn một tháng giãn cách xã hội: Nguy cơ dịch bệnh vẫn cao

01/09/2021 10:28
Theo đánh giá, sau khoảng thời gian hơn một tháng thực hiện giãn cách xã hội, nguy cơ dịch bệnh ở thành phố vẫn rất cao. Mới nhất, một chùm ca bệnh được phát hiện ở phố Lê Trọng Tấn (Khương Mai, Thanh Xuân), được đánh giá có nguy cơ lây lan rất lớn.

Lấy mẫu xét nghiệm cho các trường hợp liên quan chùm ca bệnh ở phố Lê Trọng Tấn. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng

Nguy cơ cao, phức tạp

Ngày 31/8, theo công bố từ Sở Y tế Hà Nội, thành phố ghi nhận 74 trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Hơn một nửa (37 ca) trong số này thuộc “ổ dịch” khu vực Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân). Sáng 1/9, khu vực này tiếp tục ghi nhận thêm 23 ca mắc, nâng tổng số ca bệnh tại đây lên 371 trường hợp. Điều tích cực duy nhất, là hầu hết các ca mắc ghi nhận đều là các trường hợp sống trong khu phong toả, hoặc là F1 đã được cách ly từ trước.

Trong 2 ngày qua, trên địa bàn quận Thanh Xuân tiếp tục phát sinh một chùm ca bệnh, tiềm ẩn nguy cơ trở thành một ổ dịch nguy hiểm. Địa chỉ bùng phát chùm ca bệnh này là cửa hàng bách hoá D&H, ở số 218 Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội). Tính đến chiều 31/8, liên quan đến địa chỉ này đã có 8 trường hợp dương tính SARS-CoV-2.

Qua báo cáo dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, ngày 28/8, bệnh nhân N.T.H, chủ cửa hàng thấy hơi đau người, sốt 37,2 độ C, sau đó tăng lên 37,5 độ C, mất khứu giác, ho nhẹ, không khó thở, hơi mỏi người. Đến sáng 29/8, bệnh nhân H. đến khám tại Bệnh viện Tai-Mũi-Họng T.Ư, xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính, xét nghiệm RT-PCR khẳng định dương tính.

Đáng lưu ý, từ đầu tháng 8/2021 đến nay, bệnh nhân N.T.H chỉ bán hàng tại cửa hàng tạp hóa tại nhà ở địa chỉ số 218 Lê Trọng Tấn, không đi ra khỏi cửa hàng. Bệnh nhân có tiếp xúc với nhiều người, không rõ tiền sử có tiếp xúc với F0, F1. Khu vực gần nhà của bệnh nhân cũng không có người mắc COVID-19. Đặc biệt, bệnh nhân tiếp xúc với nhiều khách đến mua hàng, người giao hàng và hiện không nhớ được tên tuổi, địa chỉ của họ.

CDC Hà Nội nhận định, bệnh nhân H. bán hàng thực phẩm thiết yếu, nên tại đây có rất đông người đến mua hàng. Thêm vào đó, cửa hàng này không có lắp đặt lớp kính chắn giọt bắn giữa người mua hàng và người thanh toán. Khi thanh toán có rất đông người và thủ tục thanh toán lâu, không có sự giãn cách tối thiểu 2m. Thậm chí, khi có triệu chứng bệnh, bệnh nhân H. vẫn bán hàng, vì vậy, khả năng lây lan cho người đến mua hàng là rất cao.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, ngoài khu vực Thanh Xuân Trung, hiện nay, trên địa bàn thành phố còn một số ‘ổ dịch’ phức tạp như phường Văn Miếu, Văn Chương (quận Đống Đa); Giáp Bát, Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai); Kim Mã (quận Ba Đình); Tân Lập (huyện Đan Phượng).

Trong sáng 1-9, Hà Nội ghi nhận thêm 30 trường hợp mắc mới COVID-19, trong đó có 8 ca tại khu cách ly và 22 ca tại khu vực phong tỏa. Tính từ ngày 27-4, Hà Nội có 3.841 ca, trong đó số ca mắc từ thời điểm thực hiện chỉ thị 16 (24-7) là 2.633 ca.

Dồn lực xét nghiệm

Mới đây, thành phố Hà Nội có đánh giá, tình hình dịch đợt 4 phức tạp hơn các đợt trước về quy mô số bệnh nhân và mức độ lây lan. Dịch đã xuất hiện ở 29/30 quận, huyện, thị xã với nhiều chùm ca bệnh không xác định rõ nguồn lây, xuất hiện các ổ dịch quy mô phường; ghi nhận sự lây lan trong cộng đồng mạnh tại 1 số nơi; có sự lây lan trong khu chung cư đông người; lây nhiễm trong chuỗi vận chuyển cung ứng hàng hóa, thực phẩm; nhiều cán bộ y tế bị nhiễm bệnh.

Thành phố nhận định, trên địa bàn còn xuất hiện những ca bệnh rải rác, tản mát trong cộng đồng, đặc biệt là các ca bệnh phát hiện qua ho, sốt; đã xuất hiện các ca bệnh, chùm ca bệnh trong các chuỗi cung ứng, công sở, chợ, khu dân cư, khu chung cư…

Theo Kế hoạch, thành phố sẽ mở “chiến dịch” xét nghiệm diện rộng, đợt cao điểm đến 4/9 với khoảng 200.000 mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR, chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 lấy 80.000 mẫu xét nghiệm; giai đoạn 2 từ 31/8 đến 4/9, dự kiến triển khai lấy 120.000 mẫu xét nghiệm với mục tiêu bóc tách kịp thời các trường hợp F0 khỏi cộng đồng để thực hiện cách ly, điều trị; đánh giá thêm về khu vực nguy cơ, đối tượng nguy cơ theo yêu cầu dịch tễ và đánh giá lại các khu vực nguy cơ.

Đáng chú ý, dựa trên kết quả xét nghiệm này, thành phố nhận định về 2 kịch bản trên địa bàn. Theo đó, nếu tỷ lệ xét nghiệm 200.000 mẫu, phát hiện khoảng 2.000 ca bệnh (1%), trong đó xuất hiện các chuỗi lây nhiễm với số mắc lớn, tập trung khu trú tại một số địa phương khu vực nội thành, vòng lây nhiễm chủ yếu là các trường hợp F1, các trường hợp liên quan trong khu vực dân cư sinh sống và rải rác rất ít các ca bệnh ngoại thành, thành phố sẽ tiếp tục lấy khoảng 800.000 mẫu trong vòng 7 ngày.

Kịch bản 2, nếu tỷ lệ xét nghiệm phát hiện hơn 2.000 ca bệnh, xuất hiện các chuỗi lây nhiễm với số mắc lớn tại nhiều quận, huyện, thị xã; dịch bệnh lây lan rộng, dẫn tới việc giãn cách khu trú một vài điểm không còn hiệu quả, phải tiếp tục giãn cách toàn thành phố để đảm bảo phòng, chống dịch. Thành phố sẽ thực hiện lấy 1,5 triệu mẫu xét nghiệm trong vòng 7 ngày để bóc tách triệt để các trường hợp F0.

Mới đây, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh, việc quan trọng hiện nay là thực hiện triệt để các quy định về giãn cách xã hội. Nếu không thực hiện triệt để việc cách ly người với người, ai ở đâu yên đấy thì rất khó để phòng, chống dịch bệnh.

“Người dân vẫn di chuyển, các trường hợp F0 vẫn di chuyển thì nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn rất lớn”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, hiện việc kiểm soát Giấy đi đường, thẻ đi chợ vẫn còn nhiều vấn đề, thậm chí có trường hợp F0, sau khi điều tra, phát hiện ngày nào cũng cùng con gái đi chợ.

Ông Tuấn cũng nhấn mạnh, người dân cần phải phối hợp, khai báo kịp thời với cơ quan chức năng khi có bất cứ biểu hiện bất thường với sức khỏe. Thời gian qua, nhiều ca dương tính được phát hiện qua sàng lọc ho, sốt trong cộng đồng, nhưng chỉ khi triệu chứng nặng hơn, phải đến cơ sở y tế lấy mẫu xét nghiệm thì họ mới chịu khai báo.

"Đơn cử như trường hợp F0 P.L.C - là người mua hàng tại cửa hàng D&H và có tiếp xúc với F0 N.T.H. Ngày 25/8, bệnh nhân P.L.C có biểu hiện cảm cúm, ho nhẹ nhưng đến ngày 28/8 khi thấy các biểu hiện tăng lên, đau đầu, cay mắt, ớn lạnh, nghi nhiễm COVID-19 thì bệnh nhân mới khai báo với Ban Quản lý tòa nhà nơi mình sinh sống. Người dân nếu cứ để muộn như vậy mới khai báo thì không bao giờ cắt đứt được chuỗi lây nhiễm", ông Khổng Minh Tuấn nêu.

Trường Phong/tienphong.vn

Tin bài khác
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.
TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

Sau khi sáp nhập ba địa phương trọng điểm là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCN) của TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút đầu tư lên tới hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn 2025 - 2030, với cam kết giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo đúng tiến độ.
“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) thu hút hơn 100 tác phẩm dự thi, 6 nhóm hạng mục: Đồ án quy hoạch xây dựng; khu vực đã đầu tư xây dựng; chất lượng môi trường đô thị; quy hoạch nông thôn; ấn phẩm về quy hoạch; tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phát triển đô thị.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc điều chỉnh "Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Một trong những điểm nổi bật nhất trong quyết định này là việc đưa sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch tổng thể, giữ lại sân bay Vũng Tàu hiện hữu và dành quỹ đất đảo Gò Găng để phát triển đô thị, dịch vụ.
Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang vừa ký 3 quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với tổng diện tích 7.045ha, nằm toàn bộ trên địa phận huyện Bình Sơn.