Thứ bảy 16/11/2024 04:22
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hà Nội: Kiểm soát chặt từ "gốc" để giãn cách xã hội hiệu quả hơn

28/08/2021 10:27
Hà Nội đang ở đợt giãn cách thứ 3 theo Chỉ thị số 17/CT-UBND của UBND TP với những giải pháp quyết liệt, “ai ở đâu ở yên đấy”, nhằm bóc tách các ca F0 khỏi cộng đồng, dập tắt nhanh nhất các ổ dịch.

Trong đó, xử lý nghiêm các vi phạm, xét nghiệm diện rộng, mở rộng, kiểm soát chặt các “vùng xanh” đang là những giải pháp đúng, trúng và mang lại hiệu quả thực tiễn.

Không chấp nhận dù chỉ là một sự lơi là
Theo Công điện số 19/CT-UBND của TP, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến 6 giờ ngày 6/9 trên phạm vi toàn thành phố với những giải pháp, cách làm quyết liệt hơn để kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” nhằm khống chế sự lây lan, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Thành phố xác định, đây là thời điểm then chốt, quyết định đến hiệu quả công tác phòng chống dịch, mỗi người dân Thủ đô là một chiến sĩ, mỗi gia đình, tổ dân phố, thôn, xóm, cơ quan, DN… là một pháo đài chống dịch. Chỉ một hành động chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong lúc này sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch, có thể phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội.

Hà Nội: Kiểm soát chặt từ

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường tại chốt cơ động phòng, chống dịch Covid-19 phường Cống Vị. Ảnh Thanh Hải

Như nhiều ý kiến đã nhấn mạnh, trong đợt bùng phát dịch thứ tư, nguy cơ của Hà Nội rất lớn, nhưng nhờ lựa chọn biện pháp đúng, trúng, kịp thời; nhất là quyết định thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố từ ngày 24/7, tổ chức xét nghiệm diện rộng có trọng tâm, trọng điểm, đến nay có thể khẳng định, Hà Nội đang tranh thủ được thời cơ “thời gian vàng” để kiểm soát dịch. Nhưng việc thực hiện giãn cách xã hội có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức chấp hành của mọi người dân và tổ chức, DN. Trong đó kiểm soát việc siết chặt cấp và quản lý giấy đi đường đảm bảo đúng đối tượng và quy định của TP là yêu cầu cần thực hiện nghiêm túc…
Nhìn lại thời gian qua có thể thấy, rất nhiều biện pháp đã được thực thi, cùng với mô hình cách ly “3 lớp”, “4 tại chỗ”, để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định giãn cách xã hội, việc kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm được đặc biệt chú trọng. TP Hà Nội đã duy trì 23 chốt kiểm soát tại cửa ngõ và 44 chốt tại các đường nhánh, đường ngang để kiểm soát người và phương tiện ra, vào TP. Đồng thời, các quận, huyện đã thành lập hơn 4.000 chốt trong nội đô vừa để kiểm soát người, phương tiện, vừa bảo vệ "vùng xanh". Gần 800 tổ tuần tra lưu động của Công an các quận, huyện, lực lượng chức năng cũng duy trì để kiểm soát, giám sát việc chấp hành giãn cách xã hội và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm, ra khỏi nhà không có lý do chính đáng, không đeo khẩu trang… Những hành vi cố tình ra đường không có lý do hoặc gian dối sẽ bị xử lý nghiêm để bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch.
Ngày 16/8, Công an TP Hà Nội đã thành lập thêm 6 tổ công tác tuần tra, kiểm soát cơ động mạnh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra ngẫu nhiên người phương tiện trên đường hoặc trong một tuyến phố, qua đó đánh giá hiệu quả các biện pháp về giãn cách xã hội để kịp thời tham mưu các biện pháp phù hợp… Tính đến ngày 24/8, đã kiểm soát tổng cộng 48.743 trường hợp, qua đó phát hiện 441 trường hợp vi phạm, phạt thành tiền gần 700 triệu đồng, trong đó 198 trường hợp ra khỏi nhà không lý do, 229 trường hợp không có giấy đi đường theo quy định…. Theo Đại tá Dương Đức Hải, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội), việc bổ sung 6 tổ công tác liên ngành kiểm soát trên các tuyến đường cửa ngõ của 12 quận đã góp phần giảm số người ra đường, thực hiện tốt hơn quy định giãn cách xã hội của thành phố. Từ nay đến ngày 6/9, 6 tổ liên ngành này vừa kiểm tra xác suất, vừa đánh giá thực trạng lưu lượng phương tiện đang tham gia giao thông ở thành phố, đồng thời tuyên truyền nhắc nhở người dân, và xử lý nghiêm các trường hợp không có lý do chính đáng đi ra đường...
Để tránh lãng phí "15 ngày vàng" chống dịch trong đợt giãn cách thứ 3 này, lãnh đạo thành phố tiếp tục đặc biệt yêu cầu quận, phường phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát, làm chặt chẽ hơn việc quản lý người ra đường. Trọng tâm là siết chặt quản lý từ các ngõ, phố, yêu cầu từng hộ gia đình ký cam kết chỉ ra đường khi có việc cần thiết; có phương án cung cấp lương thực, thực phẩm tới tận cửa mỗi gia đình để người dân yên tâm “ai ở đâu ở đó”, tuyệt đối không để người dân thiếu đói, bức xúc.

Hướng đi đúng của “mặt trận thứ hai”
Tận dụng "thời gian vàng" giãn cách, cùng với tiêm vaccine, các lực lượng chức năng của thành phố đã và đang chạy đua trên “mặt trận thứ hai” là xét nghiệm diện rộng, để tách F0 ra khỏi cộng đồng. Theo nhận định của các chuyên gia y tế, đây là bước đi có tính chiến lược trong cuộc chiến chống Covid -19 để tăng cường thế chủ động với 2 mặt trận tiêm vaccine tạo miễn dịch và đẩy nhanh xét nghiệm khoanh vùng, dập dịch sớm nhất có thể. Đây cũng là bước quan trọng để thực hiện chiến dịch chống dịch xuyên suốt theo 5 nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch".
Với nguyên tắc bảo đảm chỉ định xét nghiệm đúng, trúng khu vực nguy cơ, nhóm đối tượng nguy cơ và mở rộng xét nghiệm theo đại diện hộ gia đình, thành phố đã huy động hơn 20 bệnh viện, đơn vị trên địa bàn tham gia xét nghiệm diện rộng bằng kỹ thuật RT-PCR. Qua 2 đợt xét nghiệm diện rộng, tính đến 25/8, với 1.126.042 mẫu tại 30 quận, huyện, thị xã, đã phát hiện 83 trường hợp dương tính. Số ca dương tính hầu hết ở các quận, huyện trọng điểm, khu vực dịch vẫn diễn biến phức tạp như Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông, Hoàn Kiếm…

Ngoài ra, theo thống kê của CDC Hà Nội, các trường hợp dương tính được phát hiện trong 2 đợt lấy mẫu diện rộng được phân bố theo các khu vực, đó là khu vực nguy cơ cao (69), khu vực phong tỏa (11) và đối tượng nguy cơ cao (3), cho thấy dịch vẫn tập trung tại các quận trọng điểm, các ổ dịch đã được phát hiện. Điều này cũng cho thấy, biện pháp giãn cách xã hội là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời, hiệu quả; nếu không áp dụng biện pháp này, với hệ quả lây lan từ các ca mắc trong cộng đồng nêu trên, thành phố không giữ được như hiện nay.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế có thể thấy, dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng khi thực hiện giãn cách xã hội, nhưng nguy cơ dịch bệnh ở Hà Nội vẫn rất cao, F0 trong cộng đồng vẫn liên tiếp xuất hiện, nếu không tiếp tục thực hiện chống dịch quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn nữa thì tình hình dịch bệnh vẫn có khả năng bùng phát trên địa bàn thành phố. Trong khi đó, một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn lơi là, chủ quan, chưa chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách xã hội, vẫn còn tình trạng đông người đi lại trên đường, tại các chợ, siêu thị…

Tại các chốt của lực lượng chức năng những ngày qua, đã phát hiện không ít trường hợp ra đường không có lý do chính đáng, xuất trình giấy đi đường nhưng cung đường bất hợp lý. Nghiêm trọng hơn, có một số đối tượng cố tình vi phạm và chống đối lực lượng đang thi hành nhiệm vụ…

Thống kê cho thấy, từ ngày 24/7 đến 15 giờ ngày 24/8, lực lượng chức năng thành phố đã xử phạt 31.181 trường hợp, trong đó cảnh cáo 295 trường hợp, phạt tiền 30.880 trường hợp, với số tiền trên 48,2 tỷ đồng; chuyển xử lý hình sự 6 trường hợp. Trong số đó có đến 26.718 trường hợp ra ngoài khi không thực sự cần thiết, đây thực sự là một điều rất đáng lo. Do đó, cùng với sự chủ động, quyết liệt của cơ quan chức năng, việc tham gia, chung tay hơn nữa của người dân là rất cần thiết lúc này để sớm đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường mới.

Thời gian tới, song song với việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng cho các đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ rất cao và nguy cơ cao; các khu vực nằm trong vùng nguy cơ…, TP Hà Nội sẽ tiếp tục giám sát và lấy mẫu xét nghiệm cho những trường hợp ho, sốt…, mục tiêu là thực hiện xét nghiệm tối đa khoảng 1,3 triệu mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR và 2 triệu test nhanh.

Trần Hà/Kinhtedothi.vn

Tin bài khác
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).
Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Quyết định 54/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai đưa ra quy định chi tiết về các điều kiện, diện tích tối thiểu cho việc tách thửa đất trên địa bàn.
Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Việc liên tiếp đón hàng loạt các dự án lớn và các chủ đầu tư tầm cỡ, giá đất Đông Anh trở nên sôi động trong thời gian gần đây khi mặt bằng giá thiết lập.
Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Dự án sân bay quốc tế Long Thành, công trình trọng điểm quốc gia, vừa được Chính phủ đề xuất điều chỉnh tiến độ hoàn thành Giai đoạn 1 từ 2025 sang cuối 2026.
Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh, cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, đang "lột xác" mạnh mẽ với hàng loạt dự án khu đô thị và hạ tầng quy mô lớn, hứa hẹn phát triển vượt bậc trước 2025.
Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố rằng đến cuối năm 2024, cả nước dự kiến hoàn thành hơn 243,5km đường ven biển, góp phần quan trọng vào phát triển hạ tầng giao thông.
Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước đang nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ.
Bình Thuận: Chi tiết về điều chỉnh quy hoạch hành chính

Bình Thuận: Chi tiết về điều chỉnh quy hoạch hành chính

Tỉnh Bình Thuận đã thực hiện điều chỉnh lớn về đơn vị hành chính cấp xã nhằm tối ưu hóa việc quản lý dân cư và phát triển hạ tầng đô thị.
TP.HCM muốn huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km đường sắt đô thị

TP.HCM muốn huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km đường sắt đô thị

TP. HCM đang đối diện thách thức lớn trong hạ tầng giao thông. Dự án 183 km đường sắt đô thị với vốn 39 tỷ USD hứa hẹn thay đổi diện mạo và phát triển bền vững.